Da Sáp Là Gì? Cách Phân Loại Và Nhận Biết Với Các Loại Khác
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- Nguồn gốc xuất phát tên gọi da sáp là gì?
- Phân loại
- Sáp láng: là loại da đã được chà, bào mòn lớp cật để ko còn vân, không còn lỗi trên da. Có thể được in vân, in lỗ, in hạt,… hoặc để láng nguyên tuỳ vào mục đích sử dụng.
- Sáp mill: là loại da được để nguyên vân, bao gồm cả vết côn trùng cắn hoặc vết sẹo,… Thường được chọn lọc làm từ da những con vật có bề mặt đẹp, những con không được chọn, sẽ chuyển qua xử lí mặt làm sáp láng hoặc nhiều loại khác.
- Sáp ướt:
- Sáp khô:
- Phân loại
- Cách xử lý da sáp là gì?
- Cách nhận biết da sáp so với các loại da khác
- Những mặt ưu điểm và nhược điểm của da sáp
- Cách bảo quản da sáp là gì?
Bạn đã quá quen với da thường, da lộn hoặc da buck thì có thể bạn cũng sẽ phần nào đó biết về da có chất liệu bằng sáp. Tuy không được phổ biến như các dòng kia nhưng da bò sáp khá được long người dung bởi sự độc đáo, mềm mịn êm ái mà lại có tính thẫm mỹ cao và độ bền tốt. Ngọc Quang Leather xin được phép tổng hợp lại toàn bộ những gì liên quan tới da sáp là gì và để tất cả các khách hàng có thêm một góc nhìn mới về các sản phẩm đồ da trên toàn bộ thị trường thời trang đồ da trên thế giới nhé!
Nguồn gốc xuất phát tên gọi da sáp là gì?
Da sáp có tên tiếng anh là Waxy Leather. Nói một cách dễ hiểu nhất là da đã được thuộc (xử lý) bằng công nghệ và hoá chất( thường là chrome) sau đó sẽ được chà lên một lớp sáp. tuỳ vào mục đích sử dụng lớp sáp được chà có thể dày hoặc mỏng và cũng có nhiều loại sáp khác nhau, chính vì vậy được chia ra làm nhiều loại
Nói nôm na một cách dễ hiểu thì da bò sáp là một loại da được người ta thuộc bằng công nghệ với một lớp hóa chất, lớp hóa chất này thường là Chrome tan. Sau quá trình thuộc da kỹ lưỡng da sẽ được đem ra và chà lên 1 lớp sáp. Vì nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ khách nhau nên sinh ra nhiều loại khác nhau, và nó khác nhau ở chính lớp sáp chà lên là nhiều hay ít, khô hay ướt, dày hay mỏng…
Phân loại
Chia làm hai loại chính đó là sáp láng và sáp mill
Sáp láng: là loại da đã được chà, bào mòn lớp cật để ko còn vân, không còn lỗi trên da. Có thể được in vân, in lỗ, in hạt,… hoặc để láng nguyên tuỳ vào mục đích sử dụng.
Sáp mill: là loại da được để nguyên vân, bao gồm cả vết côn trùng cắn hoặc vết sẹo,… Thường được chọn lọc làm từ da những con vật có bề mặt đẹp, những con không được chọn, sẽ chuyển qua xử lí mặt làm sáp láng hoặc nhiều loại khác.
Cơ bản phân biệt da mill vân tự nhiên với da láng hạt in khá đơn giản, nhìn tổng thể con da và chú ý sự phân bổ các nếp nhăn của da mill vì là hoàn toàn tự nhiên nên sẽ ko đều, về các vị trí như háng, bụng, nách, một phần cổ, da sẽ nhiều vân hơn, càng vào sâu thân da và lưng da, da sẽ ít vân hơn. Còn da láng hạt in thì cả con da sẽ đều hạt.
Sáp láng và sáp mill lại được chia thành sáp ướt và sáp khô. Tên gọi đã nói lên phần nào đặc điểm của sáp ướt, loại da này có bề mặt nhờn rít, mình da nặng, lượng sáp nhiều nên đặc biệt dễ trầy xước, màu sắc của thường đậm và tươi.
Còn sáp khô thì bề mặt láng hơn, mình da nhẹ hơn, lượng sáp ít, độ trầy xước thấp hơn sáp ướt, màu sắc của sáp khô cũng không tươi như sáp ướt. Đối với cả hai loại thì khi bị xước chỉ cần lấy tay vuốt nhẹ là sẽ trở lại trạng thái như ban đầu. Sáp ướt và sáp khô cũng sẽ được chia ra làm nhiều loại.
Sáp ướt:
Sáp phổ thông: sẽ không bị đổi màu khi bóp, bẻ.
- Sáp ngựa điên: được làm từ… Da Bò. Khi bị bóp, bẻ sẽ đổi màu quằn quại, màu nổi lên rất ấn tượng. đây là loại da rất được ưa chuộng trên thế giới bởi sự cá tính, bụi bặm, độc đáo và mới lạ.
- Sáp dầu: khi bị tác động vẫn đổi màu nhưng bề mặt da láng hơn, bề mặt da láng nhẹ nhưng vẫn rít và dễ trầy. Loại da này vẫn đổi màu nhưng không nhiều như da sáp ngựa điên và vẫn được rất nhiều người ưa chuộng.
Sáp khô:
Lại da này dễ bị nhầm với da nubuck vì bề mặt nhám, màu đều và không đổi màu, nhưng dễ bị trầy hơn, có bề mặt đanh hơn, và mùi sáp đặc trưng hơn da nubuck. Sáp khô cũng được chia làm ba loại:
- Sáp buck: Cái tên cũng nói lên phần nào nguồn gốc, đây chính là con lai giữa dòng sáp và da nubuck. Da này có độ đanh, bề mặt nhung mịn nhẹ, khi sờ thì cảm giác giống da nubuck nhưng nhẹ hơn và bản chất vẫn là da bằng chất liệu sáp. Vì được lai với dòng da nubuck nên da rất ít trầy, có khả năng thấm hút mạnh và thường bị nhầm với da nubuck. Da này thường được sử dụng làm giày để kết hợp với quần jean.
- Sáp ngựa điên: Y như sáp ướt, thì sáp ngựa điên khô cũng đổi màu nhiệt tình khi bị tác động. Tuy nhiên da này nhẹ hơn, bề mặt nhám nhưng ko rít, sờ vào có cảm giác trơn láng dễ chịu.
- Sáp pull-up: Đây là sự kết hợp vô cùng ấn tượng của sáp và da pull-up để cải thiện độ chạy màu kinh khủng hơn da pull-up rất nhiều. Nó giống sáp dầu ở độ láng- bóng, giống sáp ngựa điên ở độ đổi màu, và cũng dễ trầy. Có những nơi gọi sáp pull-up là sáp dầu.
Cách xử lý da sáp là gì?
- Da được thuộc, sau đó được nhuộm màu
- Sau đó xịt lên bề mặt da một loại thuốc nhuộm aniline truyền thống để màu đều.
- Có những phương pháp truyền thống để tạo ra những loại như pull up, shrunken grain (mặt grain co lại), savage (hoang dã), wax crackle (da rạn sáp).
- Bước cuối cùng, đôi khi xịt một lớp bảo vệ nhẹ (như dạng sáp) để làm cho da có khả năng chống lại bụi bặm.
- Da Pull Up nếu bị phủ lên một lớp màu sẽ khiến da bị biến đổi và không còn tốt nữa.
- Nếu da bị mốc, dùng nước xịt kính pha loãng, xịt lên và dùng khăn sạch chùi xoắn ốc ở vị trí mốc. Thay đổi khăn khi qua vị trí khác để tránh lây mốc. Sau đó để da khô thoáng tự nhiên không sấy, không phơi nắng (Nhiệt độ cao sẽ khiến da khô, giòn)
- Đối với giày da sáp, bạn nên nhồi giấy báo đã bóp mềm vào bên trong để hút ẩm, giữ form dáng. Tránh đi mưa, hay dính nước vào sản phẩm, nếu bị ướt cần được lau khô và phơi thoáng để tránh bị mốc
- Với các vết bẩn khó đi khi lau bằng khăn khô bạn có thể sử dụng bàn chải và chất tẩy rửa, nhưng chỉ cho vài giọt chất tẩy rửa và phải pha loãng ra. Sau đó bạn dùng bàn chải chà xát nhẹ nhàng để tránh làm bạc màu da. Cố gắng thử chất tẩy rửa với da trước để tránh những tác hại không mong muốn cho sản phẩm làm từ da bò sáp.
Cách nhận biết da sáp so với các loại da khác
Làm xước nhẹ lên bề mặt xem da có để lại vết xước màu sáng hơn hay không. Nếu bạn cảm thấy vết xước có màu sáng hơn thì 90% đó là da Pull Up, tuy nhiên, 10% còn lại là da Nubuck bởi cũng có một vài loại da có đặc điểm giống như vậy.
Cách khác là làm ướt ngón tay của bạn và chà nhẹ lên da để xem nó có sậm ra hay không. Nếu là da Pull Up, bạn sẽ thấy khi ướt nó có màu sẫm sẫm nhưng khi khô sẽ không thế nữa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi lên bề mặt giày một loại kem bảo vệ như shoecream lên một vùng giày rồi để khô. Nếu kem khô mà bạn không thấy dấu vết gì thì đó là da pullup.
Những mặt ưu điểm và nhược điểm của da sáp
Ưu điểm: Nhìn bề ngoài bạn cũng có thể dễ nhận thấy da sáp là loại da để thể hiện cá tính vì sự bụi bặm và luôn có khả năng mang tới một chất riêng cho một sản phẩm bạn sử dụng. Có độ bền cao, đặc biệt ở chỗ càng trầy nó lại càng lên màu đẹp bởi thế nên nó có thể va đập thoải mái mà bạn không sợ làm sấu đi sản phẩm bạn mang. Thêm một đặc điểm thú vị nữa là da có khả năng lên nước rất rõ (ý là như đồ cổ đó càng sử dụng lại càng đẹp) bở inos dễ trầy nên để lại nhiều vết xước khi lên nước sản phẩm sẽ bóng hơn và chai lì hơn
Nhược điểm: Vì nó dễ bị trầy như đã nói ở trên nên nhiều người sẽ không thích điều đó. So với các loại da khác da bằng chất liệu sáp sẽ nhìn khá là cũ do lớp sáp trên bề mặt. Ngoài ra loại này khá là dễ bị mốc nếu gặp môi trường ẩm và không biết bảo quản. Thêm chút nữa là do lớp sáp bên ngoài nên loại này khá dễ làm bám màu lên quần áo tuy giặt vẫn đi nhưng vẫn khá là nhiều người để ý tới chuyện đó. Da có chất sáp nên sẽ khó ăn sơn cạnh (lâu dài dễ bong lớp sơn), vì vậy thường là để nguyên cạnh hoặc đánh gum.
Cách bảo quản da sáp là gì?
Thường xuyên dùng khăn sạch và khô để lau bụi bẩn bám trên da sau khi sử dụng
Để da ở chỗ khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh hơi ẩm từ nền đất, tường.
Đó còn phụ thuộc vào cách bảo quản da, nếu bạn bảo quản tốt thì da bò sáp sẽ phát huy được hết công dụng tốt của chính nó. Nếu bạn không biết bảo quản da sẽ dễ bị xấu đi so với lúc ban đầu.
Với các sản phẩm được làm từ da bò sáp bạn nên để chúng ở vị trí riêng biệt, tránh cho lớp sáp bị dính sang các đồ vật khác. Nên để ở nơi thông thoáng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và hơi ẩm của nền đất.
Với bài chia sẻ này hy vọng chúng tôi có thể góp thêm cho bạn một số thông tin kiến thức về da bằng chất liệu sáp để bạn có thể bảo quản những đôi giày của mình tốt hơn.
Các tìm kiếm liên quan:
- bảo dưỡng da sáp
- da sáp ngựa điên
- vệ sinh giày da sáp
- da bò sáp dầu
- giày da bò sáp
Nội dung liên quan:
- Giày Da Lộn – Cách Bảo Quản Giày Da Lộn Luôn Mềm, Bền, Đẹp
- Kinh nghiệm phối Đồ Với Dép Da Nam Hợp Thời Và Phá Cách
- Tìm Hiểu Chất Liệu Da Pu Là Gì? Ứng Dụng Của Da Pu Có Bền Không?
- Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Và Vệ Sinh Dây Da Đồng Hồ Như Mới
- Cách Làm Sạch Giay Da Đơn Giản Không Khó Như Bạn Vẫn Nghĩ!
Từ khóa » Da Bò Sáp Là Gì
-
Da Bò Sáp Là Gì? Tìm Hiểu Ngay Về ưu Nhược điểm Của Da Bò
-
Da Bò Sáp Là Gì? Phân Loại, ưu điểm, Kiến Thức Da Bò Sáp
-
Tổng Quan Da Bò Sáp Là Gì, ưu Và Nhược điểm Mới Nhất 2022
-
Tìm Hiểu Da Bò Sáp Là Gì? Da Sáp Có Bền Không? - COCO
-
Da Bò Sáp Là Gì? Cách Nhận Biết Da Bò Sáp Chuẩn Nhất - GENCE
-
Tìm Hiểu Ngay Kiến Thức Về Da Bò Sáp Là Gì Và Cách Phân Biệt Chúng
-
Da Bò Sap Là Gì? Có Những ưu điểm Và Nhược điểm Nào?
-
Da Bò Sáp Là Gì? Cách Nhận Biết Da Bò Sáp
-
Da Bò Sáp Có Tốt Không? Cửa Hàng Nào Chất Lượng Nhất
-
Da Bò Sáp Là Gì? - Dụng Cụ Làm đồ Da
-
Da Bò Sáp Là Gì? Phân Biệt Các Loại Da Sáp Và ưu Nhược điểm Của ...
-
Da Bò Sáp Là Gì? Da Bò Sáp Có Những Loại Nào? - Blog Đồ Da
-
Da Bò Sáp Ngựa điên Là Gì
-
Phân Biệt Các Loại Da Bò Sáp Hiện Nay