Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cau Lùn đẹp

Ông cha ta có câu “Trước trồng cau, sau trồng chuối” có nghĩa là trồng những cây này sẽ đem lại nhiều giá trị không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về ý nghĩa phong thủy. Chính vì thế mà việc trồng cau trước nhà sẽ khiến cho gia đình bạn luôn gặp may mắn thuận lợi. Hiện nay, ngoài giống cau truyền thống có kích thước khá cao thì đã có cây cau lùn trồng làm cảnh. Vậy giống cau này có đặc điểm và ý nghĩa phong thủy như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Cây cau lùn là gì?

  • Tên thông thường: cau lùn
  • Tên khoa học: Areca catechu
  • Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau)
  • Chiều cao lóng: 1 – 1,5m
  • Giá tham khảo: 1.100.000đ
Cây cau lùn là gì?
Cây cau lùn là gì?

Cây cau lùn là loại cây khá dễ trồng và có thể sinh trưởng trên nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Chính vì vậy kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng khá đơn giản. Tuy nhiên cần phải dày công chăm sóc cung cấp đủ lượng nước và các loại kháng chất để cây phát triển, sinh trưởng tốt nhất.

Cây cau lùn khá được ưa chuộng ở nước ta. Được xem là một loại cây cảnh dễ trồng và dễ tạo nên cành quan đẹp mắt từ trong vườn nhà đến công viên hat đường phố.

Nhìn hàng cau lùn trước nhà không khác gì hàng vạn tuế. Cau lùn vừa dễ trồng vừa đẹp nhà, vừa là nguồn thu nhập đáng kể.

Đặc điểm nổi bật của cây cau lùn

Nếu như những loại cau bình thường thì chỉ cần trồng khoảng vài năm là cây đã có thể cao lớn rồi nhưng với cây cau lùn thì lại khác, tốc độ sinh trưởng của cây rất chậm, để cây đạt chiều cao 2m thì phải mất đến 20 năm.

Thân cây cau lùn có dạng cột và thẳng đứng, nó được phân nhiều đốt phần gốc dưới phình to ra và thon dần lên phía trên, nhìn từ xa ta có thể liên tưởng thân cây giống như một lọ hoa tuyệt đẹp vậy.

Đặc điểm nổi bật của cây cau lùn
Đặc điểm nổi bật của cây cau lùn

Lá cây cau lùn có dạng lá kép lông chim, nó có màu xanh mướt mắt, lá mọc tập trung nhiều ở phần ngọn và có chiếc bẹ lớn ôm sát vào thân, người ta thường hay gọi đó là mo cau. Lá có kích thước lớn mọc sum sê trên ngọn nhìn thật đẹp mắt.

Hoa cây cau lùn mang sắc trắng cũng có khi là màu xanh trắng, nó có mùi thơm thoang thoảng khá đặc biệt, khi hoa bắt đầu trổ thành buồng nhìn nó xòe ra thành một chùm buông rủ xuống dưới mới tuyệt đẹp làm sao.

Quả của cây cau lùn cũng giống như những quả cau bình thường, nó có màu xanh và giống hình trứng, khi quả chín sẽ dần chuyển sang màu vàng.

Ý nghĩa phong thủy của cây cau lùn

Cây cau lùn thường được sử dụng trong các đám hiếu, hỉ cũng như giỗ chạp thờ cúng… nó tượng trưng cho sự may mắn, sự khởi đầu cũng như tỏ lòng biết ơn đến người trên.

Ngoài ra, cây cau lùn còn có thân thẳng, lá, hoa, quả sum sê là một trong những loại cây cảnh phong thủy tốt cho ngôi nhà vì thế mà là biểu tượng của sự may mắn, phú quý, hàng cau sẽ như bức tường thành chắn cho ngôi nhà của bạn khỏi những điều không may mắn, loại bỏ vận khí xấu trong ngôi nhà.

Ý nghĩa phong thủy của cây cau lùn
Ý nghĩa phong thủy của cây cau lùn

Việc trồng cây cau lùn trước nhà còn giúp ngăn cản nắng sớm và tạo thêm nhiều luồng gió mát cho ngôi nhà của bạn giúp cho ngôi nhà luôn được thông thoáng nhất, khí lưu thông sẽ khiến tinh thần con người ta sảng khoái hơn, làm mọi việc cũng trở nên thuận lợi, nhanh chóng hơn. Lá cây cũng ít khi rụng nên luôn tạo được dáng vẻ hiên ngang cho ngôi nhà.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cau lùn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cau lùn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cau lùn

Chọn giống cây cau lùn

Để đảm bảo cây nhanh phát triển thì bước đầu tiên trong khâu chọn giống chính là phải đảm bảo sạch bệnh, thân cây mập mạp, lá xanh.

Thời vụ trồng cây cau lùn

Trong điều kiện nước ta, cau cảnh là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

Đất trồng cây cau lùn

Chú ý nên chọn loại đất pha cát kết hợp trộn đều với phân chuồng hoai mục cho vào túi. Trộn theo tỉ lệ 4:1, nghĩa là 4 phần đất cát pha và 1 phần phân chuồng hoai mục. Khi trồng phải đặt mầm hướng lên trời để cây mọc thẳng.

Kỹ thuật trồng cây cau lùn

Trồng cây cau lùn trước nhà là phương pháp cực kỳ đơn giản. Chỉ cần chọn và xem vị trí trồng phù hợp sau đó đào hố sâu sao cho khi trồng bầu cây xuống phải ngập bộ rễ. Hố nên đào hình vuông. Và đặc biệt bón lót trước khi trồng cây. Bón phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh.

Cách chăm sóc cây cau lùn

Cau lùn cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

Cây cau là loài cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại ngay cổ bầu trông rất xấu và lá trở nên còi cọc.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cau lùn

Ở giai đoạn đầu cây khá dễ bị bệnh vì vậy trồng cây cần kết hợp tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Thường thì cây cau lùn dễ bị các bệnh như rệp sáp, rệp phần ốc vảy… Nếu cây mắt phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng. Ngoài ra cũng nên thường xuyên dọp cỏ xung quanh gốc giúp cây thông thoáng và vươn cao nhanh chóng.

Cách trồng cây cau lùn hiệu quả

Cây cau lùn là giống cây khá dễ trồng và có tốc độ sinh trưởng hậm tuy nhiên không có nghĩa là ta phải mất nhiều công chăm sóc mà là do đặc tính riêng của cây. Cây có hình dáng thấp, phải mất một thời gian dài cây mới cao lên được một phần nhỏ. Việc chăm sóc cây cau lùn cũng không khó khăn gì nhiều, chỉ cần bạn lưu ý một số vấn đề sau:

Khi bắt đầu trồng, hãy lựa chọn giống cây cau lùn đảm bảo khỏe mạnh nhất, cây phải mập mạp, lá xanh, thân bụ và tuyệt đối không có dấu hiệu của sâu bệnh. Thời điểm trồng cây cau lùn thích hợp nhất là vào khoảng tháng 3-4 hàng năm. Lúc này khí hậu mát mẻ, đất ẩm rất thích hợp cho cây phát triển.

Cách trồng cây cau lùn hiệu quả
Cách trồng cây cau lùn hiệu quả

Đất trồng cây cau lùn nên chọn loại đất cát có pha chất dinh dưỡng như phân chuồng hoai mục, khi trồng cây nhớ đặt cây thẳng đứng để cây sau này mọc thẳng đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như yếu tố phong thủy của nó sau này.

Việc trồng cây cau lùn cũng hết sức đơn giản, chỉ cần bạn chọn vị trí trồng cây sao cho phù hợp ngay cả khi cây lớn lên nữa nhé, sau đó đào hố và bón lót xuống dưới, đặt cây thẳng đứng rồi lấp đất từ từ, chỉ đơn giản thế thôi là bạn có thể trồng xong cây cau lùn rồi đấy.

Chăm sóc cây cau lùn như thế nào tốt nhất?

Ánh sáng: Khi trồng cây cau lùn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp, như thế lá mới giữ được màu xanh đẹp, nếu trồng ở nơi có nhiều bóng râm thì lá cây nhanh chuyển sang vàng và rụng xuống.

Chăm sóc cây cau lùn như thế nào tốt nhất?
Chăm sóc cây cau lùn như thế nào tốt nhất?

Nước: Về chế độ nước ta cũng nên chú trọng một chút, thời gian đầu mới trồng nếu có điều kiện bạn nên tưới nước thường xuyên để cây luôn phát triển nhanh, bén rễ tốt tuy nhiên khi cây đã phát triển ổn định rồi thì cũng không cần tưới quá nhiều nước chỉ cần duy trì là được. Phân bón: Nếu như bạn muốn giữ cho bộ lá của cây cau lùn luôn xanh mướt thì hãy nhớ, cứ khoảng 2 tháng sẽ bón phân định kỳ cho cây 1 lần, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như giữ cho bộ lá được đẹp.

Sâu bệnh: cây cau lùn rất ít khi bị sâu bệnh tuy nhiên nó có thể mắc một số bệnh như rệp sáp, rệp phần ốc vảy… nếu thấy cây có hiện tượng sâu bệnh hại cần phải có biện pháp loại trừ nhanh chóng.

Xem thêm: Cây tre – Đặc điểm, phân loại và kỹ thuật trồng Tre

Cách chọn vị trí “đắc địa” trồng cau

Kết

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại cau khác nhau, chúng được du nhập từ nhiều nơi trên thế giới, nhưng lại rất thích hợp với khí hậu của Việt Nam như: cau vua, cau bẹ trắng, cau bẹ đỏ, cau sâm banh, cau đuôi chồn, và cây cau lùn cũng là một trong số những loại cây thuộc họ Cau dừa đang rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh hiện nay.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cau lùn. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Xem thêm:
  • Chó samoyed – Nguồn gốc, đặc điểm và các chăm sóc cho samoyed
  • Hoa Cúc Mốc – Hoa đẹp lạ độc đáo khác xa so với cái tên của nó
  • Cá Ali trắng, tuyết điêu – Đặc điểm sinh học và cách nuôi
  • Hoa Cẩm Chướng – Nguồn gốc, Ý nghĩa và kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng
  • Cá Sặc Bạc – Thông tin về Cá sặc bạc

Từ khóa » Cây Cao Lùn