Đặc điểm Chung Của Những Cái Ao Làng Là Gì
Có thể bạn quan tâm
I. ĐỌC HIỂU
CÁI AO LÀNG
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ ; cho trâu bò đên nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim…
Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc :
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…
(Vũ Duy Huân)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1.Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì ?
a. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.
b. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.
c. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.
2.Vì sao tác giả lại cho rằng : “Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao…” ?
a. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về.
b. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.
c. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt.
3.Vì sao tác giả lại cho rằng : “Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nốì tình làng, nghĩa xóm thân thương.” ?
a. Vì mọi người trong làng xóm đều dùng nước ở ao.
b. Vì cầu ao do tất cả dân làng xây dựng lên.
c. Vì cầu ao là nơi mọi ngưòi vừa làm việc vừa chia sẻ tâm tình, bàn chuyện nhà chuyện làng xóm.
Advertisements (Quảng cáo)
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1.Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau :
a) lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá.
b) oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.
c) ỉ eo, ta thán, ê a, kêu ca.
2.Xếp 12 từ sau thành bốn nhóm từ đồng nghĩa : chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diết.
3.Câu : “Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.” thuộc kiểu câu gì ?
a. Câu kể Ai là gì ?
b. Câu kể Ai làm gì ?
c. Câu kể Ai thế nào ?
4.Câu ghép : “Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về.” có mấy vế câu :
a. Hai vế câu.
b. Ba vế câu.
c. Bốn vế câu.
Advertisements (Quảng cáo)
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
Chọn từ trong ngoặc đơn em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau, nói rõ vì sao em chọn từ đó.
a) Tiếng lợn … cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn nghe sao quen thuộc, thân thương. (ủn ỉn, ỉ eo, ụt ịt)
b) Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ … vào tâm hồn ngây thơ; trong trắng của tôi biết bao yêu thương. (rót, trút, đổ)
IV. TẬP LÀM VĂN
Đề 1. Tuổi thơ của tác giả gắn bó với ao làng. Bài văn đã nói lên tình cảm của tác giả đối với ao làng, với những kỉ niệm thời thơ ấu. Tuổi thơ của em gắn bó với cái gì ? Dựa vào mẫu đoạn 5, hãy viết ba câu văn có hình ảnh nói về sự gắn bó đó.
Tuổi thơ tôi gắn bó với… từ những… Có… Có…
Đề 2. Thời thơ ấu của em gắn bó với những kỉ niệm về một ngôi nhà, một góc phố, một mảnh vườn, một con sông, con suối, một con đường, một khu rừng…
Em hãy tả một trong những cảnh vật đó và nêu những kỉ niệm gắn bó của em.
I. ĐỌC HIỂU
1. | 2. | 3. |
c | b | c |
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1.
a : lung lay;
b : ồn ã;
c : ê a.
2.
– Nhóm 1 : chầm bập, vỗ về, dỗ dành.
– Nhóm 2 : chứa chan, ngập tràn, đầy ắp.
– Nhóm 3 : nồng nàn, thiết tha, da diết.
– Nhóm 4 : mộc mạc, đơn sơ, giản dị.
3. | 4. |
a | a |
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
a) Tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn nghe sao quen thuộc, thân thương… Chọn từ ỉ eo là từ hay nhất vì qua từ này, ta thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá : “Chú lợn biết vòi vĩnh như một em bé”.
b) Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ rót vào tâm hồn ngây thơ, trong trắng của tôi biết bao yêu thương. Chọn từ rót vì rót là đổ vào một cách nhẹ nhàng, đầy tình cảm, yêu thương. Từ rót phù hợp với lời ru thân thương, nhẹ nhàng, tha thiết của mẹ.
IV. TẬP LÀM VĂN
Đề bài 1
Tham khảo: Tuổi thơ tôi gắn bó với cây sấu già này từ những trưa hè, tôi và mấy đứa trẻ trong xóm chơi trò lò cò, ô ăn quan dưới vòm lá xanh mát. Có những chiều, chúng tôi tha thẩn nhặt từng quả sấu chín dưới gốc cây. Có những đêm, lũ trẻ chúng tôi lại chơi trò trốn tìm hay đuổi bắt về “úp mẹ” bên chính gốc cây này.
Đề bài 2:
Tham khảo:
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen… nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Từ khóa » Giáo án Bài Thơ Ao Làng
-
Giáo án Thơ Ao Làng | TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI TỰ
-
Giáo án: “Thơ. Ao Làng" Lớp 4 Tuổi A1 - Năm Học 2021-2022
-
Giáo án Lớp Lá: Thơ: Ao Làng - Thu Hà
-
LQVH Thơ: Ao Làng | Giáo án Mầm Non
-
Bài Thơ: Ao Làng - Trường Mầm Non Ban Mai
-
Tho Ao Lang - 123doc
-
Bài Giảng điện Tử Mầm Non đề Tài Thơ Ao Làng (lớp Lá) - Tài Liệu Text
-
THƠ: AO LÀNG | MN Hoa Thủy Tiên
-
Hoàng Liên - Các Bác Ai Có Ga Powerpoint Bài Thơ Ao Làng...
-
Tho Ao Lang - Bài Giảng Khác - Nguyễn Thị Thu Hà
-
Thơ: Ao Làng - MN Hoa Thủy Tiên
-
Top 3 Giáo án Thơ Làng Em Buổi Sáng Cho Trẻ Mầm Non Chi Tiết Nhất