Da Quanh Miệng Bị Khô: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Da quanh miệng bị khô rát, bong tróc có thể xuất phát từ nhiều vấn đề sức khỏe bên trong lẫn tác động từ yếu tố ngoại cảnh. Vùng da xung quanh miệng bị bong tróc, đỏ, mất thẩm mỹ và gây khó chịu.
Nếu bạn rơi vào tình trạng này, hãy cố gắng xác định lý do. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về các nguyên nhân bị khô da quanh miệng để có phương hướng điều trị hợp lý.
Nguyên nhân khiến da quanh miệng bị khô bong tróc
Xác định nguyên nhân cơ bản là một bước quan trọng khi quyết định điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Bạn cần hiểu vì sao vùng da quanh miệng bị khô rát. Những “thủ phạm” tiềm năng khiến bị khô viền môi bao gồm:
- Dị ứng hoặc kích ứng
- Thời tiết trở lạnh hoặc nhiều gió
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu
- Rửa mặt quá nhiều
- Cơ thể mất nước
- Viêm da cơ địa
- Bệnh lý về da khác, như bệnh hồng ban, chàm hoặc bệnh vảy nến
Tuy nhiên, tình trạng da khô quanh miệng có thể không có nguyên nhân cụ thể chính xác. Da mặt chúng ta rất nhạy cảm và cũng thường tự phản ứng theo rất nhiều điều kiện. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tróc da quanh miệng bị khô bong tróc.
Viêm da cơ địa quanh miệng (viêm da quanh miệng)
Viêm da quanh miệng có thể gây nổi mề đay, phát ban xung quanh miệng. Bệnh cũng có thể lan đến vùng da quanh mũi và mắt.
Các triệu chứng của viêm da quanh miệng bao gồm:
- Phát ban đỏ, có vảy hoặc bề mặt da bị ảnh hưởng gồ ghề, thô ráp
- Tấy đỏ và sưng viêm vùng da quanh miệng
- Người bệnh cảm thấy ngứa nhẹ hoặc nóng rát
Các triệu chứng này có thể tái phát trong vài tháng hoặc vài năm.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da quanh miệng là do sử dụng kem bôi steroid hoặc thuốc hít steroid trong một thời gian dài. Kích ứng da hoặc bệnh hồng ban cũng có thể khiến triệu chứng viêm da này bùng phát.
Ngoài ra, nếu sử dụng kem dưỡng da mặt hoặc dưỡng ẩm có kết cấu đậm đặc hoặc bị dị ứng với thành phần fluor trong kem đánh răng, bạn cũng có thể bị viêm da quanh miệng. Vùng da này bị khô bong tróc như là một hệ quả kéo theo.
Bị khô hai bên mép miệng, bị khô rát viền môi do da không đủ lượng dầu
Da mặt chúng ta có cơ chế tiết dầu để giữ ẩm. Đôi khi, da tạo ra quá nhiều dầu và làm tắc lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn. Ngược lại, khi không đủ dầu thì da sẽ bị khô đi. Lúc này da mất nước, thiếu độ ẩm cần thiết, dễ xuất hiện tình trạng hai bên mép miệng bị khô nứt, thô ráp hoặc bong tróc. Việc rửa mặt quá nhiều có thể dẫn đến mất cân bằng lượng dầu tự nhiên trên mặt. Do đó, bạn hãy chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp cho da. Cần lưu ý không nên rửa quá nhiều lần, rửa quá lâu hay chà xát da quá mạnh để tránh bong da ở mép miệng. Tất cả những yếu tố này chỉ khiến tình hình da khô thêm trầm trọng.
>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da khô mà các nàng nên biết
Dị ứng hoặc kích ứng
Vùng da quanh miệng bị bong tróc và bị khô rát do tiếp xúc với các hóa chất mạnh, chẳng hạn như những chất trong xà phòng, mỹ phẩm, kem cạo râu hay sản phẩm chăm sóc răng miệng. Bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt có chứa những hóa chất này, đặc biệt là cồn. Thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm tự nhiên có ít thành phần cường độ mạnh hơn.
Thời tiết lạnh khiến mép môi bị khô rát
Nhiệt độ lạnh hơn và độ ẩm không khí thấp hơn có thể khiến khô mép môi và da bạn bị khô nẻ. Vùng da quanh miệng lại là nơi đặc biệt nhạy cảm. Vì thế, hiện tượng da miệng bị khô do lạnh không quá xa lạ với những người vốn sống ở nơi có thời tiết khắc nghiệt.
Tình trạng sức khỏe của da
Một số vấn đề về da có thể làm hỏng “hàng rào” bảo vệ da, làm da khô và phát ban hay nổi mề đay. Một bệnh lý về da phổ biến khiến da khô yếu đi phải kể đến đó là eczema (chàm, viêm da dị ứng). Khi bạn đã xác định nguyên nhân là eczema, hãy cố gắng không gãi, cào làm vùng da thêm hư tổn. Ngoài ra, một số loại kem thoa kê toa cũng có thể khiến da bị khô vành môi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ và muốn ngừng sử dụng loại kem đó.
>>> Tham khảo thêm: Cách chọn sữa rửa mặt dành cho da khô
Biện pháp điều trị da quanh miệng bị khô, bong tróc tại nhà
Cách điều trị tốt nhất hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen, nguyên nhân gây khô da và bong tróc da quanh miệng mà bạn đã xác định được.
Nếu tình trạng da khô bong tróc quanh miệng đã kéo dài một thời gian hoặc bạn thường xuyên bị tái đi tái lại, hãy cân nhắc đến bác sĩ da liễu để điều trị dứt điểm. Song song đó, bạn vẫn có thể thử những biện pháp tại nhà sau đây nhằm giảm bớt sự khó chịu khi bị tróc da ở mép miệng:
Nhẹ nhàng làm sạch da hàng ngày
Đừng rửa mặt quá mạnh hay dùng nước quá lạnh/nóng gây ra mép miệng bị tróc da. Ngoài ra, nếu bạn dùng xà phòng hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm, màu sắc, chứa hóa chất làm sạch hay tẩy mạnh, da bạn có thể trở nên khô căng hơn và bị tróc da quanh miệng nữa. Hãy thử sữa rửa mặt hoặc xà phòng không có các thành phần như:
- Cồn
- Hương liệu (chất tạo mùi)
- Hạt vi nhựa
- Màu nhân tạo
- Các hóa chất khác mà bạn dị ứng
>>> Xem thêm: Mách bạn bí quyết chọn kem dưỡng ẩm cho da khô
Một số sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính
Sữa rửa mặt Cetaphil Gentle Skin Cleanser
Khi nói đến sữa rửa mặt dịu nhẹ, an toàn cho làn da nhạy cảm thì Cetaphil Gentle Skin Cleanser là cái tên không thể thiếu. Đây là sản phẩm dịu nhẹ, không chứa xà phòng, hương liệu cũng như các hoạt chất làm sạch nào quá mạnh gây ảnh hưởng đến làn da dễ bong tróc. Ngoài ra, sản phẩm còn chiếm trọn sự yêu thích của nhiều người tiêu dùng nhờ vào mức giá vừa phải – thích hợp với hầu hết mọi người.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Sữa rửa mặt Drunk Elephant Beste No.9 Jelly Cleanser
Nhãn hiệu Drunk Elephant đa dạng sản phẩm và hoàn toàn dịu nhẹ, lành tính nhưng chất lượng vẫn thuyết phục được nhiều chị em.
Sữa rửa mặt Drunk Elephant Beste No.9 Cleanser dạng thạch này không những giúp loại bỏ lớp trang điểm mà nó còn lấy đi lớp dầu thừa, bụi bẩn. Sữa rửa mặt này có thành phần dịu nhẹ không chứa SLS, tinh dầu, silicon và chất tạo mùi thơm nên bạn không cần lo lắng nhé!
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tẩy tế bào chết hàng tuần
Da chúng ta có một chu kỳ thay mới tự nhiên. Các tế bào da mới xuất hiện và các tế bào da cũ sẽ bong ra, gọi là tế bào chết (da chết). Thông thường, quá trình này mất khoảng một tháng. Tuy nhiên, khi các tế bào chết này bị kẹt lại trên bề mặt da, lỗ chân lông sẽ bị tắc và da trở nên khô. Lúc này bạn sẽ cần đến việc tẩy da chết. Bằng cách loại bỏ tế bào chết, bạn có thể cải thiện sức khỏe và kết cấu của da.
Bạn nên rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày và tẩy da chết 1-2 lần/tuần. Nếu tẩy mỗi ngày, bạn có thể bị kích ứng và điều này lại gây hại cho da mặt.
Một số sản phẩm tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm
Gel La Roche-Posay Ultra Fine Scrub Sensitive Skin
Đây là một trong những sản phẩm nên có của chị em có làn da dầu, mụn hoặc làn da nhạy cảm. Thành phần chính trong gel tẩy tế bào chết này là bột Polyetyl và Titan với công dụng thanh tẩy nhẹ dịu an toàn cho da. Ngoài ra, sản phẩm cũng không chứa những chất độc hại, gây kích ứng cho làn da nhạy cảm đang bị tổn thương.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Lotion tẩy da chết Paula’s Choice CALM Redness Relief 1% BHA Lotion Exfolia
Lotion tẩy da chết hóa học của Paula’s Choice với thành phần chính là Beta-glucan, allantoin, trà xanh,… giúp làm sạch lỗ chân lông cho da nhạy cảm, dễ lên mụn. Ngoài ra, với chiết xuất từ thực vật nên sản phẩm không gây kích ứng cho da nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ – từ đó giúp làn da khỏe mạnh và tươi sáng hơn.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Giữ ẩm da hằng đêm
Nhiều loại da cần có sự trợ giúp từ kem dưỡng ẩm, bất kể mùa nào. Bạn nên dưỡng ẩm vào ban đêm ngay sau khi rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết. Thời gian này sẽ phát huy tối đa tác dụng của kem dưỡng.
Khi dưỡng ẩm cho vùng da khô quanh miệng, cần bảo đảm trong kem không có thành phần nào có hại nếu vô tình nuốt phải. Mỗi loại da sẽ có nhu cầu dưỡng ẩm khác nhau. Để hạn chế mức độ kích ứng, bạn có thể thử các sản phẩm dành riêng cho da mặt nhạy cảm trước.
Cồn, thành phần nhân tạo (hương liệu), dioxane và petrolatum (sáp dầu) có thể làm các vấn đề về da mặt trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần có lợi cho da, chẳng hạn như:
- Axit hyaluronic là phân tử dạng gel có khả năng giữ nước rất tốt
- Ceramides – một thành phần quan trọng ngăn mất nước, bảo vệ da, là chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể
- Colloidal oatmeal có tác dụng hút dầu và giữ ẩm cho da nên kháng viêm, giảm ngứa kích ứng
Ngoài ra, bạn còn có thể chọn sản phẩm chăm sóc da có chứa những thành phần từ thiên nhiên như:
- Gel lô hội nguyên chất
- Dầu dừa
- Dầu hạt hướng dương
- Bơ hạt mỡ
Những thành phần trên nếu sử dụng đơn lẻ cũng có rất nhiều lợi ích cho da. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại dầu đều là chất dưỡng ẩm thích hợp. Có nhiều người gặp kích ứng da với dầu ô-liu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý về liều lượng dầu sử dụng để dưỡng da.
Một số sản phẩm serum dưỡng ẩm chứa axit hyaluronic
Serum L’Oreal Paris pure Hyaluronic Acid 1.5%
Đây là sả phẩm có công thức độc quyền của L’Oreal, được tạo ra bởi sự kết hợp giữa các phân tử HA có trọng lượng khác nhau. Thành phần có trong serum bao gồm axit hyaluronic với trọng lượng phân tử cao 0,5% và trọng lượng phân tử thấp 1,0% giúp sản phẩm thẩm thấu và cấp ẩm nhanh cho làn da.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Serum Timeless Hyaluronic Acid
Sản phẩm serum Timeless Hyaluronic Acid chứa Hyaluronic Acid 1% kết hợp với Vitamin C phái sinh 5% giúp bổ sung độ ẩm vừa phải cho da và làm đều màu da. Bên cạnh đó, bảng thành phần còn có chứa nước, Magnesium Ascorbyl Phosphate, Aloe Barbadensis, Glycerin, Axit Hyaluronic, Matrixyl®️ 3000, Benzyl Alcohol, Axit Dehydroacetic,…
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Thay đổi thói quen
Da quanh miệng bị khô có thể là kết quả của những hoạt động thường ngày. Nếu bạn có hút thuốc lá, hãy ngừng hút. Nước súc miệng, kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc da mặt (kể cả mỹ phẩm) cũng có thể làm khô vùng da quanh miệng. Bạn có thể thử những sản phẩm khác với nhiều thành phần tự nhiên hơn để trị tình trạng bị bong da quanh miệng.
Ngoài ra, thói quen tắm cũng có thể là một nguyên nhân gây 2 bên mép miệng bị khô. Rửa mặt hay tắm vòi hoa sen bằng nước quá nóng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên giữ ẩm trên da. Nếu vào mùa đông hay thời tiết lạnh, bạn hãy dùng nước đủ ấm thôi. Tiếp xúc với nước quá lâu cũng có ảnh hưởng tương tự. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, thời gian tắm chỉ nên kéo dài 5-10 phút là đủ để làm sạch và nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông và hạn chế máy điều hòa
Da mặt khô mạn tính thường là kết quả của việc tiếp xúc với không khí khô, thiếu ẩm. Nếu bạn liên tục sử dụng máy sưởi, máy lạnh, độ ẩm tự nhiên trong không khí sẽ mất đi và làm khô da.
Nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh hoặc thường xuyên dùng máy lạnh, hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để bù lại lượng ẩm hao hụt.
Da khô quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều vấn đề như thói quen, nhiệt độ trong nhà hoặc ngoài trời, các chất gây dị ứng, sự mất cân bằng của lượng dầu hoặc một tình trạng bệnh lý như viêm da cơ địa hoặc chàm. Bạn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà và thay đổi thói quen sống để khắc phục tình trạng da khô. Tuy nhiên, nếu da khô mạn tính, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bài bản. Hello Bacsi chúc cho làn da bạn sẽ được mịn màng và sáng khỏe trước thêm xuân mới!
Từ khóa » Viền Môi Bị Khô
-
Vì Sao Bạn Bị Viêm Môi Cơ địa? | Vinmec
-
Bật Mí Nguyên Nhân Gây Khô Môi Và Cách điều Trị - Ferrovit
-
Những Dạng Thường Gặp Của Bệnh Chàm Môi Và Cách Xử Trí Tại Nhà
-
Bệnh Chàm Môi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Gợi ý Những Phương Pháp Chữa Khô Môi đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất ...
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm Môi Khô Nứt Nẻ, Bong Tróc?
-
Viêm Môi - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Bệnh Chàm Môi - VnExpress Kinh Doanh
-
Bệnh Chàm Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Chàm Môi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
12 Cách Trị Khô Môi Nứt Nẻ Tại Nhà Hiệu Quả - TheFaceShop
-
8 Cách Chữa Khô Nứt Môi Hiệu Quả Cho đôi Môi Luôn Căng Mọng
-
CHỦ QUAN KHI MÔI KHÔ, MÔI NỨT NẺ, HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG