Đặc Công Việt Nam: Khí Công Và 36 đường Võ 'hiểm' - SOHA
Có thể bạn quan tâm
Mới đây trong một buổi giao lưu, diễn viên - võ sư Johnny Trí Nguyễn đã khẳng định rằng võ của đặc công Việt Nam vô cùng đáng sợ. Trí Nguyễn cho rằng MMA sẽ chẳng là gì nếu phải đụng độ với sự hiểm ác của võ đặc công Việt Nam.
Vậy võ đặc công Việt Nam là gì, hiểm hóc tới đâu và rèn luyện gian khổ như thế nào. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi tới độc giả một phần trả lời cho những câu hỏi ấy. Còn vì đặc thù bảo mật, rất nhiều khía cạnh khác của võ đặc nhiệm Việt Nam ít được công bố.
Khí công – môn võ bí ẩn bậc nhất thế giới
Hầu hết võ thuật trên thế giới đều là sự kết hợp của các động tác trên cơ thể, dựa vào sự nhanh nhẹn, khéo léo và sức mạnh thuần túy. Nhưng khí công của Đặc công Việt Nam hoàn toàn khác và vẫn là bí ẩn với rất nhiều người.
Nhờ khí công, một chiến sĩ Đặc công Việt Nam có thể nằm trên bàn chông, để cả tảng bê tông to lên thân người rồi cho đồng đội dùng búa tạ đập xuống mà không sao.
Pha biểu diễn khí công độc đáo của Đặc công Việt Nam (Ảnh: Quân đội nhân dân online).
Cũng nhờ khí công, một chiến sĩ Đặc công có thể để 3 ngọn giáo đâm thẳng vào cổ họng, ghì các thanh giáo oằn cong mà không sao…
Với những kĩ năng đặc biệt đó, chuyện “nằm gai nếm mật” khi tác chiến trở nên rất đơn giản, nhỏ bé với các chiến sĩ Đặc công Việt Nam.
Đặc công Việt Nam luyện khí công như thế nào?
Khí công có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên thể hiện rõ ra ngoài bằng việc làm một bộ phận nào đó trên cơ thể trở nên “bất khả xâm phạm”. Để tập luyện được điều đó cần quá trình rèn luyện gian khổ và dài lâu.
Ví dụ như trường hợp của Trung úy Phạm Văn Bích (Đội chống khủng bố Lữ đoàn) vốn nổi tiếng về khí công.
Anh có thể chịu được xe máy chở 2-3 người lăn qua bụng, có thể nằm trên khối thủy tinh lởm chởm rồi cho đồng đội dùng búa tạ đập vỡ khối bê tông trên bụng mình.
“Lúc đầu thấy việc nằm trên đao, mảnh sành cũng sợ. Nhưng thực hiện thành thạo rồi thành một kỹ năng.
Nội công đòi hỏi ý chí cao, tập trung cao độ tâm ý, khí lực nhằm phát huy khả năng, sức mạnh vào từng vị trí thân thể” – anh Bích chia sẻ với báo giới.
Thời gian đầu tập môn nằm trên thủy tinh, anh Bích cũng như người thường bị cứa rách da thịt. Nhưng kết hợp chuyện vận khí trong cơ thể, da thịt anh Bích cũng ngày một dày dạn hơn để đến mức “bất khả xâm phạm”.
Nói đến chuyện vận khí lưu thông trong thân người, anh Bích còn có màn luyện tập là ngồi thiền cả cơ thể 70 kg chỉ trên… 3 quả bong bóng hơi.
Khí công có rất nhiều cách áp dụng khác nhau (Ảnh: Quân đội nhân dân online).
Quá trình ngồi thiện vận khí của các chiến sĩ Đặc công mỗi người một khác. Các môn áp dụng khí công cũng tùy thích (nhiều chiến sĩ khác là có môn dùng cổ họng chịu lực đâm của nhiều ngọn giáo, thiết đầu chông đập vỡ gạch hay tay, chân không đá vỡ vật cứng…)
Tựu chung để luyện thành các tuyệt kỹ đó là nhờ quá trình rèn luyện lâu ngày dùng cơ thể thật liên tục tác động tới vật cứng để rèn sức chịu đựng ngoại thân đồng thời kết hợp vận khí công để gia tăng sức chống chịu đến mức khó tin.
Tinh hoa võ thuật của Đặc công Việt Nam (nguồn VTV 4)
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Võ thuật cận chiến đầy bí ẩn
Võ thuật của Đặc công Việt Nam rất đa dạng nhưng đều nhắm vào 1 yếu tố duy nhất: Hạ gục kẻ địch nhanh, gọn.
Đặc công Việt Nam có 36 thế đánh đặc trưng hiện vẫn gây nhiều tranh cãi về nguồn gốc. Có người nói 36 thế võ của Đặc công Việt Nam là từ Thiếu Lâm, có người nói là võ Bình Định.
Hoặc theo thượng tá Phan Đình Long (thày dạy võ cho các chiến sĩ Đặc công) thì võ thuật của Đặc công Việt Nam là sự tổng hợp kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa võ học trong đó có võ cổ truyền Việt Nam và trên thế giới.
Tuy nhiên theo thông tin khác, các thế võ của Đặc công Việt Nam nhiều khả năng là vật cổ truyền lấy từ người dân tộc.
Võ thuật của người dân tộc có điểm độc đáo là tận dụng tối đa khả năng của các vật dụng xung quanh cũng như bản thân mình để hạ gục đối thủ (có thể là người hay thú vật) hòng sinh tồn.
Đặc công Việt Nam áp dụng một đòn vật (Ảnh: Quân đội nhân dân online).
Hiện nay, vài nguồn tin khẳng định rằng vẫn có một bộ phận nghiên cứu võ học cho Đặc công Việt Nam thường xuyên về các vùng bản xa xôi để tiếp tục nghiên cứu võ thuật của người dân tộc.
Sau năm 1986, nhằm nâng cao võ thuật cho các chiến sĩ Đặc công, các giáo viên của trường sĩ quan Đặc công còn được cử đi học hỏi, nghiên cứu một số môn phái võ thuật như võ cổ truyền Việt Nam, karatedo, taekwondo, Thiếu Lâm Tự…
Ngoài 36 thế võ độc đáo dựa trên vật dân tộc, Đặc công Việt Nam còn luyện đi luyện lại bài Mai hoa quyền. Riêng các sĩ quan được tập thêm các đòn đánh vào huyệt đạo để tăng khả năng cận chiến, hạ gục địch thủ.
Hay đánh vào chỗ hiểm (Ảnh: Quân đội nhân dân online).
Quá trình rèn luyện gian khổ
“Chúng tôi đã quen với việc ngày nắng tập trên đồi cát nóng, ngày lạnh cởi áo quần lặn xuống nước, thức trắng đêm xuyên rừng, chạy bộ hơn 40km, ngâm mình dưới nước hơn 20 giờ, bơi cả chục kilômét.
Bất kể đêm, ngày, chúng tôi sẵn sàng trực chiến và xung trận khi có lệnh” - Đại úy Nguyễn Văn Tình (Đội trưởng Đội 10 Chống khủng bố) chia sẻ ngắn gọn, súc tích về quá trình luyện võ của chiến sĩ Đặc công.
Bình thường, ngày tập luyện của các chiến sĩ Đặc công bắt đầu từ 7h sáng trên thao trường nơi thì như rừng rậm rạp, nơi lại đầy lô cốt, mô hình xe tăng, tường cao, hào sâu, bàn chông, dây thép gai sắc lạnh như chiến địa thật sự.
Việc tập luyện võ thuật được đan xen với các bài tập lăn, lê, bò trường trên trận địa giả. Quá trình rèn võ xảy ra không ít chấn thương, gian khổ nhưng các chiến sĩ đều coi đó là niềm tự hào và say mê.
“Một ngày tân binh phải thực hiện đủ 11 chế độ, từ thức dậy, gấp nội vụ gọn gàng, đánh răng, rửa mặt rồi ăn sáng. Khoảng 7h, tất cả tập trung thành hàng rồi hành quân ra thao trường.
Sau những bài tập về đội hình đội ngũ, chúng em được các chỉ huy hướng dẫn học võ thuật, cách lăn, lê, bò, trườn, nheo mắt ngắm bắn.
Cả ngày lăn lộn ngoài thao trường khổ cực lắm nhưng đi lính được vào đặc công là vinh dự và tự hào, nên em không còn thấy nhọc nhằn nữa” - binh nhì Y Nam Niê (Mũi 2, Đội 8, Liên đội 37) kể lại.
35 đường quyền của Đặc công Việt Nam (nguồn facebook)
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Đặc công Việt Nam yêu thích loại vũ khí nào?
Đao, côn, côn 3 khúc… chỉ là số ít trong những loại vũ khí Đặc công Việt Nam ưa dùng. Nhưng với bản chất hoạt động theo lối đánh du kích, Đặc công Việt Nam vẫn thích nhất là đòn… phi tiêu và phi dao.
Trong võ cổ truyền của Việt Nam, những đòn phi tiêu, phi dao cũng đặc biệt quan trọng và rất hữu dụng.
Để luyện được môn này, người tập phải nhanh tay, nhanh mắt, có sự điềm tĩnh trước khi xuất chiêu và tốn thời gian dài tu dưỡng.
Hiện tại ở Việt Nam có nhiều loại chiến sĩ Đặc công như Đặc công biệt động, Đặc công nước (Đặc công Hải Quân và Đặc công thuộc bộ tư lệnh Đặc công), Đặc công bộ. Tùy vào mỗi loại Đặc công sẽ có võ thuật khác nhau để phù hợp.
Tuy nhiên võ thuật của Đặc công vẫn luôn dựa trên tiêu chí đòn đánh hiểm, tiêu diệt kẻ thù nhanh gọn.
Kỹ năng sát thủ của đội đặc nhiệm NgaSự đáng sợ của lực lượng đã diệt Osama bin Laden | Đặc công Nga & môn võ chắt lọc từ Việt Nam | Vén màn bí ẩn võ công của lực lượng đặc nhiệm SWAT |
Từ khóa » Võ Của đặc Công Việt Nam
-
Những Tuyệt Kỹ Võ Thuật Của đặc Công Việt Nam
-
Kỹ Năng đặc Biệt Của Đặc Công Việt Nam - YouTube
-
Lực Lượng đặc Công Chống Khủng Bố Biểu Diễn Khả Năng Võ Thuật Và ...
-
Bộ đội đặc Công Huấn Luyện Võ Thuật Và Kỹ Năng Nhảy Dù - YouTube
-
Bình Định Gia - Môn Võ được Huấn Luyện Trong Lực Lượng đặc Công ...
-
Kinh Ngạc Trình độ Võ Thuật Của Đặc Công Việt Nam - YouTube
-
Xem Đặc Công Luyện Võ - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Những Tuyệt Kỹ Võ Thuật Của đặc Công Việt Nam - Tiền Phong
-
Thứ Võ Công Của Việt Nam Khiến MMA Cũng Phải Khiếp Sợ - Sputnik
-
Giáo Trình Võ Chiến đấu Tay Không Trong Quân đội Nhân Dân (Dùng ...
-
Kỹ Năng đặc Biệt Của đặc Công Việt Nam
-
Võ đặc Công Phòng Vệ Và Phản Công
-
Đặc Công - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress