Da Tay Bị Bong Tróc: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | Cleanipedia
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân khiến da tay bị bong tróc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay bị khô và bong tróc. Cụ thể như sau:
Do tiếp xúc với tác nhân hóa học
Quá trình sinh hoạt hàng ngày là lúc bạn tiếp xúc với các sản phẩm hóa học. Có thể kể đến như: nước rửa bát, xà phòng, hóa chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh nhà tắm,... Nếu da tay bạn non, yếu, khi tiếp xúc với những sản phẩm này trong một thời gian dài sẽ gây nên tình trạng bong tróc da tay. Đây còn gọi là tình trạng bị dị ứng da.
Lớp tế bào sừng bên ngoài da do ngâm phải chất tẩy rửa quá lâu trong quá trình sinh hoạt sẽ bong tróc. Lúc này lớp da non bên trong chưa kịp phát triển thì lại tiếp xúc với chất hóa học lần thứ 2. Chính vì thế đã làm da tay bạn bị tổn thương, bong tróc hết lần này đến lần khác. Lâu dài bạn sẽ thấy cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và phải tìm giải pháp chữa trị.
Việc thiếu hụt vitamin dẫn đến da tay bị khô
Trường hợp này sẽ xảy ra đối với những người hay bị dị ứng từ bên trong cơ thể. Có thể là do sự biến chuyển của thời tiết cũng làm da tay bạn bị bong tróc. Thường thì vào mùa đông bạn sẽ thấy hiện trạng trên, nhất là khi ngâm tay vào nước. Ngoài ra một số bạn còn bị dị ứng với các loại hải sản như: tôm, cua, ghẹ,...
Thiếu vitamin
Một số vitamin có tác dụng dưỡng ẩm như: vitamin A, vitamin nhóm B( B1, B2, B3, B12) và vitamin C, vitamin PP. Khi thiếu các vitamin này thì các ngón tay bạn bị thiếu lớp màng chắc chắn giúp bảo vệ da. Đây là do khẩu phần ăn của bạn nên có thể dễ dàng điều chỉnh hơn.
Giải pháp khắc phục tình trạng da tay bị bong tróc
Một số giải pháp sau đây có thể giúp bạn khắc phục tình trạng da tay bị dị ứng, gây bong tróc:
- ✦
Bôi kem dưỡng ẩm Vaseline mỗi ngày 2 lần sau khi vệ sinh tay sạch sẽ. Vaseline sẽ giúp cung cấp độ ẩm, cải thiện tình trạng da tay bị bong tróc.
- ✦
Ngâm tay trong nước nóng có thêm chút dầu Olive để dưỡng da tay.
- ✦
Dưa chuột chứa rất nhiều nước và vitamin giúp cấp ẩm, loại bỏ tế bào chết và phục hồi làn da bị tổn thương. Vì thế, đây cũng là một giải pháp khá hữu hiệu để chữa bong tróc da tay. Công việc bạn cần làm là giã nhỏ dưa chuột rồi đắp lên vùng da bị bong tróc. Cứ thực hiện hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng da được cải thiện đáng kể.
- ✦
Để da bớt bong tróc, bạn có thể bôi các chế phẩm có chứa steroid như Elomet, Flucinar, Fucicort, Synalar, Gentrisone trong thời gian từ 2-3 tuần. Sau đó bạn hãy dùng các sản phẩm giúp làm ẩm da, dịu da như cream vitamin E, Lacticare.
- ✦
Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất có nồng độ tẩy cao. Bạn nên sử dụng găng tay khi rửa bát hoặc khi tiếp xúc với các hóa chất khác.
- ✦
Ăn uống nhiều thực phẩm rau củ có chứa nhiều vitamin A, vitamin nhóm B( B1, B2, B3, B12) và vitamin C, vitamin PP.
- ✦
Để chăm sóc da tay, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị tạo độ ẩm cho da.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng da tay bị bong tróc. Hy vọng với những giải pháp Cleanipedia đưa ra trong bài sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng bị dị ứng da tay. Đừng quên theo dõi Cleanipedia mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Từ khóa » Bong Tróc Da Tay Chân Là Bệnh Gì
-
Tình Trạng Lột Da Tay, Chân Peeling Skin - Triệu Chứng - Hello Doctor
-
Bong Da Bàn Tay Bàn Chân - Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Xử Lý Khi Bị Tróc Da Tay - Vinmec
-
Bong Da Chân - Cơ Thể đang Báo Hiệu điều Gì? - BookingCare
-
10 Cách Khắc Phục Da Tay Bị Bong Tróc Chỉ Sau Vài Ngày - Hello Bacsi
-
Da Tay Khô Bong Tróc: 8 Nguyên Nhân Mà Bạn Không Thể Ngờ!
-
Tróc Da Tay Thiếu Chất Gì? Tróc Da Tay Phải Làm Sao?
-
Tay Chân Bị Bong Da Là Thiếu Chất Gì & Cách Khắc Phục | Đẹp365
-
Lột Da Tay, Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Sức Khỏe Là Số 1
-
Bong Tróc Da Lòng Bàn Tay - Tuổi Trẻ Online
-
Bong Da Chân Có đáng Lo? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân Bất Ngờ Gây Tróc Da Tay - Báo Lao Động
-
Ăn Gì Khi Bị Bong Tróc Da Bàn Tay, Bàn Chân? - Báo Lao Động
-
Da Tay Bị Bong Tróc Là Thiếu Chất Gì? Nguyên Nhân Và 8 Cách Khắc Phục