Đặc điểm Cây Chuối Cảnh Trồng Trong Nhà Và Cách Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Cây chuối chắc không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Ngoài cho quả ngon và bổ dưỡng, cây chuối còn mang lại nhiều công dụng trong cuộc sống, kể cả làm cây cảnh.
- Cây dứa cảnh nến và cách bài trí mang nhiều tài lộc
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cây chuối cảnh, từ đó có cách trồng và chăm sóc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng bắt đầu nào.
Tổng quan về cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh cũng là một cây thuộc chi Chuối (Musa), họ Chuối (Musaceae) và bộ Gừng (Zingiberales). Cây có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á hay Úc, sau đó lan dần ra khắp nhiều quốc gia khác.
Kích thước chuối cảnh không được cao lớn như chuối ta, thường chỉ cao từ 1 – 2m. Chuối cảnh cũng có phần thân thật mọc ẩn dưới đất, nhưng khác với chuối ta có phần thân giả mọc cao lên trên, thân giả của chuối cảnh cũng mọc rất thấp, thay vào đó là các phiến lá mọc dài hướng lên trên rồi tỏa ra xung quanh.
Các đặc điểm khác của chuối cảnh cũng tương tự như chuối ta, cụ thể phiến lá (tàu lá) có màu xanh thấm, hình bầu dục, to, dài và mềm. Cuống lá dài với các bẹ bọc thành nhiều lớp tạo thân giả, ở chính giữa là nõn chuối, mềm và nhiều nước.
Chuối cảnh có hoa to và thơm hơn, hình dáng cũng tương tự chuối ta là một lớp hoa, một lớp cánh. Theo thời gian lớp cánh rụng đi, còn lại hoa phát triển thành buông chuối.
Quả chuối cũng có dạng cong và thuôn dài, mọc thành nhiều nải trên một buồng. Khi xanh quả có màu xanh, nhiều nhựa và chuyền vàng khi chín.
Quả chuối không chỉ ngon mà còn là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng.
Về đặc tính sống, chuối cảnh có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, mọc thành bụi, ưa nước và ưa sáng. Quá trình chăm sóc chuối cảnh tương đối đơn giản
Công dụng của cây chuối cảnh
Nhờ kích thước nhỏ nhưng vẫn tỏa ra dáng vẻ um tùm, đẹp mắt, cây chuối cảnh được nhiều người lựa chọn làm cây trang trí nội thất.
Bạn có thể đặt cây ở khá nhiều vị trí khác nhau như phòng khách, phòng ăn, giếng trời, tiền sảnh hay sân vườn đều phù hợp. Dù sao chuối cảnh vẫn có kích thước lớn hơn các loại cây cảnh khác nên bạn không nên đặt ở những không gian quá chật hẹp nhé.
Màu xanh của các tán lá sẽ giúp tô điểm không gian sống, ngoài ra, cây còn giúp thanh lọc không khí, mang tới cho bạn một môi trường trong lành hơn.
Ngoài làm cảnh, các bộ phận của cây chuối cảnh cũng có thể được tận dụng tương tự như chuối ta. Quả có thể dùng để ăn, lá cây có thể dùng gói bánh, hoa chuối có thể làm các món gỏi…
Nhìn chung, ngoài trang trí thì chuối cảnh có đủ các công dụng như cây chuối ta bình thường.
Cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh
Nhờ khả năng sinh trưởng mạnh mẽ mà quá trình trồng và chăm sóc cây chuối cảnh khá đơn giản. Dưới đây là một vài lưu ý cơ bản.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng chuối cảnh không kén đất, hầu như đất nào cây cũng có thể sống được. Nhưng để cây con sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh thì bạn nên trộn thêm cho đất ít phân chuồng, xơ dừa, chậu trồng có lỗ phía dưới để đảm bảo dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước.
Nhân giống
Phương pháp tốt nhất để nhân giống cây là tách bụi bởi bụi chuối sinh trưởng rất nhanh. Từ cây mẹ to khỏe, bạn chọn ra một bụi nhỏ cao khoảng 20cm.
Tiếp đó dùng dao sắc tách ra khỏi cây mẹ, khi tách cần cẩn thận không làm hư quá nhiều rễ cây.
Sau khi tách xong chỉ việc mang trồng lên phần đất đã chuẩn bị từ trước, tưới đẫm nước, che chắn cẩn thận là cây sẽ bén rễ và sinh trưởng thành bụi mới.
Tưới nước
Chuối là loài cây ưa nước, do đó bạn cần đảm bảo đất luôn có đủ độ ẩm cần thiết. Tốt nhất là bạn tưới hàng ngày, để tránh cây bị úng rễ thì bạn nên chia làm 2 lần tưới, mỗi lần chỉ cần đủ làm ẩm đất.
Tuyệt đối không tưới quá nhiều, nếu cây không thoát nước kịp sẽ bị úng rễ và chết.
Ánh sáng
Chuối cảnh là loài ưa sáng, để có đủ không gian cho cây phát triển, đón ánh nắng, bạn cần đặt cây nơi thoáng đãng rộng rãi. Tốt nhất là gần cửa sổ, giếng trời hoặc đặt ở sân vườn.
Nếu phòng quá thiếu sáng, mỗi tuần bạn nên mang cây ra ngoài trời khoảng 1 – 2 tiếng để kích thích cây quang hợp, lá cây sẽ xanh đẹp hơn.
Phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của cây chuối cảnh không cao, thậm chí khi cây đã lớn thì không cần phải bón phân. Tuy vậy, để cây xanh đẹp thì bạn nên định kỳ bón cho cây ít phân NPK, cứ 4 tháng bón 1 lần là được.
Phòng trừ sâu bệnh
Chuối cảnh đôi khi dễ gặp phải tình trạng nấm, rệp. Nếu có, bạn hãy cắt bỏ phần hư hại, lau chùi sạch sẽ lá cây, đưa cây ra vị trí thông thoáng, sạch sẽ hơn để trị.
Tình trạng nặng thì có thể mua thêm thuốc về phun cho sạch, liều lượng thì bạn tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc ý kiến người bán.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây chuối cảnh, hy vọng qua đó bạn có thể chăm sóc chậu cây của mình tốt hơn.
Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Chuối Cảnh Trồng Ngoài Trời
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và ý Nghĩa Cây Chuối Rẻ Quạt
-
Các Loại Cây Chuối Cảnh
-
Các Loai Cây Chuối Cảnh Trang Trí Ban Công, Sân Vườn - Hongcaycanh
-
Chuối Cảnh Giá Tốt Tháng 7, 2022 Ngoài Trời & Sân Vườn - Shopee
-
Cây Chuối Cảnh - Ý Nghĩa & Cách Trồng "hiệu Quả Nhất" - .vn
-
Cây Chuối Rẻ Quạt Cảnh Trồng Trong Nhà - Giếng Trời
-
Có Nên Trồng Cây Chuối Cảnh Trong Nhà Không?
-
Cây Chuối Cảnh: đặc điểm, ý Nghĩa Khi Trồng Trong Nhà
-
Các Loại Cây Chuối Cảnh
-
Có Nên Trồng Cây Chuối Cảnh Trong Nhà? Cách Trồng Và Chăm Sóc để ...
-
Cây Chuối Cảnh - Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
-
Top 6 Cây Chuối Cảnh đang Bán Chạy Nhất Tại Việt Nam - Xanhvina
-
Cây Chuối Cảnh: Đặc điểm, Phân Loại, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách ...