​Đá Ong Là Gì? Tìm Hiểu Về đá Ong Và Các ưu điểm - Nam Phát

Đá ong xuất hiện nhiều ở những nơi có điều kiện môi trường ẩm ướt của vùng nhiệt đới, cấu tạo chủ yếu của nó là nhôm và sắt. Thông thường đá ong có màu vàng hay màu nâu đỏ bởi nó chứa hàm lượng oxit sắt rất cao. Ngoài ra, đá ong xám cũng được tìm thấy khai thác và sử dụng rất nhiều trên mọi tỉnh thành. Sử dụng đá ong trong các công trình xây dựng từ nhà ở đến những nơi tâm linh như đền, chùa không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Cách đây hàng trăm năm, khi mà vật liệu xây dựng còn thô sơ thì đá ông chiếm tới 90% ở các công trình xây dựng. Những tưởng đi cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ là sự phạt triển mạnh mẽ trong ngành vật liệu xây dựng thì đá ong sẽ dần bị quên lãng, nhưng không, Đá ong luôn luôn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng bởi những ưu điểm vượt trội mà nó đem lại.

Đá ong được khai thác như thế nào?

Nếu Tôn Ngộ Không với 72 pháp thuật thần thông cũng đã từng bị giam càm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn 500 năm mới được giải thoát nhờ sư phụ Trần Huyền Trang thì đá ong cũng vậy, trải qua quá trình phong hóa hàng nhiệt đới hàng trăm năm để hình thành nên những viên đá ong ẩn sau trong lòng đất. Qua bàn tay khóe léo và bền bỉ của những người thợ lành nghề, những viên đá ong vuông vắn được ra đời. Nếu không phải là ngườ am hiểu về đá hay khai thác đá thì sẽ chẳng ai hiểu nổi nỗi vất vả của những người thợ làm công việc khai thác đá ong này. Mỗi ngày tối đa họ chỉ mang được 10 viên, khai thác đá ong cần sự tỉ mỉ, khéo léo, sau đó nó sẽ được mang về xưởng để cắt gọt cho vuông thành sắc cạnh trước khi giao tới người dùng.

Ưu điểm của đá ong

Ưu điểm lớn nhất của đá ong đó là độ bền vượt trội với thời gian. Những ai biết tới làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội chắc hẳn đều ấn tượng với những ngôi nhà có tuổi thọ lên tới 200 – 500 năm được xây hoàn toàn từ đá ong. So với các loại đá tự nhiên khác như đá xanh, đá hoa cương… thì đá ong giòn hơn vì kết cấu xốp, bề mặt rỗ. Tuy nhiên có thêm đặc tính dẻo và độ co giãn thấp nên đá ong vẫn chống chọi tốt với mọi loại hình thời tiết. Nếu những loại gạch nung khác ngoài những công đoạn như trộn đất, cho vào khuôn, sau đó mang đi phơi mất rất nhiều thời gian thì đá ong sau khi được khai thác chỉ cần phơi nắng 1 lần sau đó mang đi sử dụng ngay, điều này tiết kiệm khá nhiều thời gian cho người dùng. Người xưa thường dùng hỗn hợp bùn và trấm hoặc tiên tiến hơn nữa là hồ vữa để gắt kết những viên đá ong lại với nhau. Đá ong còn có thêm một đặc điểm nổi trội nữa đó là hấp thu nhiệt độ kém và tỏa nhiệt nhanh thế nên những công trình sử dụng đá ong sẽ đem lại không gian mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông Ngày nay, kỹ thuật khai thác được cải tiến hiện đại, đá ong được cắt xẻ thành nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng hay sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn nhũng kích thước như 10x20, 10x30, 15x30,... độ dày thông thường là 1-2cm.

Đá ong được sử dụng rộng rãi trong xây dựng

Khoảng 10 năm trở lại đây khi mà vật liệu này còn trữ lượng rất lớn thì việc xây dựng vô cùng đơn giản. Đá ong vẫn để nguyên chất xù xì, thô ráp liên kết với nhau bằng bùn, đất, hoặc vôi trộn thêm bùn. Khi đó Đá ong vẫn đẹp nhưng đơn giản và mộc mạc.

Ngày nay, khi nguồn tài nguyên này dần trở nên khan hiếm thì những người thợ đã nâng niu loại khoáng vật này hơn bao giờ hết. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay khéo léo. Ngày naycách xây tường đá ongđã hiện đại hơn, những viên đá ong được đẽo gọt phẳng nhẵn, tạo hình lên các công trình như những tấm, những khối. Chúng liên kết chắc chắn với nhau bằng xi măng tạo nên những mạch vữa vừa bằng đầu tăm. Đem đến sức hút lạ kỳ khi dựng lên một công trình!

Sau khi xếp từng viên đá thành hàng người thợ phải đảm bảo được mạch thành đường thẳng với sợ dây căng. Với sợ dây này người thợ có thêm động tác trên cả "hàng đá" sẽ cho ra tường đá có mạch thẳng và đẹp.

Đá ong sau khi được sản xuất thì cũng có rất nhiều hình thù vì hình thù được tạo ra do người nghệ nhân tạo ra. Đá ong có thể xây nhà, xây tường rào, có thể làm tượng, các hình thù khác nhau...

Nhà được xây bằng đá ong thường lợp mái ngói, khung gỗ hoặc cũng có thế sử dụngcách xây tường đá ongcho nhà theo phong cách hiện đại với thiết kế và nội thất tối giản hết mức nhưng được nhấn bằng các mảng tường cột được xây hay ốp trang trí bằng đá ong.

Nhà xây tường đá ong theo phong cách mộc, không chát, khiến ngôi nhà toát lên một màu vàng đặc trưng.

Những viên đá ong được đục đẽo vuông vắn, ngay ngắn, xếp chồng lên nhau, trở thành những bức tường kiên cố và vững chắc bền bỉ theo thời gian.

Khi đưa đá ong vào các công trình kiến trúc, người ta sẽ có những cảm nhận rất riêng về nó. Một vẻ đẹp cổ kính, đậm chất Việt Nam.

Từ khóa » đá Ong