Da Nổi Sần Ngứa: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Những vết da ngứa gãi nổi sần có thể xuất hiện tại một số vị trí nhất định hoặc có khi là nổi khắp người. Vấn đề này khiến bạn đau đầu, lo lắng vì không biết nguyên nhân tại sao, cách chữa trị và phòng ngừa như thế nào. Đừng rời đi, bài viết này sẽ mang lại câu trả lời chi tiết cho bạn về hiện tượng da bị nổi sần và ngứa.
Mục lục
- Nguyên nhân nào dẫn tới da bị ngứa gãi nổi sần?
- Dị ứng thời tiết
- Dị ứng với hóa mỹ phẩm
- Cơ thể thiếu nước
- Do nội tiết
- Biểu hiện của bệnh lý
- Bị ngứa da nổi sần có nguy hiểm không?
- Cách trị da bị nổi sần và ngứa
- Sử dụng thuốc tây
- Biện pháp giảm sần ngứa tại nhà
- Sodermix cải thiện tình trạng mẩn ngứa hiệu quả cho da
- Cách phòng tránh tình trạng sần ngứa
- Rửa mặt 2 lần mỗi ngày
- Bảo vệ da đúng cách
- Tẩy tế bào chết cho da
Nguyên nhân nào dẫn tới da bị ngứa gãi nổi sần?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng da nổi sần ngứa. Có thể là do thời tiết, do mỹ phẩm, do dị ứng và cũng có thể là do bệnh lý. Thông thường mỗi nguyên nhân khiến da ngứa nổi sần sẽ có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Dị ứng thời tiết
Khi thời tiết vào giai đoạn giao mùa, rất nhiều người gặp tình trạng da đột nhiên bị sần ngứa. Thời tiết thay đổi làm không khí xuất hiện các chất dị ứng vô hình như nấm mốc, phấn hoa,… Chính các chất gây dị ứng này kèm theo yếu tố bên ngoài (nóng, lạnh,…) làm lượng histamin tăng lên trong máu gây viêm và khiến da trở nên nhạy cảm. Do đó da bị ngứa nổi sần rất có thể sẽ liên quan đến thời tiết và cơ địa bị dị ứng thời tiết.
Đặc điểm chung khi da bị sần ngứa đỏ do nguyên nhân này thường có kích thước nhỏ, màu đỏ và thường có xu hướng lan sang những vùng da lành bên cạnh. Hơn nữa, những vùng da ngứa gãi nổi sần này không chỉ khó khắc phục mà còn có khả năng tái lại cao.
Dị ứng với hóa mỹ phẩm
Da bị nổi sần và ngứa là bệnh gì? Có thể thấy hiện nay việc sử dụng mỹ phẩm đã trở thành điều không thể thiếu đối với nhiều chị em phụ nữ. Da sẽ không sao nếu dùng đúng sản phẩm chất lượng cao và hợp với loại da nhưng ngược lại nếu vô tình sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng trên da hoặc dùng hàng giả hàng nhái thì hệ quả sẽ để lại sẽ là vùng mẩn đỏ, nổi nốt sần ngứa trên da.
Nếu bạn không chắc chắn mình đang dị ứng với thành phần nào trong mỹ phẩm thì có thể gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY để được hỗ trợ tư vấn.Cơ thể thiếu nước
Da được cấu tạo bởi nhiều lớp, trong đó có 3 lớp chính là thượng bì, trung bì và hạ bì, ngoài ra còn có các phần phụ khác. Da cần được cung cấp độ ẩm thường xuyên để luôn căng sáng, mịn màng.
Do nội tiết
Bị ngứa gãi nổi sần là bệnh gì? Rất có thể bệnh là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể đặc biệt là với nữ giới. Khi nồng độ nội tiết tố thay đổi làm mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. Và đây cũng là biểu hiện thường gặp nhất chính là nổi sần ngứa trên da.
Biểu hiện của bệnh lý
Bên cạnh sự tác động của các yếu tố bên ngoài, tình trạng da nổi sần ngứa còn là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể. Đây chủ yếu là các bệnh lý về da liễu, hay gặp là: Viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh á sừng, vảy phấn hồng, chàm nang lông,… Khi tình trạng nổi sần ngứa đến từ nguyên nhân bệnh lý, bạn cần có biện pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Các bệnh lý về da rất phổ biến nhưng lại thường dễ nhầm lẫn với nhau nhất là ngứa toàn thân với việc da tay bị dị ứng nổi nốt sần ngứa. Lúc này nếu không chắc về bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể hoặc liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 hay kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được chuyên gia da liễu giải đáp nhanh nhất.Bị ngứa da nổi sần có nguy hiểm không?
Không ít người cảm thấy hoang mang lo lắng khi xuất hiện các vấn đề về da. Bên cạnh đó các vùng da bị ngứa gãi nổi sần thường có màu hồng đỏ, mọc tập trung tại một khu vực hoặc lan rộng, có thể ngứa hoặc không. Vậy khi da bị nổi sần và ngứa ở tay, chân, toàn thân liệu có nguy hiểm không?
Sần ngứa có thể chỉ là một triệu chứng dị ứng thông thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tình trạng sần ngứa đe dọa đến tính mạng ít khi xảy ra, thông thường để nhận biết trường hợp sần ngứa gây nguy hiểm sẽ xuất hiện cơn ngứa kéo dài kèm theo những biểu hiện khác như vùng da bị ngứa sưng phù, phù cổ họng, khí quản, buồn nôn, khó thở,… Cũng có trường hợp sần ngứa nghiêm trọng do điều trị không đúng cách khiến da bị tổn thương nặng nề hơn.
Tất cả những nguyên nhân vừa rồi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sốc phản vệ, suy hô hấp,… Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu khắp người, chân, tay nổi sần ngứa như trên, bạn cần tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện, hãy khẩn trương tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt.Cách trị da bị nổi sần và ngứa
Sử dụng thuốc tây
Đây là phương pháp phổ biến nhất và được rất nhiều người áp dụng trong việc điều trị da bị ngứa gãi nổi sần. Không những vậy, khi sử dụng thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh chóng và dễ dùng. Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc phổ biến nhất:
Nổi sẩn ngứa nên bôi thuốc gì tốt nhất?
- Thuốc bôi da: Các loại thuốc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương thường phát huy tác dụng nhanh chóng. Các triệu chứng ngứa rát giảm nhanh, da dịu đi và tình trạng mẩn đỏ giảm dần.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin được dùng trong điều trị dị ứng là thuốc kháng histamin H1. Các thuốc này sẽ cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, làm cho histamin không gắn được với thụ thể của chúng. Khi chúng không kết hợp được với nhau thì tình trạng sần ngứa, dị ứng sẽ giảm. Tuy nhiên các thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng trong điều trị triệu chứng, không có tác dụng trong điều trị nguyên nhân nên không thể giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn, không tái phát lại.
- Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc được sử dụng trong điểu trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng đã lâu. Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào và gây co mạch. Qua đó sẽ giúp ức chế các tế bào miễn dịch và kiểm soát quá trình viêm. Nhờ vậy, những nốt sần ngứa sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như giãn mao mạch, mụn trứng cá, teo da, giảm sắc tố,…
Biện pháp giảm sần ngứa tại nhà
➤ Sử dụng nha đam
Nha đam là một loại cây khá hữu ích cho việc giảm cảm giác khó chịu do vết sần ngứa gây ra. Nó không chỉ có tác dụng dưỡng da mà còn giúp giảm ngứa ngáy, vết sần, đem lại cho da cảm giác dịu nhẹ.
Bạn sử dụng nha đam tươi đã gọt bỏ vỏ (chú ý cần loại bỏ sạch phần vỏ vì có thể gây kích ứng da). Sau đó dùng phần gel massage lên phần da bị sần ngứa. Để khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
➤ Sử dụng sữa chua
Chữa ngứa gãi nổi sần đã không còn là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách dùng sữa chua để cải thiện triệu chứng ngay tại nhà. Loại sữa chua bạn cần dùng là sữa chua không đường, trước tiên bạn đắp sữa chua lên mặt và massage nhẹ. Sau khoảng 15-20 phút thì rửa lại bằng nước lạnh vitamin trong sữa chua hấp thụ qua da sẽ giúp tái tạo mô tế bào và giảm sần ngứa.
➤ Sử dụng dầu dừa
Việc sử dụng dầu dừa khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng một lượng dầu dừa vừa đủ để thoa lên da nơi bị sần ngứa. Sau khi thoa thì massage nhẹ và để trong vòng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Dầu dừa sẽ giúp da được cung cấp độ ẩm, làm mềm da, giảm sần, giảm tình trạng khô ráp.
➤ Sử dụng bột yến mạch
Cho một ít nước lọc vào bột yến mạch rồi trộn đều sao cho bột yến mạch không quá lỏng. Sau đó bạn dùng bột này để đắp lên mặt. Để mặt thư giãn trong khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Bột yến mạch sẽ giúp da bạn trở nên dịu nhẹ, cải thiện dị ứng trên da, phục hồi da bị tổn thương nhờ vào các hợp chất chống oxy hóa.
Sodermix cải thiện tình trạng mẩn ngứa hiệu quả cho da
Sodermix được coi là sản phẩm an toàn đối với người bị ngứa, viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi. Sản phẩm được chiết xuất từ quả cà chua xanh, dầu paraffin và dầu quả bơ hoàn toàn thiên nhiên. Bên cạnh đó, đây cũng là sản phẩm không chứa corticoid an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cơ chế của Sodermix với tình trạng ngứa, viêm da
Cơ chế giảm ngứa của Sodermix là do sản phẩm có chứa Enzym Superoxide Dismutase (SOD). Hoạt chất này sẽ trung hòa các gốc tự do – kẻ thù gây ra triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Theo các nghiên cứu, gốc tự do kích thích tăng các cytokine làm cho quá trình viêm ngứa trở nên trầm trọng. Ức chế và trung hòa các gốc tự do sẽ giảm gia tăng cytokine, qua đó làm giảm ngứa, giảm viêm, giảm mẩn đỏ. Đồng thời, thành phần trong dầu quả bơ và dầu paraffin sẽ giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da bị tổn thương.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Cách phòng tránh tình trạng sần ngứa
Các triệu chứng bất thường, tình trạng ngứa gãi nổi sần có thể do bạn chưa biết chăm sóc da đúng cách. Một làn da được chăm sóc tốt sẽ khỏe mạnh và hạn chế tình trạng bệnh lý xuất hiện.
Rửa mặt 2 lần mỗi ngày
Hàng ngày, da mặt của bạn phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố độc hại. Nếu da không được làm sạch hàng ngày thì các chất bẩn sẽ tích tụ trên da. Lâu dần, các lỗ chân lông bị bít tắc, da bị lão hóa sớm dẫn tới da dễ nhạy cảm, xuất hiện các tình trạng bệnh lý.
Theo các chuyên gia về da liễu, da mặt bạn cần được làm sạch 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Vào buổi sáng, da bạn tiết ra nhiều dầu nhờn, lượng dầu nhờn này cần được làm sạch để lỗ chân lông luôn thông thoáng. Buổi tối, sau một ngày làm việc, phải tiếp xúc với khói bụi, bạn cần sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ hết các chất bẩn, giúp da được làm sạch hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình, nên chọn loại dịu nhẹ, không chứa cồn và chất làm trắng để da mặt được làm sạch nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt.
Bảo vệ da đúng cách
Các yếu tố ngoài trời như: Khói bụi, tia UV hay ánh nắng là những nguyên nhân chính khiến da bị tổn thương và lão hóa, dẫn tới vấn đề về da. Vì thế, khi phải ra ngoài, bạn cần có các biện pháp che chắn cẩn thận cho da. Kem chống nắng, các loại áo và váy chống nắng là những công cụ bảo vệ da được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tẩy tế bào chết cho da
Khi bạn đã sử dụng sữa rửa mặt hàng ngày nhưng da vẫn có thể gặp tình trạng ngứa gãi nổi sần nguyên nhân có thể do chưa tẩy da chết. Bởi da được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào, các lớp tế bào này luôn thay đổi, già hóa, lớp này thay thế lớp khác từ đó, các lớp tế bào da chết được tạo thành. Lớp tế bào chết này cần được loại bỏ định kỳ để lớp tế bào mới có cơ hội phát triển và loại bỏ những vi khuẩn đang bám trên nó.
Việc tẩy tế bào chết nên được thực hiện ít nhất 1 lần/ tuần. Các nguyên liệu tẩy da chết từ thiên nhiên rất được ưa chuộng, ví dụ như: Bã cà phê, bột yến mạch, bột cám gạo,… Bên cạnh đó, các loại sản phẩm tẩy da chết trên thị trường cũng được nhiều chị em phụ nữ ưa thích vì sự tiện dụng và hiệu quả mà nó mang lại. Bạn nên tìm hiểu trước xem loại nào phù hợp với bản thân để sử dụng an toàn và có hiệu quả.
Hiện nay Sodermix được bán lẻ với giá 310.000đ/tuýp 15gr (dùng được khoảng 1 tháng). Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại hơn 5.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc. Để tìm kiếm nhà thuốc gần nhất bán Sodermix, hãy tra cứu TẠI ĐÂY
Trên đây là các thông tin thiết yếu về tình trạng ngứa gãi nổi sần trên da. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, hoặc có nhu cầu đặt mua sản phẩm Sodermix, hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn phí 1800.6255 để được các chuyên gia tư vấn.
Xem thêm:
- Ngứa mu bàn tay: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
- Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân có nguy hiểm? Cách điều trị dứt diểm?
- Ngứa đầu ngón tay, ngón chân: Đừng nghĩ bệnh nhẹ mà lơ là
- [GIẢI ĐÁP] Người nổi hột đỏ ngứa là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?
- Lưng nổi mẩn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả?
Từ khóa » Nốt đỏ Sần
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Các Nốt Sần Trên Da | Vinmec
-
Các Bệnh Lý Thường Gặp Gây Nốt Sần Trên Da | Vinmec
-
Bác Sĩ Chỉ Ra Nguyên Nhân Và Các Loại Nốt Sần Trên Da
-
Bạn đang Bị Nổi Mẩn Ngứa Trên Da, Nguyên Nhân Chính Là đây
-
Da Nổi đốm đỏ Không Ngứa Là Bệnh Gì? 20 Nguyên Nhân Thường ...
-
Bị Nổi Vòng Tròn đỏ Trên Da Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Nổi Nốt đỏ Trên Da Và Ngứa - Biểu Hiện Lạ Chớ Nên Xem Thường
-
Da Mặt Sần Ngứa Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì Và Cách Chăm Sóc
-
11+ Nguyên Nhân Khiến Bạn Nổi Ban đỏ Trên Da - ISofHcare
-
Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Chân Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Sở Y Tế
-
Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Da Nổi Mẩn đỏ Hình Tròn Là Bị Bệnh Gì? - Thuốc Dân Tộc
-
Nổi Mẩn đỏ Ngứa Như Muỗi đốt: Không Chỉ Do Bệnh Ngoài Da
-
Da Nổi Sần Không Ngứa: Dấu Hiệu Của 8 Bệnh Lý Da Liễu - VIETSKIN