Đa ối Có Sinh Thường được Không Và Các Thắc Mắc Liên Quan

1. Đa ối là tình trạng thai như thế nào?

Đa ối hay dư ối là tình trạng thai phụ sản xuất lượng nước ối nhiều bất thường, gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ và tính mạng của thai nhi. Nước ối được tạo thành từ rất sớm, khoảng 12 ngày sau khi thụ thai. Trong suốt quá trình thai phát triển, nước ối luôn bao bọc xung quanh với nhiệm vụ ổn định nhiệt độ, hỗ trợ thai nhi phát triển các cơ quan đặc biệt là phổi, hệ tiêu hóa và các chi.

Đa ối có sinh thường được không

Đa ối là tình trạng dịch ối nhiều bất thường

Thai nhi càng lớn thì nước ối càng được sản xuất nhiều, bao bọc hoàn toàn lấy thai nhi. Trung bình lượng nước ối ở mẹ mang thai bình thường rơi vào khoảng 800ml đến 1.000ml. Nếu thể tích nước ối vượt quá 2.000ml thì có thể là tình trạng dư ối, đa ối. Bác sĩ cần kiểm tra mức độ dư ối cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thai bằng xét nghiệm chẩn đoán chính xác hơn.

Đa ối là tình trạng rối loạn dịch ối khá thường gặp, đa phần các trường hợp không phải là vấn đề nguy hiểm nghiêm trọng. Để đánh giá mức độ nguy hiểm và xem xét can thiệp, cần dựa trên kết quả chẩn đoán và đánh giá của bác sĩ.

Thai đa ối cần được kiểm tra và theo dõi sát sao hơn

Thai đa ối cần được kiểm tra và theo dõi sát sao hơn

Thai phụ bị đa ối cần theo dõi cẩn thận hơn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối để ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào mức độ đa ối mà bác sĩ sẽ xem xét có cần thiết phải điều trị hay không.

2. Đa ối có sinh thường được không?

Lượng dịch ối lớn không chỉ nguy hiểm với thai và sức khỏe của mẹ mà quá trình sinh tự nhiên cũng bị cản trở. Vì thế không ít mẹ bầu rơi vào tình trạng đa ối đều lo lắng không biết đa ối có sinh thường được không.

Để trả lời câu hỏi này cho trường hợp cụ thể, cần khám và chẩn đoán mức độ đa ối nặng hay nhẹ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng dư thừa dịch ối cho đến trước ngày dự sinh để quyết định nên sinh theo phương pháp nào. Nếu mẹ bị đa ối nhưng dịch ối ổn định lại trước khi sinh thì vẫn có thể sinh tự nhiên bình thường.

Ngược lại, nếu đa ối tiếp tục nặng lên, ngoài ra có nguy cơ biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ xem xét sinh mổ sớm để ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể trong các trường hợp sau cần sinh mổ:

  • Nguy cơ vỡ màng ối đột ngột do dịch ối quá nhiều trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, chủ động sinh mổ giúp ngăn ngừa khả năng mẹ sinh non ngoài dự tính không xử lý kịp.

  • Thai nhi có nguy cơ chết lưu do lượng dịch ối lớn.

Đa ối làm tăng nguy cơ a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nhan-biet-dau-hieu-thai-luu-va-cach-phong-tranh-s195-n17839'  title ='thai chết lưu'thai chết lưu/a

Đa ối làm tăng nguy cơ thai chết lưu

  • Dịch ối lớn cùng với kích thước, cân nặng của thai nhi lớn hơn mức bình thường gây biến chứng cho mẹ.

  • Vỡ ối sớm khi cơ thể mẹ chưa thích hợp để chuyển dạ.

  • Bong nhau non, sa dây rốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ, cần can thiệp sinh mổ sớm.

Như vậy, để lựa chọn phương pháp sinh an toàn và phù hợp với thai, mẹ bầu nên chủ động tới bệnh viện thăm khám khi nghi ngờ đa ối hoặc có dấu hiệu thai lớn bất thường. Khi rủi ro sinh thường lớn, bác sĩ sẽ quyết định mổ lấy thai để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé sau sinh.

3. Đa ối nguy hiểm như thế nào?

Đa ối là dạng rối loạn nước ối khá thường gặp, khi dịch ối được mẹ và thai nhi sản xuất nhiều hơn mức bình thường. Hầu hết trường hợp đa ối được theo dõi và can thiệp sớm đều không gặp vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Mức độ ảnh hưởng nguy hiểm của đa ối với thai nhi còn phụ thuộc vào lượng dịch ối nhiều như thế nào.

Đa ối có thể gây những rủi ro sau cho cả sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi:

Thai đa ối có thể vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh non

Thai đa ối có thể vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh non

3.1. Tăng nguy cơ sinh non

Thai nhi bình thường sẽ phát triển hết 9 tháng 10 ngày thai kỳ mới trải qua quá trình sinh để chào đời, điều này đảm bảo trẻ phát triển toàn diện và có sức khỏe tốt nhất khi chuyển môi trường sống. Tuy nhiên ở thai đa ối, do thể tích dịch ối trong tử cung quá lớn, màng ối sẽ căng hơn. Đến một mức độ nào đó hoặc do tác động lực bên ngoài, thai đa ối có thể vỡ màng ối sớm khiến mẹ sinh non.

3.2. Bong nhau thai

Bong nhau thai là một trong những biến chứng do đa ối gây ra, đây cũng là nguyên nhân dọa sảy thai nguy hiểm trong những tháng đầu của thai kỳ.

3.3. Sinh không thuận lợi

Tỉ lệ thai đa ối sinh ngôi mông - không phải ngôi sinh thuận lợi hoặc gặp những khó khăn trong quá trình sinh cao hơn so với thai bình thường.

3.4. Sa dây rốn

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, biến chứng nghiêm trọng này thường xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là thai đa ối. Sa dây rốn nặng có thể gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép, việc đưa dinh dưỡng nuôi thai bị cản trở.

3.5. Thai chết lưu

Thai có quá nhiều dịch ối thường xuất hiện cùng nhiều bất thường khác, tăng nguy cơ thai chết lưu.

3.6. Hạn chế phát triển khung xương thai

Dịch ối bao quanh là môi trường phát triển của thai nhi, tuy nhiên dịch ối quá nhiều lại cản trở sự phát triển khung xương thai.

Thai đa ối có tỉ lệ sinh mổ cao hơn thai bình thường

Thai đa ối có tỉ lệ sinh mổ cao hơn thai bình thường

3.7. Tăng tỉ lệ sinh mổ

Sinh tự nhiên vẫn là phương pháp sinh được các chuyên gia khuyến khích nên ưu tiên, song thai đa ối thường có tỉ lệ sinh mổ cao, tăng rủi ro cho thai và mẹ.

3.8. Chuyển dạ kéo dài

Thai đa ối thường có kích thước lớn hơn thai thường, vì thế quá trình chuyển dạ kéo dài gây đau đớn cho mẹ cũng như tăng nguy cơ biến chứng cho thai.

3.9. Tăng biến chứng sản

Mẹ sinh thai đa ối có nguy cơ bị chảy máu, băng huyết sau sinh cao hơn bình thường.

Thực tế, các trường hợp mẹ mang thai đa ối nếu kiểm tra thai định kỳ, phát hiện sớm, theo dõi và xử lý thì không gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể với trường hợp của bạn, nếu thắc mắc đa ối có sinh thường được không thì hãy đi khám bác sĩ sản khoa để được tư vấn tốt nhất.

Từ khóa » Hiện Tượng đa ối ở Thai Phụ