Đá Xu Bi – Wikipedia Tiếng Việt

Thực thể địa lý tranh chấpĐá Xu Bi
Ảnh vệ tinh chụp đá Xu Bi
Địa lý
Vị trí của đá Xu BiVị trí của đá Xu Biđá Xu Bi
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°55′25″B 114°05′5″Đ / 10,92361°B 114,08472°Đ / 10.92361; 114.08472 (đá Xu Bi)
Diện tích3.95 km2 (đất bồi đắp)
Quản lý
Quốc gia quản lý Trung Quốc
TỉnhHải Nam
Thành phốTam Sa
TrấnNam Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Quốc gia Philippines
Quốc gia Trung Quốc
Quốc gia Việt Nam

Đá Xu Bi[1] (tiếng Anh: Subi Reef; tiếng Filipino: Zamora; tiếng Trung: 渚碧礁; bính âm: Zhǔbì jiāo; Hán-Việt: Chử Bích tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 km về phía tây nam.

Ảnh chụp vệ tinh cụm Thị Tứ Đá Cái Vung Đảo Thị Tứ Đá Trâm Đức Đá Vĩnh Hảo Đá Tri Lễ Đá Hoài Ân Đá Xu Bi Ảnh chụp vệ tinh đá Xu Bi và các thực thể thuộc Cụm Thị Tứ (nguồn: NASA).

Đá Xu Bi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát rạn vòng này từ năm 1988[2] đến nay.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km.

Từ thời điểm chiếm đóng cho đến đầu năm 2015, Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che radar và một ngọn đèn biển tại đá Xu Bi. Ngoài ra, Trung Quốc còn có dự định xây một đường băng tại đây.[3]

Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Trung Quốc gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo đá Xu Bi, và đã hoàn tất nhiều công trình tại đây trong đó đáng chú ý là một đường băng 3.250m x 55m[4][5], dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông.

MapBản đồ đảo nhân tạo trên đá Xu Bi

Vũ trang hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài CNBC của Mỹ ngày 2-5-2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn.[6][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Nhóm phóng viên Biển Đông (ngày 8 tháng 7 năm 2011). “Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988”. Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ Laude, Jaime (23 tháng 7 năm 2012). “China building airstrip in reef near Pag-Asa Island?”. Philippine Star. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ “Trung Quốc xây thêm 2 đường băng phi pháp ở Biển Đông”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ Trung Quốc cho máy bay thử đường băng ở đá Xu Bi và đá Vành Khăn
  6. ^ Mỹ nói Trung Quốc sẽ 'lãnh hậu quả' vì quân sự hóa Biển Đông , 2-5-2018, tuoitre.vn.
  7. ^ Aufrüstung der Spratlys - USA drohen mit Konsequenzen, 4-5-2018, Spiegel
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây  • Đá Nam Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết  • Đảo Sơn Ca  • Đá Núi Thị  • Đá Lớn Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn  • Đảo Sinh Tồn Đông  • Đá Cô Lin  • Đá Len Đao Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa  • Đá Lát  • Đá Tây  • Đảo Trường Sa Đông  • Đá Đông  • Đảo Phan Vinh  • Đá Tốc Tan  • Đá Núi Le  • Đá Tiên Nữ Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang  • Bãi Thuyền Chài

Philippines chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc chiếm đóng

Cụm Thị Tứ: Đá Xu Bi Cụm Nam Yết: Đá Chữ Thập  • Đá Ga Ven Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma  • Đá Tư Nghĩa Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn

Đài Loan chiếm đóng

Cụm Nam Yết: Đảo Ba Bình

Malaysia chiếm đóng

Cụm Thám Hiểm: Đá Én Ca  • Đá Hoa Lau  • Đá Kỳ Vân  • Đá Kiêu Ngựa  • Bãi Thám Hiểm (Đá Gia Hội  • Đá Gia Phú  • Đá Sâu)

Chưa cónước nào chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa

Từ khóa » đá Bi