Đá Obsidian Là Gì – Đặc Tính Và ứng Dụng Của Trong đời Sống

Mục lục nội dung

  • 1. Tìm hiểu chung về đá obsidian
  • 2. Quá trình hình thành đá obsidian
  • 3. Khu vực phân bố đá obsidian
  • 4. Những ứng dụng của đá obsidian trong đời sống

Nếu bạn là người “sành” trong lĩnh vực phong thủy, chắc hẳn sẽ ấn tượng sự độc đáo và lấp lánh của những chiếc vòng obsidian. Vậy bạn có biết đá obsidian được hình thành như thế nào không? Điều gì tạo nên sự độc đáo cho đá obsidian? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Đá obsidian là gì?

Đá Obsidian còn gọi là đá vỏ chai, hắc diện thạch là một dạng thủy tinh núi lửa tự nhiên được tạo ra ở dạng đá mácma phun trào. Đá có dạng mắc ma với thành phần chủ yếu là silicon Dioxide (SiO2), chiếm đến hơn 70%. Loại đá này thường chứa rất ít nước (tỷ lệ nước thường dưới 1%). Theo các chuyên gia, đá obsidian có độ cứng lên đến 5,5 (so với thang điểm 10 độ cứng của kim cương).

Thông thường, obsidian có màu tối, chủ yếu là màu đen và xám. Tuy nhiên, màu sắc của obsidian có thể thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ các tạp chất. Đặc biệt, sắt và magie có thể khiến obsidian có màu lục sẫm, hồng hay vàng đậm.

tim hieu chung da obsidian

Màu đen độc đáo của đá obsidian

Trong một số mẫu đá obsidian còn chứa cristobalit màu trắng, nhỏ và tròn. Chất này có thể chứa những bong bóng được hình thành trong quá trình nóng chảy dung nham. Các bong bóng có thể tạo ra những hiệu ứng vô cùng tuyệt vời: hiệu ứng ánh vàng obsidian, hiệu ứng cầu vồng obsidian.và pumice​ Đá granite tự nhiên Cao Cấp 2022

2. Quá trình hình thành đá obsidian

Như đã phân tích ở trên, đá obsidian được hình thành bởi những dòng dung nham trong núi lửa. Theo đó, các dung nham felsic phun trào, sau đó nguội lạnh và kết tụ thành các tinh thể rất nhỏ.

Đá obsidian thường được tìm thấy ở rìa của các dòng dung nham. Do đó, thành phần của nó có rất nhiều silicate, đây là chất tạo độ nhớt cho dung nham. Sau khi thành tinh thể, silicate tạo độ bóng cho đá obsidian.

3. Khu vực phân bố đá obsidian

khu vuc phan bo da obsidian

Đá Obsidian phân bố ở những khu vực núi lửa

Obsidian thường được tìm thấy ở những khu vực có hoạt động của núi lửa. Những khu vực phân bố obsidian nhiều nhất hiện nay: Nhật Bản, Ý, Hoa Kỳ, New Zealand, Hy Lạp, Iceland…

4. Những ứng dụng của đá obsidian trong đời sống

Ngày nay, Obsidian được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ y tế, đến phong thủy và đồ trang sức.

- Sản xuất dao phẫu thuật

Với cấu trúc tinh thể siêu nhỏ, obsidian là nguyên liệu để sản xuất dao thủy tinh – loại dao vô cùng sắc bén. Lưỡi dao thủy tinh chỉ dày khoảng 3 nanomet và thường được sử dụng trong các buổi phẫu thuật. Nó sắc bén hơn bất cứ loại dao bằng thép chất lượng nào. Ngoài ra, dao thủy tinh obsidian còn có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sử dụng đá obsidian sẽ tạo ra những tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, giúp điều hòa huyết áp, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm.

- Sản xuất đồ trang sức

Những ánh sắc lấp lánh, màu sắc độc đáo của đá obsidian khiến rất nhiều người “mê mẩn”. Đó cũng là lý do những món trang sức bằng obsidian luôn được rất nhiều quý cô săn đón và yêu thích.

- Làm đồ phong thủy

ung dung da obsidian

Vòng đá phong thủy được chế tạo từ đá obsidian

Màu đen – màu sắc đặc trưng của đá obsidian, là màu sắc thể hiện sự huyền bí, tượng trưng cho quyền lực tối cao. Những chiếc vòng tay bằng đá obsidian được xem như bùa hộ mệnh xua đi những điều không tốt, đem đến may mắn và bình an cho người đeo.

Chỉ cần tìm hiểu sơ qua, tất cả chúng ta đã thấy “say đắm” với vẻ đẹp của đá obsidian rồi phải không? Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho quý độc giả những kiến thức về đá obsidian. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, vui lòng để lại câu hỏi dưới form, Eurostone sẽ phản hồi chỉ sau vài phút.

Từ khóa » đá Obsidian Trắng