Đắc đạo - Thành Phật Theo Kinh Luận Bắc Truyền

ĐẮC ĐẠO - THÀNH PHẬT THEO KINH LUẬN BẮC TRUYỀN Thích Nữ Tịnh Quang    

Kinh Mung Duc Thich Ca Thanh Dao 2Đạo: chỉ cho trí tuệ Tam thừa đoạn hoặc chứng lý, tức là tam thừa hành giới, định mà chứng đắc Phật quả, nghĩa là đắc Thánh quả vô lậu, hoặc Vô sanh pháp nhẫn của hàng Bồ tát, hay Phật quả Vô thượng bồ đề, nên đắc đạoThành Phật đồng ý nghĩa.

     Đại Trí Đô luận (quyển 37) nói: Người vào Pháp vị này, không còn đọa vào hạng phàm phu, thì gọi là người đắc đạo, tất cả vọng tình thế gian muốn hoại tâm kia, nhưng không thể khiến tâm kia động được. Người đắc đạo đã đóng cánh cửa tam ác thú, nhập vào hàng Bồ tát. Danh xưng Thành Phật, đắc đạo tức là ý nghĩa thành Phật đạo, làm Phật, đắc đạo, thành Chánh giác, là một trong tám tướng. Nghĩa là Bồ tát hoàn thành việc tu hành, thành tựu Phật quả.

     Vậy hàng Bồ tát thành tựu Phật quả trải qua quá trình như thế nào?     

“BỒ TÁT SỞ TU ĐẠO, TAM KỲ LỊCH THẬP ĐỊA, ĐỐN NHẬP DỮ TIỆM NHẬP, TÙY CƠ HỮU SAI BIỆT.”

     Pháp tu đạo của hàng Bồ tátphát Bồ đề tâm, tu Bồ tát giới, lục độ, tứ nhiếp. Thời gian Bồ tát tu hạnh là ba đại A tăng kiếp, trải qua hạnh vị, chứng nhập Pháp giới tánh.

     Ở Bồ tát vị, Bồ tát tu Vô sanh pháp nhẫn, đắc pháp nhẫn này, quán tất cả thế gian bằng tâm Không, tâm không chấp trước, trụ trong thật tướng các pháp, không còn tâm nhiễm thế gian. Lại nữa, ở Bồ tát vị đắc Bàn châu bàn Tam muội, đều thấy rõ mười phương chư Phật hiện tại, từ chư Phật nghe pháp, đoạn các nghi ngờ, là lúc Bồ đề tâm không lay động thì gọi là Bồ tát vị. Và Bồ tát vị là thực hành đủ sáu Ba la mật, sinh Phương tiện trí, đối với thực tướng của các pháp cũng không trụ, tự tri tự chứng, không theo người khác.

     Theo định luận Thanh văn Phật giáo, Bồ tát tu hành ba đại A tăng kỳ kiếp, nhưng theo kinh Đại thừa thì không nhất định. Khởi Tín Luận cho rằng: Kinh nói không giống nhau là nói theo phương tiện, từ tín tâm thành tựu đến thành Phật, kỳ thật phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp (1). Nhưng Kiến địa ở trong Long Thọ Luận thì không đồng: Thành Phật hoặc nhanh hoặc chậm, chậm thì cần phải vô lượng vô số A tăng kỳ kiếp! cho đến cuối cùng thành Phật.

Có hai loại Giải thoátBa đại A tăng kỳ kiếp:

  1. Thời gian kiếp: Kinh qua ba đại A tăng kỳ kiếp tu hành mới viên mãn thành Phật
  2. Đức hạnh kiếp: Trải qua kiếp số công viên quả mãn, thời gian nhanh chậm còn tùy.

     Theo Công đức mà tính (2), ở ba đại A tăng kỳ kiếp, tất cả Bồ tát tu hành thành Phật đều giống nhau. Nếu nói theo thuyết thời gian thì bất tương đồng. Theo luận ý Long Thọ, như Đức Phật Thích Catrải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, thời gian rất lâu; nhưng người lợi căn đặc biệt thì không cần lâu như thế, đốn-tiệm còn tùy theo căn cơ của hàng Bồ tát

 Y theo Long Thọ Bồ tát phân tích (Vãng Sanh phẩm):

  1. Phước mỏng, căn độn, tâm không kiên cốphát tâm tu hành vô lượng A tăng kỳ kiếp hoặc thành hoặc không thành.
  2. Ít phước đức nhưng lợi cănphát tâm tiệm hành lục độ hoặc ba đại A tăng kỳ kiếp thành Phật.
  3. Phước lớn, lợi căn, tâm kiên cố: Phát tâm vào Bồ tát vị…….(Đảnh vị)

a. Phát tâm tiểu trụ nhập Bồ tát vị… (Đảnh vị)

b .Phát tâm thành Phật chuyển Pháp luân…(Sơ địa)

c. Phát tâm Bát nhã tương ưng thành thục chúng sanh trang nghiêm Phật độ… (Địa thượng)

A. Như xe dê mà hành, kể từ khi phát tâm, thời gian rất là lâu, cũng có thể là không đến được. Như nói (3): “Bồ tát phát đại tâm, bông xoài và trứng cá, ba điều này rất hiếm, thành quả thời rất ít.” Ở đây muốn đề cập đến căn tánh.

B. Như xe ngựa (hay xe voi) mà hành, kinh nói: Như xe ngựa mà tu tập, hoặc tu ba đại A tăng kỳ kiếp, hoặc là trăm đại A tăng kỳ kiếp, mới có thể đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

C. Như nương thần thông hành, ở đây có 3 loại: 1/Kinh nói như nương nhật nguyệt thần thông mà hành: Long Thọ lại phân làm 3 loại: Sơ phát tâm tu hành là ở Bồ tát vị, Bồ tát vị tuy có nhiều sự giải thuyết, tuy nhiên theo kinh Bát nhã là ở Đảnh vị-không còn đọa vào ác đạo, vào nhà hạ tiện. Qua khỏi Nhị thừa địa là Phát tâm trụ, Hạnh vị này theo kinh Hoa Nghiêm. Hai là kinh nói ở nơi Thanh văn thần thông hành: Sơ phát tâm tựu thành Đại bồ đề, tám tướng thành đạo (Sơ địa phần chứng, có thể ở nơi trăm thế giới Phật, hiện thân Bát tướng thành đạo). Ba là kinh nói ở nơi Như lai thần thông hành: Sơ phát tâmtương ưng Bát nhã, thành thục chúng sanh, trang nghiêm Phật độ; đây là Phương tiện đạo Bồ tát, từ Sơ địa đến Bát địa. Như thế từ Sơ phát tâm đến Viên mãn thành Phật, bất luận như thế nào, vừa phát tâm là vào Sơ địa, chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, có nghĩa là ở vị cao hơn, ngay nơi Sơ phát tâm thì tự lợi viên mãn, và dùng phương tiện dẫn dắt chúng sanh. Loại thứ hai hoặc tu ba đại A tăng kỳ kiếp, viên mãn bồ đề là tiệm cơ, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là ở căn cơ này. Loại thứ ba lợi căn, đốn nhập, chỉ là hy hữu khó đắc.

     Căn cơ có tiệm có đốn, thành Phật có nhanh có chậm như thế nào? Vấn đề là sự chuẩn bị không giống nhau đối với sự phát tâm. Một là “đời trước phước đức nhân duyên ít mà lại độn căn, tâm không kiên cố.” (4) Vì tâm khônglập trường kiên cố, cho dù thời gian có lâu nhưng không đạt được mục đích; như thế từ khi phát tâm về sau không chịu tu học, giống như phát tâm đi học mà không chịu tới trường. Hai là “đời trước ít có phước đức nhưng lợi căn (5), khác biệt ở chỗ tu học, ở trong sự nỗ lực trường kỳ, kinh nghiệm phong phú, mỗi năm ứng khảo, có cơ hội dự vào Thánh vị. Ba là: “Đã từng nhiều đời, hảo tâm chân thật, đoạn trừ điều ác, là lợi căn Bồ tát với tâm kiên cố, huân tập vô lượng phước đức trí tuệ.” (6) Đây là vừa Sơ phát bồ đề tâm thì có thể trực đăng cao vị, như người học vấn cao, nghiên cứu sâu, trong một lần thi liền thành Phật.

    Vậy chúng ta tự hỏi mình học Phật như thế nào? Là luôn luôn tự hỏi mình, tự khảo nghiệm mình, xem phước đức nhân duyên của mình như thế nào, chất lượng trí tuệ ra sao? Phát tâm học Phật mà không đốn nhập thì không thể. Tự hỏi sự phát tâm của chính mình và cách tu của mình mới có thể là đại pháp giác ngộ, đối với pháp môn như thế mới dễ thành Phật. Thừa nhận tự mình độn căn, nghiệp nặng, trí tuệ kém thì không thể tu tập pháp môn thành Phật với suy nghĩ như thế, không tương ưng với chánh pháp. Người khởi tưởng chơn chánh phát tâm học Phật, huân tập chất lượng tạo thành lợi căn, tâm chí kiên cố- tinh tấn tu học, không cần hỏi bao lâu thành Phật, chỉ cần tu niệm mới là chánh đạo Bồ tát.

“TAM TĂNG KỲ KIẾP MÃN, ĐĂNG Ư DIỆU GIÁC ĐỊA.”

     Tu hành đến ba A tăng kỳ kiếp công đức viên mãn đều từ Bồ tát địa mà lên (đăng) Diệu giác địathành Phật. Phật là đại giác ngộ, xưng là ‘Vô thượng chánh đẳng chánh giác’, Chánh cũng dịch là Diệu, cho nên Phật quảĐẳng giác hay Diệu giác. Từ Sơ địa lên Bát địa, Bồ tát đã đọan trừ Phiền não chướng ba cõi, và tập khí - sở tri chướng từ Sơ địa trở lên, đến Bát địa mỗi phần đều đã tiêu trừ. Theo tâm cảnh mà nói thì tập khí đều hiển thị ở tướng hí luận, đối với pháp không thể đắc Vô ngại tri kiến vì mang nghĩa ngu muội. Cũng nhân vì phiền não tập khí phiền não từ vô thỉ, phiền não chướng tuy đã đoạn nhưng khí tức (hiện khởi vi tế) lại còn; những tập khí này Thanh Văn gọi là “Bất nhiễm ô vô tri”, Đại thừavô minh nhiễm ô ‘Trụ địa’.

     Vô minh được chia làm 2: nhiễm ôbất nhiễm ô, như 阿毘曇毘婆沙論 (quyển 37) nói: “Nếu đoạn hẳn hai loại vô tri (nhiễm ôbất nhiễm ô) thì gọi là Phật.Thanh VănBích chi Phật chỉ đoạn nhiễm ô vô tri. Trong A Hàm và Tỳ Ni nói: Bậc A la hán đã đoạn phiền não, duy chỉ có tập khí là chưa đoạn. Tập khí này tức Trụ địa. La hán chưa đoạn tập khí, Bích chi Phật còn chút tập khí, chỉ có Phật đã đoạn tận hết thảy phiền nãotập khí. Nhị thừa tập khí chưa đoạn; trong học phái Thanh văn gọi là Bất nhiễm ô vô tri, vô tri là biệt danh của vô minh; tập khívô minh cực vi tế, ở đây cùng đồng quan điểm Vô minh trụ địa của Đại thừa. Long Thọ viết: “Tập khí Thanh văn Bích chi Phật, với hàng Bồ tát là phiền não” (聲聞辟支佛習氣,於菩薩為煩惱). Các học giả Thanh văn cho tập khí là không nhiễm ô, vô ngại đối với sanh tử; tuy nhiên, Các học giả Đại thừa cho rằng tập khínhiễm ô vi tế, vẫn còn chiêu cảm Biến dịch sanh tử. Nhị thừa chưa đoạn, chỉ có Phật mới đoạn tận vô minh. Các học giả Đại thừa nói, Bồ tát ở trong sự tu hành, đã từng phần tiệm trừ, Phật thì đoạn hết vô minh rốt ráo.

     Bồ tát ở nơi tập khí vô minh nhiễm ô ‘Trụ địa’,  nhờ tiến tu Vô tướng trí, đạt đến Bất hiện, dần dần tiêu trừ, tu pháp không tính cũng khiến cho tâm càng trở nên minh tịnh, đưa đến thanh tịnh rốt ráo, trí huệnăng lực khiến cho quảng đại, tiêu mòn nhiễm ô vi tế, đạt đến tất cả rốt ráo, đã đối trị hết “với tất cả Sở tri chướng, nhiễm trước ngu si rất vi tế” và “ chướng ngại ngu si rất vi tế và thô trọng kia”, (7) như thế mới cứu cánh viên mãn thành Phật: “Khi đã không còn chướng (ngăn che) thì tất cả tướng không hiển hiện, toàn là thanh tịnh chân thật hiển hiện (8), đây cũng gọi là ‘tối thanh tịnh pháp giới’ hiển hiện. Kinh Bát nhã nói, “Nhất niệm tương ưng diệu huệ, đoạn tất cả phiền não tập khí mà thành Phật” (9). Phát tâm tu học đến đây, mới thật đúng là Công đức viên mãn.

     Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội Bồ đề qua 49 ngày đêm tham thiền nhập địnhchứng đắc Tam minh, Lục thông, hoàn toàn giải thoát phiền não vi tế, chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thành Phậthiện tướng Công đức thành tựu. Theo kinh tạng, Ngài đã trải qua ba Đại a tăng kỳ kiếp tiệm tu, công huân quả mãn mới Thành Đạo. Chúng ta ngày nay cũng đang trên đường tiệm tu, nhưng việc thành Phật Đắc đạo còn tùy ở công hạnh tu hành, sự tinh tấn…cùng với thời gian được đo bằng ‘vô lượng’ kiếp số nữa. Nếu khi chúng ta nhận ra, hay sống với tâm ‘vô lượng’ thì kiếp số sẽ không còn là vấn đề; và chúng ta có thể làm Phật, đắc đạo trong những khoảnh khắc yên tĩnh nhất.

Thich nu Tịnh Quang

 

Tham khảo:

菩薩所修道 https://yinshun-edu.org

1.大乘起信論(「大正」卷三二.五八一頁中)

2.導師於《成佛之道(增註本的「三事」,係引用《大智度論》卷4(如下):

3.《大智度論》卷4〈1序品〉:帝釋以偈答曰:「菩薩發大心,魚子菴樹華,三事因時多,成果時甚少!」

4.大智度論》卷三五(「大正」卷二五.三四二頁下)。

5.Sđd。

6.Sđd。

7.解深密經》卷四(「大正」卷一六.七0四頁中──下)。

8.攝大乘論本》卷下(「大正」卷三一.一四八頁下)。

9.《大般若波羅蜜多經》卷三七二(「大正」卷六.九一九頁中)。  

 

 

Từ khóa » Khái Niệm đắc đạo Là Gì