Đặc ân Thánh Phaolô - Lm JB. Lê Ngọc Dũng - Giáo Phận Nha Trang
Có thể bạn quan tâm
- Tin Tức
- Giáo Phận Nha Trang
- Giáo Hạt-Giáo Xứ
- Giáo Hạt Nha Trang
- Gx. Ba Làng
- Gx. Bắc Thành
- Gx. Cầu Ké
- Gx. Chánh Tòa
- Gx. Chợ Mới
- Gx. Giuse (Quân Trấn)
- Gx. Hòa Thuận
- Gx. Khiết Tâm
- Gx. Lương Sơn
- Gx. Ngọc Thủy
- Gx. Phước Hải
- Gx. Phước Hòa
- Gx. Phước Đồng
- Gx. Phù Sa
- Gx. Thanh Hải
- Giáo họ Xóm Nhỏ
- Gx. Thánh Gia
- Gx. Vĩnh Phước
- Giáo họ Ngọc Thanh
- Gx. Bình Cang
- Giáo Hạt Vạn Ninh
- Gx. Diêm Điền
- Gx. Dục Mỹ
- Gx. Ninh Trang
- Gx. Hòa Thanh
- Gx. Mỹ Hoán
- Gx. Gò Muồng
- Gx. Ninh Hòa
- Gx. Vạn Giã
- Gx. Vạn Xuân
- Giáo họ Xuân Sơn
- Gx. Thạch Định
- Giáo họ Hòn Khói
- Giáo Hạt Diên Khánh
- Gx. Cây Vông
- Gx. Cư Thịnh
- Gx. Đại Điền
- Gx. Đất Sét
- Gx. Đồng Trăng
- Gx. Đồng Dài
- Gx. Đồng Hộ
- Gx. Hà Dừa
- Gx. Khánh Vĩnh
- Gx. Diên Đồng
- Gh. Diên Tân
- Giáo Hạt Cam Lâm
- Gx. Bắc Vĩnh
- Gx. Hoà Nghĩa
- Gx. Hòa Tân
- Gx. Hòa Yên
- Gx. Hòa Bình
- Gx. Suối Hòa
- Gx. Tân Bình
- Gx. Vinh Trang
- Gx. Vĩnh An
- Gx. Vĩnh Bình
- Gx. Vĩnh Thái
- Gx. Cù Hin
- Giáo Hạt Cam Ranh
- Gx. Ba Ngòi
- Gx. Mỹ Thanh
- Gx. Xuân Ninh
- Gx. Hòa Do
- Gx. Nghĩa Phú
- Gx. Phú Nhơn
- Gx. Phú Phong
- Gx Antôn (Sông Cầu
- Giáo Hạt Phan Rang
- Gx. Phan Rang
- Gx. Cầu Bảo
- Gx. Mỹ Đức
- Gx. Tân Hội
- Gx. Tân Xuân
- Gx. Tấn Tài
- Giáo Hạt Ninh Hải
- Gx. Bình Chính
- Gx. Bà Râu
- Gx. Gò Đền
- Gx. Gò Thao
- Gx. Gò Sạn
- Gx. Hộ Diêm
- Gx. Hòn Thiên
- Gx. Thanh Điền
- Gx. Thái Hòa
- Gx. Thủy Lợi
- Giáo Hạt Ninh Phước
- Gx. Đá Trắng
- Gx. Liên Sơn
- Gx. Đá Hàn
- Gx. Phú Quý
- Gx. Bình Quý
- Gx. Nhị Hà
- Gx. Phước An
- Gx. Phước Thiện
- Gx. Bảo Vinh
- Gx. Cà Ná
- Giáo Hạt Ninh Sơn
- Gx. Hạnh Trí
- Gx. Quảng Thuận
- Gx. Song Mỹ
- Gx. Sông Pha
- Gx. Thạch Hà
- Gx. Triệu Phong
- Gx. Tầm Ngân
- Gx. Đồng Mé
- Gx. Trà Giang
- Giáo Hạt Nha Trang
- Các vị thừa sai
- Đền Thánh Mẹ Nhân Lành Khánh Vĩnh
- Sống Năm Đức tin
- Thánh ca năm Đức tin
- Gương sống Đức tin
- Giới Thiệu
- Thông Báo
- Tin Tức
- Đức Giám Mục Giáo Phận
- Các Đức Nguyên Giám Mục
- Đc Phaolô Nguyễn Văn Hòa
- Đc Phêrô Nguyễn Văn Nho
- Giáo Phủ
- Ban Tư Vấn Giáo Phận
- Hội Đồng Linh Mục
- Linh Mục
- Linh Mục Hạt Trưởng
- Linh Mục Đoàn
- Linh Mục Hưu Dưỡng
- Các Ban Giáo Phận
- Ban Giáo Dân
- Ban Giáo Lý
- Ban GD Công Giáo
- Ban Phụng Vụ
- Ban Thánh Nhạc
- Ban Ơn Gọi
- Ban Giáo Sĩ
- Ban Loan Báo Tin Mừng
- Ban Bác Ái Xã Hội
- Ban Truyền Thông
- Ban VH Công Giáo
- Ban Công Lý Hoà Bình
- Toà Án Giáo Phận
- Dòng Tu
- Dòng Ngôi Lời Nha Trang
- Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang
- Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang
- Nữ Lan San
- Dòng Carmel Nha Trang
- Frère Lasan
- Đan Viện Xitô Mỹ Ca
- Chủng Viện
- Chủng Viện Lâm Bích
- Đền Thánh Hành Hương
- Nhà Thờ Chính Toà
- GĐ Phanxicô Xaviê Nha Trang
- Giáo Hạt-Giáo Xứ
- Giáo Hội Hoàn Vũ
- ĐGH Phanxicô I
- Giáo Lý
- Hoạt Động
- Diễn Văn
- Giáo Triều Rôma
- Thánh Bộ Truyền Giáo
- Tin Tức
- Hiệp Nhất
- Đại Kết
- Đối Thoại Liên Tôn
- Năm Linh Mục
- Chân Dung Linh Mục
- Tin Tức
- Th. Gioan M.Vianney
- Văn Kiện
- ĐGH Phanxicô I
- Giáo Hội Á Châu
- Liên Hội Đồng GM Á Châu
- Tin Tức
- Giáo Hội Việt Nam
- Tin Tức
- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- VP Đại Diện Toà Thánh
- Các Uỷ Ban Giám Mục
- Các Giáo Phận
- Các Dòng Tu Tại Việt Nam
- Tuần tin
- Giáo Phận Nha Trang
- ĐCV Sao Biển
- Giới Thiệu
- Thông báo
- Tài liệu
- Thần học
- Triết học
- Mục Vụ
- Tin Tức
- Giáo Hạt-Giáo Xứ
- Giáo Hạt Nha Trang
- G.x Chánh Tòa
- G.x Ba Làng
- G.x Bắc Thành
- G.x Cầu Ké
- G.x Chợ Mới
- G.x Giuse (Quân Trấn)
- G.x Hòa Thuận
- G.x Khiết Tâm
- G.x Lương Sơn
- G.x Ngọc Thủy
- G.x Phước Hải
- G.x Phước Hòa
- G.x Phước Đồng
- G.x Thanh Hải
- G.x Vĩnh Phước
- G.x Núi Sạn
- G.x Thánh Gia (Vĩnh Trung)
- G.x Bình Cang
- Giáo Hạt Vạn Ninh
- G.x Diêm Điền
- G.x Dục Mỹ
- G.h Anna
- G.h Định Hòa
- Gx. Hòa Thanh
- G.x Gò Muồng
- G.x Mỹ Hoán
- G.x Ninh Hòa
- G.x Ninh Trang
- G.x Thạch Định
- G.x Vạn Giã
- G.x Xuân Sơn
- G.x Ninh Mã
- Giáo Hạt Diên Khánh
- G.x Cây Vông
- G.x Đại Điền
- G.x Đồng Hộ
- G.x Hà Dừa
- G.x Đồng Dài
- G.x Khánh Vĩnh
- G.x Đồng Trăng
- G.x Diên Đồng
- G.x Cư Thịnh
- Giáo Hạt Cam Lâm
- G.x Tân Bình
- G.x Bắc Vĩnh
- G.x Hòa Nghĩa
- G.x Hòa Tân
- G.x Hòa Yên
- G.x Cù Hin
- G.x Hòa Bình
- G.x Vĩnh Hòa
- G.x Vĩnh An
- G.x Vĩnh Bình
- Vĩnh Thái
- G.x Vinh Trang
- G.x Suối Hòa
- G.x Suối Dầu
- Giáo Hạt Cam Ranh
- G.x Nghĩa Phú
- G.x Phú Nhơn
- G.x Ba Ngòi
- G.x Phú Phong
- G.x Hòa Do
- G.x Mỹ Thanh
- G.x Xuân Ninh
- G.x Sông Cầu (Antôn)
- G.x Phú Đức
- G.x Khánh Sơn
- Giáo Hạt Phan Rang
- G.x Phan Rang
- G.x Tân Hội
- G.x Tấn Tài
- G.x Mỹ Đức
- G.x Tân Xuân
- G.x Cầu Bảo
- Giáo Hạt Ninh Hải
- G.x Bà Râu
- G.x Bình Chính
- G.x Gò Đền
- G.x Gò Sạn
- G.x Gò Thao
- G.x Hòn Thiên
- G.x Thủy Lợi
- G.x Thái Hòa
- G.x Thanh Điền
- G.x Hộ Diêm
- Gx. Ninh Căn
- Giáo Hạt Ninh Phước
- G.x Bảo Vinh
- G.x Bình Quý
- G.x Đá Trắng
- G.x Liên Sơn
- G.x Nhị Hà
- G.x Phú Quý
- G.x Phước An
- G.x Phước Thiện
- G.x Đá Hàn
- G.x Cà Ná
- Giáo Hạt Ninh Sơn
- G.x Hạnh Trí
- G.x Quảng Thuận
- G.x Song Mỹ
- G.x Sông Pha
- G.x Thạch Hà
- G.x Triệu Phong
- G.x Tầm Ngân
- G.x Đồng Mé
- G.x Trà Giang
- Giáo Hạt Nha Trang
- Đoàn thể
- Gia trưởng
- Hiền mẫu
- Giới trẻ
- Sinh Viên
- Legio Mariae
- Giáo Lý Viên
- Các Ban Giáo Phận
- Ban Giáo Dân
- Ban Giáo Lý
- Ban GD Công Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Suy Niệm Chúa Nhật
- Suy Niệm Hằng Ngày
- Văn Kiện
- Văn Kiện Tòa Thánh
- Văn Kiện HĐGMVN
- Thư Chung
- Thư Mục Vụ HĐGMVN
- Tập Sạn Hiệp Thông
- Tuần Tin HĐGMVN
- Văn Hóa
- Liên hệ
- Trang nhất
- Tin Tức
- Tòa Án Hôn Phối
1. Ý nghĩa
Hôn nhân giữa hai người không chịu phép Rửa tội được tháo gỡ nhờ đặc ân thánh Phaolô vì lợi ích đức tin của người đã được Rửa tội do chính sự kiện người ấy tái hôn, miễn là người không được Rửa Tội chia tay người ấy (đ 1143§1). Thông thường việc kết hôn giữa hai người đã không được Rửa tội (hai người lương), theo giáo thuyết Công giáo là thành sự, tạo thành dây hôn phối bất khả phân ly. Sự ly dị của hai người lương, ngay cả khi được tòa án dân sự công nhận, cũng không tiêu hủy được dây hôn phối. Vì vậy, cho dù đã ly dị, họ vẫn mắc ngăn trở dây hôn phối, không thể tiến tới kết hôn hữu hiệu với người Công giáo. Để tháo cởi dây hôn phối giữa hai người lương, cần phải nhờ đến Đặc ân Thánh Phaolô. Đặc ân này ban cho người lương khi người này theo đạo và tiến tới kết hôn theo thể thức Công giáo. Đặc ân có mục đích trợ giúp đức tin cho người tân tòng, dựa trên giáo huấn của Thánh Phaolô, trong thư 1Cr 7,12-16: (12) Còn với những người khác, thì tôi nói, chính tôi chứ không phải Chúa: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. (13) Người vợ nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng. (14) Thật vậy, chồng ngoại đạo được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hóa nhờ người chồng có đạo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ là ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh. (15) Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau! (16) Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu anh chẳng cứu được vợ?2. Những quy định pháp lý
Những điều kiện thiết yếu để áp dụng đặc ân thánh Phaolô là: - Đã có kết hôn giữa hai người không được Rửa tội (lương). Nếu chỉ có một người trong đôi vợ chồng đã Rửa tội Tin Lành hay Chính Thống… thì đặc ân cũng không được ban. - Sau đó một người và chỉ một người trong hai người đó, được Rửa tội. Nếu bên người lương kia cũng bằng lòng theo đạo thì đặc ân không được ban.[1] - Sự "chia tay" của bên không Rửa tội.[2] Ngoài ra, Giáo luật thêm quy định: Sau khi được Rửa tội, nếu người này gây ra nguyên nhân để người kia chia tay một cách chính đáng, thì đặc ân cũng không được ban (đ. 1143§2).[3] Khi hội đủ những điều kiện và khi tân tòng kết hôn thì hôn nhân trước được giải gỡ "theo luật định". Cha sở cứ tiến hành chứng hôn theo những nguyên tắc của bộ Giáo luật, không cần xin phép hay được ban quyền từ Đấng Bản quyền địa phương hay Tòa Thánh, ngoại trừ một số quy định riêng biệt.1) Sự "chia tay" phải hiểu theo nghĩa pháp lý
Sự “chia tay” trong đặc ân Thánh Phaolô không được hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng theo nghĩa của Giáo luật quy định: Người không chịu phép Rửa tội được kể là chia tay, nếu không muốn sống chung với người đã được Rửa tội hay không muốn sống chung hòa thuận mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa, trừ trường hợp sau khi chịu phép Rửa tội, người được Rửa tội đã gây ra nguyên nhân khiến người kia được chia tay một cách chính đáng (đ. 1143§2). Để hiểu được đặc ân Thánh Phaolô, cần nhìn lại bối cảnh thời các Tông đồ. Trong thư thứ nhất Corintô, Thánh Phaolô ngài nói với những "người anh em" tức là những người mới tin theo Đức Kitô (x. 1Cr 7,12-13). Ngài nhận thấy người vợ hay chồng của những "anh em này" vẫn là người ngoại đạo. Người vợ hay chồng ngoại đạo đó có thể chống lại Kitô giáo, gây khó khăn cho cuộc sống chung hòa bình của người chồng hay vợ mới theo đạo (x. 1Cr 7,15). Vì vậy, Thánh Phaolô ban đặc ân xóa bỏ hôn phối để bên tân tòng dễ dàng sống đạo và có thể thiết lập một hôn nhân mới khác. Cũng trong ý nghĩa nêu trên, bên ngoại đạo được kể là muốn "chia tay" không nhất thiết phải là người này đã chủ động chia tay, nhưng cũng được kể là "chia tay" khi người này, đã gây ra sự bách hại hay gây ra sự không chịu đựng nỗi về thể lý hay tinh thần khiến bên tân tòng phải chủ động chia tay. Người lương này có thể vẫn muốn sống chung nhưng lại chống Kitô giáo. Vì vậy, Giáo luật quy định phải chất vấn: "người này có muốn sống chung hoà thuận với người đã được Rửa Tội mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hoá hay không" (đ. 1144§1). "Xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa", theo thánh Ambrosio vào thế kỷ thứ tư, có ý nói đến những tình trạng người lương cấm cách người tân tòng giữ đạo hoặc giáo dục con cái theo tinh thần Kitô giáo hoặc đòi hỏi thực hiện tính dục đồi bại. Người lương này, tuy vẫn muốn sống chung, nhưng xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa.[4] Trong trường hợp người lương tuy vẫn không muốn ly dị nhưng lại xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa, đặc ân Thánh Phaolô vẫn được phép ban, để trợ giúp đức tin cho người tân tòng. Ngược lại, trong trường hợp bên người lương vẫn không muốn ly dị và cũng không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa, thì bên tân tòng không có lý do gì để chia tay, vì vẫn được an bình sống đạo. Trong hoàn cảnh này, đặc ân không được ban. Việc ban đặc ân để trợ giúp đức tin cho người tân tòng trong trường hợp này không còn ý nghĩa.2) Người được Rửa tội gây ra chia tay
Đặc ân không được ban nếu: người được Rửa tội đã gây ra nguyên nhân khiến người kia được chia tay một cách chính đáng (đ. 1143§2). Về phía người tân tòng, để được hưởng đặc ân, phải có cuộc sống đúng đắn, không gây ra nguyên nhân khiến người lương kia phải chia tay một cách chính đáng. Luật chỉ quy định gây ra nguyên nhân chia tay của bên tân tòng là “sau khi chịu phép Rửa tội”. Vì vậy, nguyên nhân gây chia tay của người này “trước khi” được Rửa tội thì không kể là cản trở cho việc hưởng đặc ân. Chữ “chính đáng” ở đây được hiểu là bên người lương có lý do chính đáng để chia tay. Ví dụ, người chồng tân tòng ngoại tình, hay đánh đập, mắng chửi vợ… thì làm cho bên vợ ngoại giáo có lý do chính đáng để chia tay chồng. Trong trường hợp này, người chồng tân tòng này không được ban đặc ân Thánh Phaolô. Tuy nhiên, nếu bên tân tòng chỉ có “gợi ý” cho bên kia chia tay trước hay sau khi mình được Rửa tội, thì không kể là đã gây cho lương bên kia có cớ chính đáng để chia tay. Sự gợi ý này không có nghĩa là sự có lỗi gây ra chia tay, nên đặc ân vẫn được ban.[5] 3) Vấn đề gây cớ chia tay trước hay sau Rửa tội? Theo luật gia Cappello,[6] mà Beal trích dẫn, nếu tân tòng đã gây ra chia tay “trước” khi được Rửa tội thì vẫn có thể được hưởng đặc ân; tội lỗi này không ngăn cản sự hưởng đặc ân vì bí tích Rửa tội xóa bỏ tội lỗi của con người cũ.[7] Tuy nhiên, đây là áp dụng luật cho những trường hợp ban đặc ân Thánh Phaolô một cách rất đúng theo ý nghĩa ban đầu. Khi đó, người lương tin theo đạo và được Rửa tội, trở thành người tân tòng trước khi có vấn đề chia tay vợ chồng. Đặc ân giúp người tân tòng được tự do sống đức tin trong một hôn nhân mới với người Công giáo. Đa số trường hợp ngày nay thì khác: người lương muốn tiến tới kết hôn với người Công giáo trước đã, sau đó mới theo đạo để hưởng đặc ân. Hiếm khi có trường hợp là đã có chủ ý theo đạo trước khi kết hôn. Vì vậy, với lý do mục vụ, không cho hưởng đặc ân Thánh Phaolô khi người tân tòng đã gây ra nguyên cớ để người kia chia tay một cách chính đáng ngay cả trước khi người này được Rửa tội. Ví dụ: Một người lương vì đã có ý muốn kết hôn với người Công giáo, đã đi lại hay ngoại tình với người Công giáo; hoặc đã đối xử tệ bạc khiến vợ hay chồng ngoại giáo của mình phải chia tay, “trước khi” mình được Rửa tội. Nếu cho người lương này được hưởng đặc ân thánh Phaolô thì quả thực là đã cộng tác vào sự xấu.4) Chất vấn (interpellatio)
Theo luật, để “được kể là chia tay” phải được kiểm chứng qua sự chất vấn, theo như điều 1144§1 quy định. Nếu không, việc tái hôn không thành sự: Để người được Rửa tội tái hôn thành sự, thì luôn luôn phải chất vấn người không chịu phép Rửa tội để biết: - người này có muốn được Rửa tội hay không; - ít là người này có muốn sống chung hòa thuận với người đã được Rửa tội mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa hay không (đ. 1144§1). Việc chất vấn được làm sau khi bên lương đã được Rửa tội. Nếu vì lý do quan trọng phải làm trước khi ban bí tích Rửa tội thì phải xin phép Đấng Bản quyền (đ. 1144§2). Việc chất vấn có thể qua một thủ tục đơn giản, ngoại tư pháp, do Đấng Bản quyền (hành pháp), hoặc cha sở, hay ngay cả bên trở lại làm riêng tư khi có khó khăn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp sự kiện chất vấn và kết quả của việc chất vấn phải được xác minh ở tòa ngoài (đ. 1145). Vì vậy, bất cứ ai thực hiện việc chất vấn, ngay cả bên trở lại làm riêng tư, cũng phải làm bản xác nhận, ký tên, và cha sở lưu vào hồ sơ. Nếu bên được chất vấn từ chối trả lời thì đặc ân vẫn được ban (đ. 1144).5) Xin miễn chuẩn việc chất vấn
Nhiều khi cha sở thấy rõ việc chất vấn không thể thực hiện được, hoặc có chất vấn cũng vô ích, ví dụ như thấy họ đã có giấy ly dị dân sự, bên kia vẫn là người lương và đã có vợ chồng khác rồi. Tuy vậy, cha sở cũng không được tự động bỏ qua, nhưng phải xin Đấng Bản quyền miễn chuẩn việc chất vấn, cho dù thấy không thể thực hiện được hoặc có chất vấn cũng vô ích. Việc chất vấn phía bên người lương là một điều kiện để việc cử hành đặc ân thánh Phalô được “thành sự”. Nếu bỏ việc chất vấn mà không xin miễn chuẩn chất vấn, việc kết hôn sẽ vô hiệu (đ. 1144).[8]6) Thực hành chất vấn trong đặc ân thánh Phaolô
Sự ly dị của hai người lương ở tòa án dân sự, cho dù có chứng thư ly dị cũng không đủ để kể là "chia tay" theo Giáo luật. Vì vậy, cần phải chất vấn (interpellatio) như Giáo luật quy định thì mới đủ. Hiện nay, đa số trường hợp là đôi vợ chồng người lương đã chia tay hay đã ly dị trước khi tiến hành cho hưởng đặc ân. Nếu đặt câu hỏi y như luật định thì thấy có những vô nghĩa hay dư thừa, nên đề nghị được chuyển thành 2 câu hỏi tế nhị như sau: - Ông/bà còn có muốn tái hợp với ông/bà. .. này nữa không? - Ông/bà có khi nào muốn theo đạo Công Giáo không? Nếu câu trả lời là "muốn tái hợp", nghĩa là vẫn muốn sống chung, thì không thể cho hưởng đặc ân, trừ khi người lương này không cho bên tân tòng giữ đạo hay làm điều xấu xa, đồi bại (nghĩa là xúc phạm đến Chúa). Nếu câu trả lời là “có muốn theo đạo” thì bên tân tòng cũng không được nhận đặc ân. Nếu người này muốn theo đạo thì lý do bảo vệ đức tin cho người tân tòng không tồn tại, nên không còn lý do để ban đặc ân để xóa bỏ hôn phối và cho tái hôn.[9] Thánh Phaolô nói đến người vợ hay chồng kia là “ngoại đạo”, nghĩa là không có ý muốn theo đạo hay theo đạo: "Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc" (1Cr 7,15) Sau đó, nên hỏi thêm một ít để biết lý do họ chia tay, để thẩm định rằng bên tân tòng – người xin đặc ân, có gây ra cớ để bên ngoại đạo chia tay một cách chính đáng không.7) Vấn đề mục vụ
Có một số vấn đề liên quan đến mục vụ, nên lưu ý: - Trong việc áp dụng đặc ân Thánh Phaolô, khi người xin đặc ân lại không muốn theo đạo, sẽ thắc mắc: "Tại sao bên đạo lại bắt tôi theo đạo mới cho kết hôn?".[10] Nên cho họ biết rằng, theo luật Công giáo thì chính hôn nhân trước của hai người lương đã tạo thành dây hôn phối. Theo giáo thuyết đạo Công Giáo thì họ đang mắc ngăn trở dây hôn phối, không được kết hôn với người Công giáo. Tuy nhiên khi họ theo đạo, thì họ được hưởng một "đặc ân". Giáo hội không đòi theo đạo như là một điều kiện bắt buộc để cho phép kết hôn với người Công giáo. Giáo Hội vẫn ban miễn chuẩn cho kết hôn khác đạo, chứ không đòi buộc theo đạo mới cho kết hôn. Ở đây, vấn đề là được “hưởng đặc ân” do việc tự nguyện theo đạo. - Người lương theo đạo, để được hưởng đặc ân, trước tiên phải là một tân tòng có đức tin. Vì vậy không được chấp thuận rút ngắn thời gian dự tòng. Họ nên được học giáo lý và trải qua thời gian dự tòng ít là 6 tháng cho đầy đủ. Khi có hồ nghi về sự chân thành trở lại đạo của người tân tòng, đặc ân Thánh Phaolô không được phép ban, dù bên lương đã được Rửa tội.[11] - Nên cho đôi bạn biết trước, việc bên lương theo đạo không đương nhiên cha sở bị buộc phải cho họ hưởng đặc ân thánh Phaolô để kết hôn. - Nên tránh Rửa tội cho họ một vài ngày trước khi cử hành kết hôn. Thời Thánh Phaolô họ đã là tân tòng, nghĩa là đã theo đạo và sống đạo một thời gian. Và hơn nữa, Giáo luật quy định một số công việc phải làm "sau khi" được Rửa tội, trước khi ban đặc ân như sau: - Không được ban đặc ân khi: Sau khi chịu phép Rửa Tội, người được Rửa Tội đã gây ra nguyên nhân khiến người kia chia tay một cách chính đáng (đ. 1143§2). - Thực hiện việc chất vấn sau khi được Rửa tội: Việc chất vấn này phải được thực hiện sau khi đương sự đã được Rửa Tội nhưng vì một lý do quan trọng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép thực hiện việc chất vấn ấy trước khi đương sự được Rửa Tội (đ. 1144§2).8) Kết hôn với một Kitô hữu không Công giáo
Thông thường, người lương theo đạo Công Giáo được hưởng đặc ân Thánh Phaolô để kết hôn với người Công giáo. Tuy nhiên Bản Quyền địa phương cũng có thể cho phép bên tân tòng Công giáo kết hôn với một Kitô hữu không Công giáo (Vd. Tin Lành, Anh Giáo), hoặc ban miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo để kết hôn với người lương, chiếu theo quy tắc của điều 1147: Tuy nhiên vì một lý do nghiêm trọng, Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép bên đã được Rửa tội dùng đặc ân thánh Phaolô để kết hôn với bên không Công giáo đã được Rửa tội hay không, nhưng cũng phải tuân giữ những điều mà luật đã quy định về hôn nhân hỗn hợp (đ. 1147).9) Người lương, sau kết hôn, theo một Kitô giáo
Một người lương đã kết hôn bên lương, sau đó lại được Rửa tội trong một cộng đoàn thuộc một giáo hội hay một cộng đoàn giáo hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo (Vd. Anh Giáo, Tin lành…), thì vẫn được hưởng đặc ân để kết hôn với bên Công giáo.[12] [1] Thời các Tông Đồ, họ là những người tân tòng, nghe rao giảng và đã theo đạo. [2] x. J.P. BEAL et alii, New Commentary on the Code of Canon Law, Paulist Press, New York 2000,1365. [3] Nếu người lương đã theo đạo đó có những hành vi xấu nghiêm trọng, khiến cho người lương kia có lý do chính đáng để chia tay; ví dụ, có những hành vi bạo hành, ngoại tình... [4] x. Ibid. [5] x. Ibid. [6] x. F.M. CAPPELLO, De matrimonio, n. 770. [7] x. J.P. BEAL et alii, New Commentary…, 1366. [8] Giấy ly dị dân sự không thay thế được cho việc chất vấn. Nếu không chất vấn và cũng không xin phép miễn chất vấn, hôn nhân vô hiệu. [9] Điều này chứng tỏ việc họ chia tay và có giấy ly dị cũng chưa đủ. Còn phải xác định thêm bên ngoại đạo kia không có ý muốn theo đạo. [10] Thắc mắc cho thấy, việc áp dụng đặc ân cho những người này quả là không đúng với ý Thánh Phaolô. Vì vào thời ngài, người lương đã nghe giảng và theo đạo, trước khi kết hôn mới. [11] Sự đòi hỏi học ít là 6 tháng này được dựa vào bản chất của đặc ân, là đức tin và hổ trợ đức tin cho người tân tòng. Một cách tương tự, huấn thị Potestas Ecclesiae của Bộ giáo lý Đức Tin, năm 2001, đòi hỏi để ban Đặc Ân Đức tin như sau: "Đức Giám Mục không được gởi thỉnh cầu lên Bộ Giáo Lý Đức Tin nếu có sự hồ nghi về sự chân thành trở lại đạo của người đứng đơn hay lời hứa của người kia trong hôn nhân, dù một hay cả hai đã nhận phép rửa tội" (đ. 7§3). [12] x. J.P. BEAL et alii, New Commentary…, 1366, Trả lời của Bộ GLĐT, 30-8-1976, CLD 8, 837-840.Lm JB. Lê Ngọc Dũng
Nguồn: http://giaoluatconggiao.comTổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu TweetNhững tin mới hơn
-
Hướng dẫn đơn xin và tư vấn Giáo luật hôn nhân - Lm. JB. Lê Ngọc Dũng
(05/01/2021) -
ĐTC Phanxicô khuyến khích Tòa Rota luôn quan tâm đến lợi ích của con cái khi tuyên bố hôn nhân vô hiệu
(31/01/2021) -
Hướng dẫn đệ đơn Tòa án Hôn phối - Lm. JB. Lê Ngọc Dũng
(20/02/2021) -
Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức ngày học hỏi Huấn thị năm 2021...
(25/04/2021) -
ĐTC khích lệ và cám ơn hội chuyên giúp đỡ các đôi hôn nhân...
(09/11/2021) -
ĐTC thúc giục các giám mục Ý giải hôn phối đơn giản và mau lẹ
(29/11/2021) -
ĐTC tiếp đoàn thẩm phán của Tòa Thượng thẩm Rota
(28/01/2022) -
ĐTC khai mạc năm tư pháp của Tòa án Quốc gia thành Vatican
(13/03/2022) -
ĐTC Phanxicô: Công lý phục vụ phẩm giá con người và công ích
(10/04/2022) -
Đức Thánh cha tiếp kiến Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma
(28/01/2023)
Những tin cũ hơn
-
Thành sự hóa hôn nhân - Lm JB. Lê Ngọc Dũng
(16/08/2020) -
Đức Giám mục Luy Nguyễn Anh Tuấn nói về 'Ngoại tình và Tha thứ'
(07/06/2020) -
ĐTC Phanxicô khai mạc Năm Tư pháp thứ 91 của Tòa án Vatican
(16/02/2020) -
ĐTC tiếp các thẩm phán Toà Thượng Thẩm Rota Rôma
(30/01/2020) -
Giáo hội Philippines hoan nghênh Tòa án Tối cao bác bỏ hôn nhân đồng tính
(17/01/2020) -
Đặc Ân Thánh Phaolo và đặc ân Thánh Phêrô
(21/09/2019) -
Bộ Giáo Luật 1983
(01/08/2019) -
Ấn Độ: Một bác sĩ Công Giáo khẳng định việc mang thai hộ là có tội
(21/07/2019) -
Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề “Hiếm muộn - Thụ tinh nhân tạo - Mang thai hộ”
(22/06/2019) -
ĐGM Louis Nguyễn Anh Tuấn trả lời về vấn đề: Quyền trên thân xác người phối ngẫu và ‘Tiết dục trong Hôn nhân’
(25/05/2019)
Tin mới nhất
- Diễn văn của Phanxicô cho các tham dự viên cuộc họp được tổ chức bởi Tòa Thượng thẩm Rôma
- Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội
- Lạm dụng tình dục trẻ em: Một nhận định trên phương diện y học, xã hội, luân lý và mục vụ Công giáo - Nữ tu Êlisabeth Trần Như Ý Lan, CND
- Ủy ban Loan báo Tin Mừng: Kế hoạch thực hiện sống Năm Thánh 2025 - Cùng nhau Loan báo Tin Mừng
- Hình ảnh ngày sinh hoạt và Thánh lễ mừng bổn mạng TNTT Hiệp đoàn Chúa Kitô Vua, giáo hạt Ninh Sơn ngày 24.11.2024.
Kết nối
Thống kê
- Đang truy cập164
- Máy chủ tìm kiếm40
- Khách viếng thăm124
- Hôm nay4,126
- Tháng hiện tại711,806
- Tổng lượt truy cập52,880,754
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Quên mật khẩu?Từ khóa » Jb. Lê Ngọc Dũng
-
Thành Viên GLCG
-
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC TÒA ÁN HÔN PHỐI - JB. Lê Ngọc Dũng
-
CẨM NANG: 11: TÒA ÁN HÔN PHỐI – JB. Lê Ngọc Dũng
-
Giải đáp Thắc Mắc Hôn Nhân - JB. Lê Ngọc Dũng
-
Hướng Dẫn đơn Xin Và Tư Vấn Giáo Luật Hôn Nhân - Lm. JB. Lê Ngọc ...
-
Hướng Dẫn Thành Lập Tu Hội Của Toàn Thánh - JB. Lê Ngọc Dũng
-
Ý Nghĩa "Một Giáo Hội đồng Hành" - Lm JB. Lê Ngọc Dũng
-
Khóa Mục Vụ Tư Pháp Tại Tòa Giám Mục Nha Trang
-
Cẩm Nang: 10- Ly Thân Mà Dây Hôn Phối Vẫn Còn - JB. Lê Ngọc Dũng
-
Giáo Luật
-
DÒNG CHỊ EM CON ĐỨC MẸ MÂN CÔI BÙI CHU - Tác Giả
-
HƯỚNG DẪN GIÁO LUẬT BÍ TÍCH HÔN NHÂN - JB. Lê Ngọc Dũng
-
TIẾN TRÌNH THỦ TỤC VỤ ÁN VÔ HIỆU HÔN NHÂN - JB. Lê Ngọc ...