Đặc Công Việt Nam - COS Shop
Có thể bạn quan tâm
COS shop |
|
Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Mô hình chiến sĩ đặc công Rừng Sác Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo.Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.Ngày truyền thống:19 tháng 3 năm 1967 .Tổ chức hiện nay- Bộ Tham mưu
- Cục Chính trị
- Cục Hậu cần
- Cục Kỹ thuật
- Trường Sĩ quan Đặc công.
- Đoàn M1 Đặc công Biệt động. Thành lập năm 1968. Có 3 đơn vị được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Hiện nay là lực lượng chuyên trách phòng chống khủng bố, bạo loạn.
- Đoàn Đặc công 5
- Đoàn Đặc công 113.
- Đoàn Đặc công 198.
- Đoàn Đặc công 429.
- Các tiểu đoàn đặc công:
- Ngày thành lập (Ngày truyền thống binh chủng): 19 tháng 3 năm 1967
- Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập :
- 9 tiểu đoàn đặc công
- Trường bổ túc cán bộ
- 3 cơ quan.
- Đặc công bộ
- Đặc công nước
- Đặc công biệt động
- Dùng tàu thuyền chiến đấu hỗ trợ cho bộ binh đi càn quét
- Đánh phá căn cứ, ngăn chặn tiếp tế, vận chuyển của Việt Minh
- Dùng đường thủy để tiếp hậu cần cho quân Pháp trên đất liền
Ký ức đoàn đặc công 113
Các chiến sĩ đặc công hăng say luyện tập trên thao trường. Đoàn đặc công 113 ra đời trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tham gia nhiều trận đánh lớn, góp công thống nhất đất nước.Đoàn đặc công 113 ra đời ngày 3/6/1972 (cách đây 39 năm) tại một khu rừng bên suối Bà Hào, chiến khu D (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Trước đó, các đơn vị tiền thân như tiểu đoàn 174 pháo binh hỏa tiễn ĐKB, tiểu đoàn 9, tiểu đoàn đặc công 12 đã chiến đấu trên đất Đồng Nai ngay từ những năm đầu thời kỳ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ.Chỉ trong ba năm (1972-1975) đoàn 113 vừa xây dựng căn cứ, hành lang, bàn đạp vững chắc, vừa bám chắc các mục tiêu, liên tục thâm nhập vào căn cứ, hậu cứ địch. Đoàn 113 đã tham gia đánh hiệp đồng trong nhiều chiến dịch, giành những chiến công không nhỏ. Cụ thể đoàn đặc công 113 đã đánh hơn 256 trận, phá hủy phá hỏng hàng trăm máy bay, hàng trăm ngàn tấn bom đạn, xăng dầu, nhiều cầu tàu và phương tiện chiến tranh hiện đại, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên Mỹ ngụy.Ở Đồng Nai, hai mục tiêu trọng yếu được giao cho đoàn là sân bay Biên Hòa và tổng kho Long Bình. Trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đoàn đánh chiếm căn cứ Hốc Bà Thức, giữ cầu Hóa An, cầu Ghềnh, giải phóng đoạn xa lộ Xóm chợ - ấp Xuân Thôn, phát triển tiến công về hướng Thủ Đức. Những cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, đặc biệt tại cầu Ghềnh và cầu Hóa An. Trong 3 ngày đêm, từ 4h30 phút sáng ngày 27/4 đến 4h sáng ngày 30/4/1975, các chiến sĩ đoàn 113 đã chiến đấu vô cùng quyết liệt với lực lượng địch đông hơn gấp bội đang điên cuồng phản kích quyết giữ cầu. Hơn 60 cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã anh dũng hy sinh để bảo vệ hai cây cầu trên đất Đồng Nai cho đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn.Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, đoàn 113 được điều động trở ra miền Bắc. Chẳng bao lâu sau, tháng 10/1977 tiểu đoàn 27 cấp tốc vào Kiên Giang bảo vệ biên giới Tây Nam, các đơn vị khác của đoàn cũng lần lượt lên biên giới. Suốt 10 năm (1977-1987), đoàn đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận, bảo vệ vững chắc biên giới, làm tròn nhiệm vụ quốc tế được giao.Với những chiến công chói lọi, đoàn đã ba lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng: lần thứ nhất ngày 8/9/1975, lần thứ hai ngày 19/12/1979 và lần thứ ba ngày 9/8/2000.Cách đây mấy năm, tác giả bài viết này trong một lần gặp gỡ các cựu chiến binh miền Đông Nam Bộ, đã vinh dự gặp Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đồng Nam, nguyên trung đoàn trưởng đầu tiên của đoàn đặc công 113.Ông không nói nhiều về mình, chỉ đau đáu dặn dò thế hệ sau: “... tri ân tới các mẹ, các chị từ mọi miền đất nước đã góp cho đoàn đặc công 113 những người thân yêu nhất của mình, không ít trong số ấy mãi mãi không về. Máu các anh đã góp phần tô thắm lá cờ truyền thống Anh hùng của đoàn đặc công 113 yêu dấu...”. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng (áo xanh), đứng bên các đồng đội. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Đồng Nai hiện nay, ngày 1/1/1969 là phó phòng đặc công miền. Vào 0h ngày 12/5/1969, 201 cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 5 do Nguyễn Thanh Tùng chỉ huy dũng mãnh tiến công bằng thủ pháo, lựu đạn vào căn cứ Tích Ních của lữ 1 thuộc sư đoàn Kỵ binh bay và sở chỉ huy sư bộ binh 1 Anh cả đỏ của Mỹ. Đến 1h47 phút ta hoàn toàn làm chủ trận địa, loại khỏi vòng chiến đấu 1.106 địch, bắn cháy 21 máy bay, 105 xe quân sự, phá hủy 20 khẩu pháo và nhiều phương tiện khác, quân ta rút lui an toàn. Đến tháng 6/1969, lúc 0h ngày 6, ta tập kích lần hai khi địch đang tập trung binh khí hỏa lực chuẩn bị cho đợt càn quét lớn, ta loại gần 1.000 tên địch, phá hủy 8 khẩu pháo, 12 máy bay, 30 xe quân sự, san phẳng 30 lô cốt, 50 hầm ngầm, 3 nhà kho... Đọc thêm: Bộ đội đặc công Việt Nam:>> Vũ khí của đặc công nước>> Bộ đội đặc công gây ấn tượng trong tập luyện diễu binh>> Diễn tập chống khủng bố trên sông Hồng>> Xem bộ đội đặc nhiệm Bộ Tổng tham mưu tập luyện>> Bộ đội đặc công luyện tập Đặc nhiệm các nước trên thế giới:>> Các lực lượng đặc nhiệm trong quân đội Mexico>> Vài nét về Đội V, cây gậy của KGB>> Đặc nhiệm Alpha, người anh của Vympel>> KCT - Lực lượng đặc biệt của Hà Lan>> UDT/SEAL, 'cá mập ăn thịt' của Hàn Quốc>> SEALS: Lực lượng đột kích mạnh nhất của MỹNguồnHuyền thoại về đặc công "Việt cộng"
Với cách đánh luồn sâu, đánh hiểm, đánh trúng yếu huyệt và cơ quan đầu não đối phương, hai tiếng "đặc công" nhuốm đầy màu sắc huyền thoại. Giày lò xoChướng ngại đầu tiên người lính đặc công phải vượt qua là các loại rào kẽm gai nhiều tầng, nhiều lớp như : rào bùng nhùng, rào mái nhà, rào chống B40 và cả hàng rào điện tử. Giữ kỷ lục là căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu (Quảng Trị) với hàng rào dày tới 23 lớp. Bên dưới lớp rào là bãi mìn dày đặc với các loại claymore, con cóc, mìn râu, mìn lá... nhiều tầm sát thương. Người lính phải biết vận dụng đủ giác quan, từ xúc giác của tay để sờ, khứu giác để ngửi, thính giác, thị giác để để quan sát, nghe ngóng, phán đoán và cả... giác quan thứ sáu để thoát hiểm. Đó là phương châm thuộc nằm lòng "tai nghe, mắt thấy, tay sờ, chân đến và đoán đúng". Những chuyến đi trinh sát điều nghiên như vậy tuyệt đối không được để lại dấu vết. Khi đêm xuống, một tổ đặc công trườn người sát đất, lặng lẽ móc từng móc rào lên, đánh dấu, vô hiệu hóa các loại mìn, chui sâu vào hang ổ kẻ thù, giữa hàng rào lính địch tuần tra, canh gác dày đặc. Lúc trở ra, họ phải tái lập hiện trường như cũ để không bị phát hiện. Bước vào trận tấn công, nếu toán thọc sâu bị lộ, lực lượng nằm vòng ngoài có thể dùng kỹ thuật cá nhân nhảy qua từng vòng rào vào sâu cứu viện. Các phương tiện tuyên truyền của địch thường lu loa rằng đặc công Việt cộng được trang bị loài giày "lò xo" đặc chủng của Liên Xô có thể phóng xa và cao cả chục mét. Kỳ thực, đây là kỹ thuật hoàn toàn do tập luyện đến độ thành tuyệt kỹ, mà đối phương, theo cách nghĩ thông thường, không thể nào hiểu nổi. Trị thú dữVòng trong các căn cứ đóng quân, căn cứ hậu cần, kho bom đạn, kho nhiên liệu, sân bay... luôn có đám quân khuyển berger được huấn luyện để lùng sục, đánh hơi và rất hung dữ. Đây cũng là một kẻ thù đáng gờm, và như các chiến sĩ đặc công từng nói, một con berger còn đáng sợ hơn một tiểu đội lính Mỹ. Để hạ bọn thú này, có nhiều bí quyết. Cách thông thường là trước khi đột nhập, lính đặc công mặc độc một chiếc quần lót nằm phơi sương mấy đêm liền, làm mất hết hơi người, hoặc bôi vào người một loại thuốc khử mùi. Nhiều khi đặc công đang ém mình ngụy trang, chó berger đến ngửi từ đầu đến chân rồi bỏ đi. Coi như cái mũi đánh hơi nhạy bén của lũ berger không còn tác dụng. Cũng có khi phải đụng đầu trực diện, như trong trận đánh kho bom Thành Tuy Hạ, bên trong có đội quân khuyển hơn 100 con. Khi phát hiện ra trinh sát ta, một con berger to như con bê lao tới. Chỉ bằng một cú xoay người và lia ngang một đòn dao găm, cổ con berger bị cắt đứt gọn.Nào chỉ có chó, ngay cả đàn ngỗng cũng được huấn luyện thành những tên lính cảnh giới đáng sợ. Ngỗng có khả năng đánh hơi và phát hiện tiếng động dù rất nhẹ. Phản ứng của chúng là kêu toáng lên báo động và kéo cả đàn cùng tấn công. Bị vây giữa đám giặc có mỏ và có cánh này kể như phiền phức to. Tuy nhiên ngỗng lại rất sợ rắn. Lính ta chỉ cần bứt những cọng môn (dọc mùng) hay những sợi dây dài giả làm rắn. Gặp phải thứ rắn giả này, ngỗng chỉ còn biết co cổ, nằm im.Trong các đội quân chư hầu tham chiến tại chiến trường Việt Nam, quân một nước hay sử dụng nhiều cách phòng thủ "quái chiêu" nhất. Một trong những cách đó là sử dụng rắn độc làm "hàng rào"che chắn. Tại nơi đóng quân (Long Thành), ban đêm địch thả rắn ra chung quanh vòng rào, ban ngày dùng tiếng sáo gọi rắn về, giống như các thuật sĩ Ấn Độ chuyên điều khiển rắn vậy. Đây là loại rắn rất nhỏ nhưng lại cực độc, một cú mổ có thể làm chết người trong vài phút. Đối phó lại, lính đặc công có loại thuốc kỵ rắn. Mang thuốc này theo người, coi như rắn cũng... chịu phép.Tàng hìnhNói về tài "tàng hình" của đặc công, có rất nhiều giai thoại. Một lính địch đang phiên gác, lén che nón sắt ngồi hút thuốc. Xong, hắn ném tàn thuốc xuống lùm cỏ trước mặt và... tè luôn lên đó. Hắn nào có hiểu đám cỏ nằm im kia lại biết di động: một chiến sĩ đặc công đã áp sát, và số phận tên lính được định đoạt trong giây lát. Hoặc một đồn địch được mật báo trước có đặc công vào đánh. Tên đồn trưởng đốc thúc đám lính thuộc quyền canh gác, tuần tra cẩn mật tưởng chừng con kiến không chui lọt. Vậy mà đúng nửa đêm, đặc công đã vào trong mà kẻ địch hoàn toàn không hay biết. Đại tá Lê Bá Ước giải thích: "Đây chỉ là kỹ thuật ngụy trang đến mức tài tình. Trong bóng tối, có thể cởi trần bôi màu cho tiệp với màu đất, màu cỏ. Hoặc biết lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu. Khi địch rọi đèn pha, lợi dụng sự phản xạ của mắt đối với ánh sáng và bóng tối, hoặc lúc hai luồng quét giao nhau, mà lính đặc công có thể nằm im hay vận động xâm nhập".Vài hình ảnh về bộ đội đặc công luyện tập
Tham khảo thêm tại đây.Tập trung diễn tập. Thể hiện kỹ thuật đặc công, chiến thuật. Khắc phục bãi chông. Vượt vách đá. Tất cả sẵn sàng cho buổi luyện tập chiến đấu. Tập bắn với mặt nạ phòng độc. | Đánh đối kháng 1 - 2 và 1 - 3. Nhảy qua rào 5 người. Đột kích Băng qua rào thép gai... Lên kế hoạch cho buổi diễn tập. Chiến sĩ mới luyện võ thuật. |
Từ khóa » Hình đặc Công Việt Nam
-
Binh Chủng Đặc Công, Quân đội Nhân Dân Việt Nam - Wikipedia
-
Lực Lượng đặc Công Và Chiến Thuật đặc Công Việt Nam Trong Con ...
-
Lối đánh Của Bộ đội đặc Công Việt Nam Qua Ngòi Bút Của Cựu Binh ...
-
Bộ đội đặc Công Khổ Luyện - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Những điều đặc Biệt ở Binh Chủng đặc Biệt
-
Xem Lính Đặc Công Quân Khu 1 Rèn 'bản Lĩnh Thép' - Tiền Phong
-
Huấn Luyện Bộ đội đặc Công Nước - Không Chỉ Giỏi Bơi Lội - YouTube
-
Binh Chủng Đặc Công - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
đặc Công - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Khắc Ghi Lời Bác, Bộ đội Đặc Công Quyết Tâm Hoàn Thành Xuất Sắc ...
-
Lữ đoàn Đặc Công Hải Quân 126 – Lực Lượng đặc Biệt Tinh Nhuệ Của ...
-
đặc Công Việt Nam - SOHA
-
Chặng đường Thành Sĩ Quan đặc Công Nước Của Thủ Khoa Xứ Nghệ