Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Nho Thân Gỗ

Bất cứ ai khi nhìn cây nho thân gỗ này lần đầy tiên đều phải ngạc nhiên bởi chúng khác xa so với tưởng tượng về những cây nho thân leo mềm yếu. Thân của loại cây này là thân gỗ như cây ổi, quả mọc trên thân y như cây sung, trái to bằng quả mận nhưng ăn lại ngon ngọt như nho. Chính điểm độc đáo này đã thu hút rất nhiều người muốn mua về thưởng thức và trồng thử giống nho này tại nhà. Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về giống nho kỳ lạ này nhé!

Đặc điểm cây nho thân gỗ là gì?

Cây Nho thân gỗ là giống cây ăn quả được nhập khẩu vào nước ta trong những năm gần đây, cây có nguồn gốc xuất xứ từ nam Mỹ. Cây có quả chín mà đen, quả có nhiều dinh dưỡng được coi là một trong những loại quả quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất hiện nay.

Hoa có màu vàng trắng, mọc từ thân cây. Quả có hình dáng giống quả nho, nhưng có một lớp vỏ dày. Hầu hết quả có màu tía sẫm gần như màu đen. Lớp thịt quả có màu trắng, quả có 4 hạt.

Đặc điểm cây nho thân gỗ là gì?
Đặc điểm cây nho thân gỗ là gì?

Trái có khả năng mọc quanh thân, nhánh với số lượng nhiều, tương tự như cây sung Việt Nam. Trái khi nhỏ có màu xanh, sau đó chuyển dần sau màu đỏ, khác với nho thân gỗ thông thường khi chín chuyển sang mùa đen, có vị ngọt thanh mát.

Lá hình thoi, đặc điểm nhận dạng của nho thân gỗ tứ quý lá sẽ to hơn so với giống nho thân gỗ thông thường.

Nho thân gỗ tứ quý có khả năng ra trái từ rất sớm cho nên trồng chậu được, chăm sóc rất đơn giản. Gần như có thể trồng làm bonsai trong chậu nhỏ được.

Không chỉ có ngoại hình lạ mắt mà ẩn chứa bên trong nho thân gỗ là rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Theo nhiều nghiên cứu thì phần vỏ tím của nho thân gỗ có chứa nhiều Anthocyanins ( một loại chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống ung thư…Thật đặc biệt là trong các loại nho tím thì nho thân gỗ chứa hàm lượng Anthocyanins nhiều nhất. Khi ăn nho thân gỗ thường xuyên sẽ giúp cho da dẻ căng mịn, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và ổn định lượng đường trong máu vv. Nhiều nghiên cứu còn cho biết hạt và hạt và vỏ nho có thể chữa táo bón và chống dị ứng.

Ý nghĩa của Nho thân gỗ

Không giống với bất kỳ loài nho nào mà chúng ta đã được chiêm ngưỡng, nó không trồng trên những giàn leo như những loài nho khác, Nho thân gỗ cũng sẽ khiến bất cứ ai lần đầu chiêm ngưỡng cũng phải ngỡ ngàng sửng sốt bởi hình dáng khác lạ của nó.

Ý nghĩa của Nho thân gỗ
Ý nghĩa của Nho thân gỗ

Hàng trăm bông hoa và quả mọc chi chít trên thân cây, Nho thân gỗ đang được coi là lựa chọn của đa số đại gia đình. Với cách mọc độc đáo đó, Nho thân gỗ có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với các gia đình, nó thể thể hiện sự sung túc, đầm ấm, nó đủ với gia chủ.

Nho thân gỗ thuộc dạng cây bụi thân gỗ chậm phát triển, là loại cây lưu niên, có chiều cao khoảng 6m, đường kính thân cây biến đổi theo từ 10-30cm. Lá có màu xanh, mọc đối, hình mũi mác có chiều dài từ 3-10cm, rộng từ 1,5 đến 2cm. Kích thước của lá thay đổi tùy thuộc vào từng loài khác nhau.

Giá trị sử dụng của Nho thân gỗ

Nho thân gỗ được coi là một trong những loại cây ăn quả, đem lại bóng mát cho khu vườn ,có giá trị cao về mặt kinh tế, không những thế nó còn là một loại cây có tác dụng chữa bệnh khá phổ biến. Trái Nho thân gỗ có thể ăn ngay sau khi thu hoạch, với vị ngọt mềm, và một mùihương dễ chịu. Trái Nho thân gỗ thường được xử lý để tách lớp vỏ cứng bên ngoài,sử dụng phần thịt quả để làm thạch và làm mứt. Trong quả còn chứa chất pectin, một trong những chất để sản xuất rượu.

Giá trị sử dụng của Nho thân gỗ
Giá trị sử dụng của Nho thân gỗ

Quả của chúng còn được đem phơi khô, và sử dụng trong y học như một loại thuốc chữa hen suyễn, ho ra máu, tiêu chảy và có thể chống oxy hóa, đem lại một làn da tươi trẻ cho người sử dụng.

Các sắc tố tự nhiên có trong Nho thân gỗ góp phần làm giảm các tế bào ung thư, trong một số trường hợp, Nho thân gỗ còn có tác dụng ngăn chặn hoàn toàn tế bào ung thư, chống lại một số bệnh về tim mạch và sự hình thành của các cục máu đông.

Trong Nho thân gỗ còn chứa một số các chất dinh dưỡng như sắt, photpho, các loại viatmin như C, B, Niacin, các chất này giúp cho tiêu hóa dễ dàng hơn, cũng như giúp loại bỏ các loại độc tố có trong cơ thể.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ

Điều kiện sinh trưởng cây cây nho thân gỗ

  • Khí hậu: Có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt từ -20 độ C đến 45 độ C. Tuy nhiên nho sẽ nở hoa, cho quả khi thời tiết ấm áp.
  • Đất đai: Nho thân gỗ không kén đất, có thể trồng ở vùng đất cát thô, đất lẫn sỏi đá cho đến đất thịt nặng. Tuy nhiên bà con không nên trồng nho thân gỗ trên đất sét nặng, tầng đất canh tác nông, khả năng tiêu nước kém, hay ngập úng, đất quá mặn và đất quá chua không thể cải tạo. Tốt nhất nên trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu, có cả thành phần đất cát nhẹ pha với đất thịt. Độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.
  • Ánh sáng: Nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp
  • Độ ẩm: Vùng khô nhiều, tiêu nước tốt
  • Lượng mưa: Không thích hợp với những vùng mưa nhiều. Khi bị ngập úng trong thời gian ra hoa, sai quả sẽ làm quả phát triển không bình thường. Mưa lớn vào giai đoạn quả chín có thể gây thối quả.

Thời vụ và mật độ trồng nho thân gỗ

Nho thân gỗ trồng được quanh năm vì có thể chống chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không kén đất. Ở miền bắc có thể trồng vào mùa Xuân.

Mật độ thích hợp: 3m/cây.

Tiêu chuẩn chọn giống cây nho thân gỗ

Nho thân gỗ có thể trồng được bằng giống cây ghép cành, chiết cành hoặc trồng bằng hạt.

Tiêu chuẩn chọn giống cây nho thân gỗ
Tiêu chuẩn chọn giống cây nho thân gỗ

Chọn cây giống

Để tiết kiệm thời gian chăm sóc, đảm bảo cây phát triển nhanh, mau sai trái, bạn có thể mua giống cây về trồng. Yêu cầu chọn giống:

  • Mua giống ở nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Cây cao từ trên 50 – 60cm, khoảng 5 tháng tuổi
  • Chọn cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh

Giá cây giống nho thân gỗ khá đắt, tùy thuộc vào năm tuổi và chiều cao của cây. Giá tham khảo:

Cây giống tham khảo         Giá (VNĐ/cây)
 Cây cao từ 50 – 60cm, 5 tháng tuổi 150.000
 Cây cao từ 60 – 80cm, gốc chung 600.000
 Cây cao từ 60 – 80cm gốc lớn 800.000
 Cây cao từ 80 – 100cm 1.200.000

Giá cây giống tham khảo của gia đình ông Huỳnh Công Thống ở cần Thơ là: 100 -500 nghìn đồng/cây con; Từ 500 – 2.000 đồng/ cây trưởng thành; Từ 2.000 – 3.000 đồng/ cây bắt đầu cho quả.

Gieo hạt làm cây giống

  • Bà con cũng có thể gieo hạt tuy nhiên thời gian sinh trưởng lâu hơn, cần nhiều công sức chăm sóc tỉ mỉ giai đoạn trong vườn ươm thì mới nâng cao tỉ lệ sống cho cây.
  • Chọn hạt từ quả đã chín già, đầy đặn. Hạt giống đem về ngâm qua nước ấm ở nhiệt độ 30 – 40 độ C sau đó ủ từ 1 – 2 tiếng.
  • Đất ươm là đất thịt nhẹ được trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh sau đó gieo trực tiếp hạt lên, tưới nước duy trì độ ẩm.
  • Khoảng 1 tuần, hạt nho bắt đầu nảy mầm, cần duy trì nước tưới tiêu, ánh sáng. Sau từ 2 tháng có thể đem cây ra trồng.

Cách trồng cây nho thân gỗ

Nho thân gỗ thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất có đô PH 5,5-6,5. Cây không chịu được đất mặn và thoát nước kém. Có thể bón lót các loại phân chuồng cho cây trước khi trồng, để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Mỗi năm nên bón thúc 3 đợt cho cây sẽ giúp cho cây trồng khỏe mạnh.

Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, để có một độ ẩm tốt nhất cho cây sinh trưởng, tránh tình trạng để cây bị héo, hoặc để tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên, cây sẽ chết.

Cách trồng cây nho thân gỗ
Cách trồng cây nho thân gỗ

Việc tỉa cành cho cây là không cần thiết, nhưng nếu để có hình dáng như mong muốn cũng có thể tỉa cành cho cây, việc đó cũng không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Nho thân gỗ có thể chịu đựng được thời thiết sương giá, nhưng tốt nhất là nên che phủ cho cây, để làm giảm ảnh hưởng của sương giá đối với quá trình sinh trưởng của cây. Quả và hoa của một số giống Nho thân gỗ có thể bị nhiễm một loại nấm có trong bệnh gỉ sét gây ra vào mùa mưa.

Cày sâu đất, nhặt sạch cỏ, nên làm trước 1 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh.

Đào hố đất có kích thước 50 x 50 x 50cm tùy vào kích thước cây giống, néu cây có gốc lớn thì đào hố 90 x 90 x 90cm.

Ở mỗi hố, trộn một phần đất mặt với phân chuồng ủ hoai mục từ 50 – 70kg + 1 – 1,5kg phân super lân, có thể pha thêm từ 10 – 20kg cát, vôi bột tùy từng loại đất. Đem tất cả phân đã trộn bón xuống hố, sau đó đặt cây con vào, bóc bầu túi nilon, nén chặt đất cho cây không bị đổ.

Sau khi trồng thì tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc nho thân gỗ

Bón phân 

  • Người trồng có thể sử dụng các loại phân bón tổng hợp để bón cho cây như: NPK 16 – 16 – 8; 20 – 20 – 15; 14 – 8 – 6; 18 – 8 – 8 – 6; 20 – 10 – 5; 30 – 9 – 9…DAP 18 – 46 – 0
  • Sử dụng các loại phân lân super, lân nung chảy, lân vi sinh, phân đạm ure, phân chuồng ủ hoai mục, phân vi sinh…
  • Phân bón cần được lựa chọn phù hợp với đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây, nếu không cây sẽ bị ngộ độc.
  • Giai đoạn đầu, bà con nên bón phân tổng hợp có nhiều đạm, ít kali trung bình từ 400 – 600g NPK 30 – 9 – 9, 200 – 300g DAP, 100 – 200g Kali, bón cách gốc khoảng 0,5m. Đào 4 – 5 hố xung quanh gốc để bón phân sau đó lấp đất lại. Giai đoạn cuối khi nuôi quả thì bón phân tổng hợp ít đạm, nhiều kali. Bón phân hóa học định kỳ 6 tháng/ lần. Sau mỗi lần bón thì tưới nước kết hợp xới xáo đất làm đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng.
  • Từ các vụ sau, mỗi vụ sẽ cách gốc cây xa hơn một chút để bộ rễ ăn rộng ra, giàu dinh dưỡng.
  • Bón phân chuồng hàng năm, vào đầu vụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

Tưới nước 

Thời điểm cây mới trồng nên được tưới 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Khi cây lớn, chỉ cần duy trì 1 ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối vì là giống thân gỗ nên không cần quá nhiều nước như các giống nho khác.

Vào mùa khô, chú ý tưới đủ nước, đặc biệt là thời kỳ cây đang ra hoa và đậu quả. Thời điểm cây nuôi quả cần tưới nhiều nước thì quá mới chín mọng.

Bên cạnh tưới nước, vào mùa mưa, bạn nên có hệ thống tiêu nước, không để cây bị ngập úng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ và sự phát triển của cây.

Cắt tỉa, tạo hình 

Khi cây phát triển xum xuê, cho trái, hàng năm bà con cần cắt tỉa cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô cành mọc chen chúc để nguồn dinh dưỡng tập trung vào thân chính, đồng thời giúp các tầng lá thông thoáng hơn tốt cho quá trình quang hợp.

Cắt tỉa, tạo hình cho nho thân gỗ
Cắt tỉa, tạo hình cho nho thân gỗ

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nho thân gỗ

Nhìn chung, trồng nho thân gỗ khá nhàn vì khả năng chống chịu bệnh của chúng tốt, ít bị sâu hại. Tuy nhiên, nho thân gỗ vẫn có thể bị sâu bệnh gây hại, làm giảm sút chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và thị trường đầu ra.

Nứt quả: 

  • Vào thời kỳ cây nuôi quả, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước. Sự chênh lệch của môi trường bên trong và bên ngoài khiến cho quả bị nứt vào lúc chín.
  • Cũng có trường hợp nứt quả do sâu bệnh gây hại, chủ yếu là côn trùng và nhện làm rách bề mặt vỏ quả nho.
  • Bọ trĩ và nhện vàng cũng là đối tượng gây vỡ quả.
  • Người trồng cần quan sát để có biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.

Bệnh nấm trắng

  • Bệnh này phát triển mạnh ở khắp các vùng trồng nho trên thế giới, đặc biệt là nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Trong điều kiện thiếu ánh sáng để lá quang hợp cây nho sẽ bị tấn công vào cành, lá, quả và lây lan bệnh rất nhanh. Ở nơi bị bệnh xuất hiện vệt màu trắng xám.
  • Đặc biệt, bệnh nấm trắng rất hay gây hại vào thời điểm từ khi đậu quả đến khi chín gây thiệt hại lớn về năng suất, sản lượng.
  • Trị bệnh bằng cách dùng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) với nồng độ được khuyến cáo.

Bệnh rỉ sắt:

  • Bệnh do nấm gây ra trên lá bánh tẻ, lá già vào cuối vụ, trong các tháng có nhiều mưa làm sụt giảm năng suất.
  • Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Anvil 5 SC, Score 250 ND, Viben C… liều lượng phù hợp.

Bệnh thối quả:

Trên vỏ quả nho sẽ có chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng xung quanh làm quả bị teo lại, chuyển sang màu đen, thối ở bên trong. Bệnh lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến năng suất bị sụt giảm nghiêm trọng.

Bệnh này chủ yếu do các loại nấm gây ra. Bà con dùng thuốc phun Score 250 ND, Topsin M 70%.

Thu hoạch nho thân gỗ

sau khi trồng đến tháng thứ 9 – 10 cây đã ra hoa. Sau khi ra hoa 3 tháng sẽ đậu trái non có màu xanh. Khi chín, nho sẽ chuyển sang màu tím thẫm, mọc nước, ăn có vị ngọt. Bà con nên thu hoạch đúng thời điểm, dùng tay hái nhẹ nhàng tránh làm quả bị nứt vỏ.

Nên thu vào sáng sớm hoặc chiều tối, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Quả nho thân gỗ có giá trị dinh dưỡng cao, có những thời điểm được bán với trên 200.000 – 600.000 đồng/kg. Thực hiện đúng kỹ thuật trồng nho thân gỗ, cây càng lâu năm thì càng sai nhiều quả, quả càng ngon và ngọt, tuổi thọ rất lâu, mỗi năm có thể sai đến 5 lần quả.

Xem thêm: Cây mít – Đặc điểm, Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít

Kết

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc nho thân gỗ. Với cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, cây nho thân gỗ sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé.

Xem thêm:
  • Chó Samoyed – Hướng dẫn nuôi và chăm sóc chó Samoyed A-Z
  • Cây Lưỡi Bò – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Cây Hoàng Lan với vẻ đẹp khiến nhiều người mê mẩn
  • Hoa Hồng Leo Nahema Rose – Hoa Hồng nhập ngoại
  • Cây Càng Cua – Đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Càng Cua

Từ khóa » Cách Trồng Nho Thân Gỗ Trồng Chậu