Đá Sapphire - Tổng Hợp Kiến Thức Từ A đến Z
Có thể bạn quan tâm
Đá Sapphire thuộc họ nhà Corundum sở hữu độ cứng 9/10 ở trên thang Mohs, chỉ đứng sau mỗi kim cương. Sapphire luôn được giới đá quý săn đón do màu sắc, độ cứng, độ bền và độ bóng tuyệt vời của nó. Hãy cùng Vòng Đá 5A nghiên cứu sâu về dòng đá nổi tiếng này nhé.
Mục lục ẩn 1 Đá Sapphire là gì? 2 Các loại đá Sapphire trong tự nhiên 3 Xử lý và Cải Thiện chất lượng 4 Công dụng của đá SapphireĐá Sapphire là gì?
Đá Sapphire là một cụm từ bắt nguồn trong ngôn ngữ Hy Lạp, đó là “sappheiros”, có nghĩa là đá màu xanh da trời. Chúng có thành phần chính là Corundum (là một dạng kết tinh của ôxít nhôm) và được hình thành dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao trong lòng đất. Corundum màu đỏ là Ruby (hồng ngọc) còn các Corundum màu khác thì được gọi chung là Sapphire.
Sau đây là thông tin khoa học:
Tên khoa học | Sapphire |
Lớp khoáng sản | Corundum |
Thành phần chính | Al2O3 (Nhôm Oxit) |
Màu sắc | Trắng, không màu, xanh dương, xanh lá cây, vàng, cam, nâu, hồng, tím, xám, đen, nhiều màu. |
Độ cứng Mohs | 9/10 |
Chỉ số khúc xạ | 1.76 – 1.77 |
Phân bổ | Sri Lanka, Burma (Myanmar), Thái Lan, Campuchia, Madagascar, Tanzania, Australia và Hoa Kỳ (Montana), Vùng Kashmir của Ấn Độ / Pakistan. |
Các loại đá Sapphire trong tự nhiên
Sapphire xanh (Blue Sapphire) được coi là loại phổ biến nhất trên thế giới. Màu có giá trị nhất của loại Sapphire này là màu xanh hoa ngô, được gọi là Kashmir Sapphire hoặc Cornflower Blue Sapphire
Sapphire Padparadschah là loại đá mang màu sắc được pha giữa hai gam hồng và da cam. Loại đá này cực kỳ hiếm trong tự nhiên do đó chúng được đánh giá rất cao. Đa phần Sapphire Padparadsha được tìm thấy ở Sri Lanka, một phần rất nhỏ ở châu Phi và Việt Nam.
Sapphire đổi màu (Color changing sapphire) là loại có thể thay đổi được màu sắc khi được ánh sáng chiếu vào. Dưới ánh sáng tự nhiên chúng có màu xanh da trời, nhưng dưới ánh đèn huỳnh quang thì chúng chuyển sang tông màu tím. (Hiệu ứng này trong giới đá quý gọi là Alexandrite)
Sapphire sao (Star sapphire) là loại sapphire mà khi được chiếu sáng sẽ hiện ra hình ảnh ngôi sao 6 cánh hoặc 12 cánh, hiệu ứng này được gọi là Asterism. Sapphire sao cũng được đánh giá khá cao trong giới đá quý. Hiệu ứng này hình thành do các sợi rutile dày đặc bên trong viên đá kết hợp với việc mài cắt cabochon khéo léo. Khi sợi rutile xen kẻ thẳng hàng thì chúng tạo ra hiệu ứng mắt mèo gọi là Sapphire mắt mèo.
Ngoài ra Sapphire màu vàng và hồng gần đây đã trở nên rất phổ biến, và bây giờ thường thấy trong đồ trang sức. Một số viên Sapphire thậm chí có thể có nhiều màu như tím và xanh.
Xử lý và Cải Thiện chất lượng
Sapphire thường được xử lý nhiệt để tăng cường màu xanh lam, cũng như loại bỏ tạp chất để tăng độ trong. Đó là thông lệ tiêu chuẩn xử lý đá quý Sapphire và hầu hết các viên đá sapphire được sử dụng làm đá quý đều đã được xử lý nhiệt. Dĩ nhiên Sapphire với màu sắc tự nhiên, không xử lý nhiệt với chất lượng tốt sẽ có giá trị hơn nhiều.
Đá sapphire đôi khi được xử lý xử lý khuếch tán làm thay đổi màu sắc của viên đá ban đầu. Các màu Sapphire có thể xử lý khuếch tán bao gồm màu xanh đậm, vàng sáng, cam sáng và đỏ cam. Đá Sapphire xử lý khuếch tán khá rẻ tiền mặc dù chúng rất đa dạng về màu sắc.
Sapphire nhân tạo được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1902. Quá trình tạo ra Sapphire nhân tạo được gọi là quá trình Verneuil. Chỉ các chuyên gia mới có thể phân biệt giữa Sapphire tự nhiên và tổng hợp. Do vậy Khi mua đá Sapphire độc giả nên yêu cầu cửa hàng cung cấp chứng thư kiểm định đá quý bao gồm những thông tin về phương pháp xử lý đá. Việc đọc các thông tin trên mạng để kiểm định bằng mắt thường có thể không hiệu quả.
Công dụng của đá Sapphire
Tương tự như Ruby hay Kim Cương, đá Sapphire chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức để chế tạo ra các sản phẩm như nhẫn, vòng tay, vòng cổ… hay được đính vào đồng hồ hay điện thoại để tăng độ sang trọng của chúng. Ngoài ra Sapphire còn được dùng để chế tác tạo ra các vật phẩm phong thủy hoặc làm đá hộ mệnh, phòng thân.
Theo quan niệm phương Tây, sapphire là viên đá hộ mệnh cho người sinh vào tháng 9. Độc giả có thể đọc chi tiết ở bài viết: Vòng tay đá may mắn theo tháng sinh
Thông tin thêm là Đá Sapphire còn được xem như biểu tượng cho sự trung thành, niềm tin và hào hiệp của con người. Qua bài viết trên hy vọng độc giả đã hiểu thêm phần nào về loại đá này. Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về các loại đá quý, độc giả có thể tham khảo ở liên kết TẠI ĐÂY.
Từ khóa » đá Quý Sapphire
-
Những điều Nên Biết Về Viên đá Quý Mang Tên Sapphire
-
Đá Sapphire Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thuỷ Của đá Sapphire - PNJ Blog
-
Đá Sapphire: Vẻ đẹp Xanh Lam Huyền Bí Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
ĐÁ SAPPHIRE THIÊN NHIÊN - ĐÁ SAPPHIRE LÀ GÌ ? XA PHIA
-
Đá Quý Sapphire Màu Nào đắt Nhất? Những Gam Màu Quý Hiếm Của ...
-
Đá Sapphire Là Gì? Khám Phá Công Dụng Và ý Nghĩa Của đá Sapphire
-
Kiến Thức đá Quý Cơ Bản Về Đá Sapphire, Ruby - Phong Thủy Ngọc An
-
Đá Sapphire Là Gì? 5 Tác Dụng Của Lam Ngọc 2022
-
Đá Sapphire - Lam Ngọc - Viên đá Của Quyền Lực Và Chiến Thắng
-
SAPPHIRE KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THẬT GIẢ
-
Sapphire – VIÊN ĐÁ QUÝ ĐẾN TỪ THIÊN ĐƯỜNG
-
Đá Sapphire – Viên Đá Của Quyền Quý Và Tâm Linh
-
Đá Sapphire: Lịch Sử, Sức Mạnh Và ý Nghĩa Công Dụng