Đá Vôi Là Gì? Những Thông Tin Hữu ích Cần Biết Về đá Vôi | ReviewAZ

Được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành xây dựng phải kể đến đá vôi. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, chất có công thức hóa học là CaCO3 này đem đến nhiều tiện ích cho công trình, giúp tiết kiệm thời gian, sức lao động,... Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về đá vôi và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả.

Đá vôi

Nội dung bài viết[Hiển thị]

  • Đá vôi là gì?
  • Công thức và tính chất hóa học của đá vôi
  • Giải đáp một số thắc mắc về đá vôi
    • Có thể nhận biết đá vôi thông qua những đặc điểm nào?
    • Có bao nhiêu dạng đá vôi?
    • Đá vôi hiện nay có bao nhiêu loại?
  • Đá vôi được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Đá vôi là gì?

Đá vôi quả thực đã không còn xa lạ với nhiều người trong cuộc sống hiện nay. Đây là loại đá trầm tích, có xuất xứ từ các khoáng vật canxit và các dạng kết tinh khác nhau của canxi cacbonat. Tiếng Anh của đá vôi là calcium carbonate, được biết đến với tên gọi khác là Canxi cacbonat.

Về trạng thái, chúng thường tồn tại ở các dạng như đá phiến silic, đá macma, silica, đất sét, bùn, cát… có lẫn tạp chất. Vì vật, bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy đá vôi có có các màu như màu trắng, màu tro hoặc xanh nhạt. Nhiều loại còn có màu đen hoặc hồng đậm.

Hiện nay, đá vôi có dấu vết trong các trầm tích, đá lửa hoặc đá biến chất. Nhiều nghiên cứu đã góp phần khẳng định rằng, trong lớp vỏ trái đất chứa đến 4% là đá vôi. Chúng có mặt trên hầu khắp mọi quốc gia, trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 3 dạng phổ biến và có khối lượng lớn nhất là đá cẩm thạch và đá vôi.

Có thể bạn quan tâm: Ancol etylic là gì? Ứng dụng của ancol etylic trong đời sống như thế nào?

Công thức và tính chất hóa học của đá vôi

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3. Vì vậy, đây cũng là công thức được sử dụng để nghiên cứu về tính chất hóa học của loại đá này. Công việc nghiên cứu không chỉ hỗ trợ ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống mà còn có khả năng điều chế nhiều chất khác từ đá vôi cũng như CaCO3.

Về tính chất hóa học, đá vôi có những tính chất sau:

  • Chúng có khả năng tác dụng với axit mạnh. Phản ứng tạo thành đioxit cacbon hay còn gọi là giải phóng đioxit cacbon. Phương trình minh họa cụ thể như sau: CaCO3 + 2HCl —> CaCl2 + CO2 + H2O
  • Thứ hai, nếu CaCO3 bị nung nóng, nhiệt độ trên 825 độ C, phản ứng tạo thành đioxit cacbon. Sản phẩm ghi nhận là oxit canxi và một chất khác có công thức là CaO, trong cuộc sống quen gọi là vôi sống. Phương trình minh họa cụ thể như sau: CaCO3 —> CaO + CO2
  • Cuối cùng, CaCO3 có khả năng tác dụng với nước. Chúng sẽ hòa tan đioxit cacbon. Sản phẩm tạo thành là bicacbonat canxi có đặc tính tan trong nước. Phương trình hóa học cụ thể là: CaCO3 + CO2 +H2O—> Ca(HCO3)2

Giải đáp một số thắc mắc về đá vôi

Như vậy, bạn đọc đã nắm được những thông tin chung nhất về đá vôi cũng như những tính chất hóa học cơ bản của chúng. Để có cái nhìn tổng quan hơn, dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp về loại đá này.

Có thể nhận biết đá vôi thông qua những đặc điểm nào?

Thứ nhất, về đặc điểm cũng như dấu hiệu nhận biết của đá vôi. Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với những loại đá khác bằng mắt thường thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Tên gọi khác của đá vôi là calcium carbonate. Trong lĩnh vực xây dựng, đây là vật liệu hữu ích, được ứng dụng linh hoạt trong xây công trình hoặc điều chế các chất khác.
  • Thường lẫn nhiều tạp chất như silic, đá macma, silica, đất sét, bùn, cát…
  • Về màu sắc, chúng có nhiều màu khác nhau, điển hình là màu tro, xanh nhạt. Số khác có màu đen, hồng đậm.
  • Độ cứng của đá vôi là 3 khối lượng riêng dao động trong khoảng 2600-2800 kg/m3. Cường độ chịu lực nén 45 -80 MPa, độ hút nước xấp xỉ trong khoảng 0,2 ÷ 0,5%.. Theo nhiều nghiên cứu, chúng không cứng bằng đá cuội.

Có bao nhiêu dạng đá vôi?

Không thể phủ nhận, đá vôi tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Điều này như một điều tất yếu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của mỗi người. Dạng phổ biến nhất của đá vôi bao gồm: vôi sống, vôi bột và đá phấn.

Các loại đá vôi phổ biến hiện nay

  • Đá phấn. Chúng là một loại đá trầm tích có đặc điểm là tơi xốp, có màu trắng và kết cấu tương đối mềm. Về thành phần, đá phấn chủ yếu có cấu tạo từ các ẩn tinh của khoáng vật canxit. Thành phần này chiếm tới 90%. Về ứng dụng, đá phấn phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp hơn cả, dùng làm phân bón vôi cho ruộng đồng. Một số khác còn được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Đá vôi sống. Khác với đá phấn trầm tính, đá vôi sống được hình thành sau quá trình nung đá. Nhiệt độ hỗ trợ cho quá trình này là khá cao, trên 900 độ C. Bạn đọc thường thấy vôi sống trong các ngành công nghiệp điển hình như luyện kim, công nghệ môi trường nhằm gia cố nền đất, điều chỉnh độ pH cho đất, hấp thụ khí axit, xử lý nước thải,...
  • Vôi bột. Đây là một dạng phổ biến nhất của đá vôi. Chúng có màu trắng, dạng bột, thường được điều chế bằng cách cho vôi sống tác dụng với nước. Phản ứng giữa dung dịch có chứa Canxi Clorua và dung dịch chứa Natri hidroxit NaOH. Sản phẩm tạo thành là vôi bột, được nhận biết bằng cách xuất hiện các kết tủa. Vôi bột được ứng dụng trong ngành nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt với tác dụng cải tạo đất sau mỗi vụ gieo trồng.

Đá vôi hiện nay có bao nhiêu loại?

Được ứng dụng phổ biến trong đa dạng các lĩnh vực, đá vôi được điều chế và sản xuất thành nhiều loại với những đặc điểm khác nhau. Cụ thể được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây:

  • Đá vôi chứa nhiều set. Loại này không quá phổ biến bởi độ bền nước kém.
  • Đá vôi đôlômit. Đây là loại đá được đánh giá cao bởi khả năng cơ học tốt, phổ biến hơn đá vôi thường.
  • Đá vôi nhiều silic có những đặc điểm sau: có độ giòn và cứng tương đối cao. Trong thành phần có nhiều silic nên cường độ cao.
  • Đá Tufa. Chúng được điều chế bằng các khoáng chất cacbonat. Sản phẩm tạo thành là đá tufa, có kết tủa. Chúng sẽ tự tách khỏi vùng nước nóng. Tuy nhiên, loại đá này có độ xốp cao.
  • Đá vôi travertine được tìm thấy dọc theo các dòng suối, nhất là những vùng có thác nước, quanh suối nước nóng hoặc lạnh.

Có thể bạn chưa biết: Axit folic là gì? Công dụng và cách sử dùng axit folic

Đá vôi được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Bên cạnh ngành xây dựng, đá vôi còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không ai có thể phủ nhận khả năng linh hoạt của loại đá này trong cuộc sống hiện nay.

Ứng dụng của đá vôi

  • Trong ngành sơn, CaCO3 được sử dụng như một chất độn chính, chiếm đến 60% hàm lượng trong sơn. Độ mịn cũng như kích thước hạt CaCO3 sử dụng có tác động trực tiếp đến độ trắng, sáng của công trình. Bởi đặc tính ăn mòn tương đối thấp, lại có độ pH luôn được duy trì ổn định, công trình sử dụng CaCO3 có khả năng chống ăn mòn hiệu quả. Đá vôi còn tăng cường độ quang học cũng như trọng lượng của sơn.
  • Ứng dụng của đá vôi còn được thể hiện trong quá trình xử lý chất thải, làm sạch môi trường nước. Vớ khả năng hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao, chúng được nhiều bà con sử dụng nhằm loại bỏ các chất độc như NH3, H2S, CO2,... Nhờ đó làm giảm tối đa tỷ trọng kim loại nặng và độc hại trong nước ao, đặc biệt là ao nuôi trồng thủy sản. Không những thế, chúng còn làm trong, ổn định màu nước, tăng lượng oxy hòa tan, hỗ trợ điều hòa sự sống của các sinh vật, phân hủy xác tảo và cải thiện môi trường nước.
  • Trong y tế đá vôi là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, còn có khả năng chất khử chua. Chúng cũng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp dược phẩm nhằm điều chế chất nền thuốc viên.
  • Trong tráng men, thủ công mỹ nghệ, đá vôi đóng vai trò là chất làm trắng.
  • Cuối cùng, chúng còn được sử dụng để sản xuất phấn viết bảng, hỗ trợ quá trình sản xuất canxi cacbonat hoặc thạch cao, sunfat canxi ngậm nước.

Trên đây là bài viết của chúng tôi với từ khóa “đá vôi”. Nhìn chung, đá vôi không chỉ được sử dụng phổ biến trong chương trình hóa học thời trung học mà còn được ứng dụng rất linh hoạt trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng rằng, thông qua bài viết của ReviewAZ bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về chất này và sử dụng chúng một cách hợp lý, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Lưu huỳnh là gì? Những thông tin cơ bản về lưu huỳnh

Từ khóa » độ Ph Của đá Vôi