Đặc điểm Chung Của Nhóm Biển Báo Hiệu Lệnh Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Biển báo hiệu lệnh là gì?
- Ý nghĩa chung của biển báo hiệu lệnh
- Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh
- Các loại biển báo hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ Việt Nam. Đây là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Vậy Biển báo hiệu lệnh là gì? Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Biển báo hiệu lệnh là gì?
Biển báo hiệu lệnh là một trong những loại biển báo giao thông quan trọng, biển báo hiệu lệnh hướng dẫn người tham gia giao thông phải thực hiện các hiệu lệnh như: Đi thẳng, chạy chậm lại, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu, vòng sang phải, vòng sang trái,…
Để dễ dàng phân biệt, chúng ta có thể hiểu những loại biển báo hiệu lệnh trái ngược với biển báo cấm. Nếu biển báo cấm không cho phép người tham gia giao thông thực hiện hành vi nào đó thì biển báo hiệu lệnh yêu cầu người tham gia giao thông phải thực hiện theo hiệu lệnh của loại biển báo đó.
Ý nghĩa chung của biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh là biển báo với mục đích báo hiệu cho người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ lại được chia nhỏ thành 10 loại biển báo hiệu lệnh khác nhau (301 – 310).
Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh
– Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, không viền, nền biển báo màu xanh.
– Các ký tự số và chữ, hình vẽ trong biển báo có màu trắng trừ biển báo hiệu lệnh số 307.
Các loại biển báo hiệu lệnh
– Biển số R.122 “Biển hiệu lệnh dừng lại”
Những biển báo hiệu lệnh này buộc các xe cơ giới và thô sơ kể cả loại xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hay trước vạch ngang đường và sẽ chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu điều khiển cho phép (do người điều khiển giao thông hoặc đèn và cờ) cho phép đi.
– Biển số R.301 (a, b, c, d, e, f, g, h) “Biển báo hiệu lệnh hướng đi phải theo
Để báo cho các xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng quy định. Trong đó thì phải đặt một trong những kiểu biển số (R.301a,b,c,d,e,f,g,h) để nêu lên ý nghĩa “Hướng đi phải theo”. Tùy theo hướng đi mà người sử dụng biển hiệu lệnh sẽ lựa chọn kiểu biển cho phù hợp.
Biển có hiệu lực bắt buộc đối với các loại xe phải đi theo hướng mũi tên biển hiệu lệnh chỉ (trừ xe được ưu tiên theo quy định):
– Biển số R.301a: Các phương tiện lưu thông chỉ được đi thẳng.
– Biển số R.301b: Các phương tiện lưu thông chỉ được rẽ phải.
– Biển số R.301c: Các phương tiện lưu thông chỉ được rẽ trái.
– Biển số R.301d: Các phương tiện lưu thông chỉ được rẽ phải.
– Biển số R.301e: Các phương tiện lưu thông chỉ được rẽ trái.
– Biển số R.301f: Các phương tiện lưu thông chỉ được đi thẳng và rẽ phải.
– Biển số R.301g: Các phương tiện lưu thông chỉ được đi thẳng và rẽ trái.
– Biển số R.301h: Các phương tiện lưu thông chỉ được rẽ trái và rẽ phải.
– Biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”
Để báo các xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua chướng ngại vật, đặt biển số R.302 (a,b,c) với hàm ý “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”. Biển số R.302 (a,b) còn được dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để giúp người điều tiết giao thông báo hiệu với người điều khiển phương tiện lưu thông là chiều đi của phần đường một chiều.
– Biển số R.303 “Biển hiệu lệnh nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”
Để báo cho các xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy theo vòng xuyến có chiều mũi tên tượng trưng chỉ dẫn để đảo an toàn ở nơi đường giao nhau
– Biển số R.304 “Biển hiệu lệnh đường dành cho xe thô sơ”
Biển có hiệu lực bắt buộc các xe thô sơ (kể cả xe người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng cho phương tiện này để đi lại.
Cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, xe được ưu tiên theo quy định đi vào phần đường đã đặt biển này, trừ những trường hợp đi cắt ngang qua nhưng vẫn phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ, người đi bộ.
– Biển số R.305 “Biển báo hiệu lệnh đường dành cho người đi bộ”
Để báo đường cho người đi bộ, đặt biển báo hiệu lệnh này. Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ các loại xe đạp và xe lăn cho người tàn tật), kể cả xe được ưu tiên theo quy định đều sẽ không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này.
Xét trừ trường hợp đi cắt ngang đoạn đường nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
– Biển số R.306 “Biển báo hiệu lệnh tốc độ tối thiểu cho phép”
Để báo tốc độ tối thiểu cho phép xe cơ giới chạy. Biển báo hiệu lệnh có hiệu lực bắt buộc các xe cơ giới vận hành với tốc độ không được phép nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện mật độ giao thông thuận lợi và an toàn.
Các xe có tốc độ tối đa theo quy định nhà sản xuất không đạt được tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển sẽ không được phép đi vào đường này.
– Biển số R.307 “Biển báo hiệu lệnh hết tốc độ tối thiểu”
Đến hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, sẽ đặt biển số R.307 để báo hiệu lệnh rằng đã hết hạn chế tốc độ tối thiểu” (hoặc đặt biển DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” khi đồng thời có nhiều biển cấm khác đều hết tác dụng).
– Biển số R.308 (a,b) “Biển báo hiệu lệnh tuyến đường cầu vượt cắt qua”
Biểu thị phía trước sẽ có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để được rẽ trái (hay rẽ phải).
– Biển số R.309 “Biển báo hiệu lệnh ấn còi”
Biểu thị xe cộ khi đi đến vị trí đặt biển hiệu lệnh này thì nên ấn còi.
– Biển số R.310 (a,b,c) “Biển hiệu lệnh hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”
Để báo cho các xe chở hàng nguy hiểm đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.310(a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh là gì? Khách hàng quan tâm đến nội dung bài viết có thắc mắc gì khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.
Từ khóa » Nhóm Biển Báo Hiệu Lệnh Giao Thông
-
Quy định Về Nhóm Biển Báo Hiệu đường Bộ | | Cục Cảnh Sát Giao Thông
-
Biển Báo Giao Thông: Đặc điểm, Cách Nhận Biết 5 Loại Biển
-
Biển Báo Hiệu Lệnh Và Những điều Cần Lưu ý
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam ...
-
Biển Hiệu Lệnh – Ý Nghĩa Từng Loại
-
Quy định Về Nhóm Biển Báo Hiệu Giao Thông đường Bộ - Ô Tô VinFast
-
[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm Của Biển Báo Hiệu Lệnh - TopLoigiai
-
Biển Hiệu Lệnh đường Bộ Việt Nam - Thuê Xe
-
Có Mấy Nhóm Biển Báo Giao Thông đường Bộ? - SÀI GÒN ATN
-
Một Số Hình Dáng Phổ Biến Của Biển Báo Giao Thông
-
5 Nhóm Biển Báo Giao Thông đường Bộ - Chi Tiết Tin Tức
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ ở Việt Nam