Đặc điểm Chung địa Hình Bình Phước
Có thể bạn quan tâm
Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ[7], có vị trí địa lý:
Nội dung chính Show- Mục lục
- Địa lýSửa đổi
- Địa hìnhSửa đổi
- Tài nguyên khoáng sảnSửa đổi
- Khí hậuSửa đổi
- Thủy vănSửa đổi
- Giao thôngSửa đổi
- Tổng quan về Bình Phước
- I. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Phước
- 1. Vị trí địa lý
- 2. Khí hậu
- 3. Đặc điểm địa hình
- 4. Dân số
- 5. Tài nguyên thiên nhiên
- Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Phước
- Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai
- Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh
- Phía nam giáp tỉnh Bình Dương
- Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nông.
Địa hìnhSửa đổi
Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m.
Tài nguyên khoáng sảnSửa đổi
Bình Phước có 13 loại đất, phần lớn nằm trên tầng bazan và phù sa cổ, diện tích lớn nhất là đất đỏ bazan chiếm khoảng 40%, nâu vàng trên bazan chiếm khoảng 15%, đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm khoảng 15%, đất nâu vàng trên phù sa cổ chiếm 11%, đất đỏ vàng trên đá phiến chiếm khoảng 10%. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng, cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh[7].
Khí hậuSửa đổi
Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất khó chịu, Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2°C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C [7]
Thủy vănSửa đổi
Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8km/km², lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các sông suối ở Bình Phước đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai do vậy chế độ thủy văn của Bình Phước ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Đông Nam Bộ. Hầu hết các hồ tự nhiên đều có diện tích nhỏ, một số hồ nhân tạo phục vụ cho các công trình thủy điện hoặc lấy nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích khá lớn là hồ Thác Mơ, hồ Sóc Miêng, hồ Cần Đơn, và đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa còn có tác dụng điều phối nguồn nước dồi dào từ sông Bé bổ sung nước cho hồ Dầu Tiếng giúp điều phối nước chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Giao thôngSửa đổi
Bài chi tiết: Hệ thống Giao thông Đường bộ tại Bình PhướcTrên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Với các tuyến đường chính như Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đi theo hướng Nam – Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với tổng chiều dài là 79,90km, Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112,70km[8].
Ngoài ra, các tuyến đường khác như tỉnh lộ 741 kết nối trung tâm tỉnh với huyện Đồng Phú và thị xã Phước Long, các tuyến đường liên huyện đã được láng nhựa, gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được láng nhựa, các tuyến đường nối với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Lâm Đồng đã được láng nhựa rất thuận tiện cho giao thông. Đường nối với tỉnh Đồng Nai cũng được nâng cấp mở rộng[8].
Tháng 11 năm 2012, Về doanh thu vận tải hành khách tháng này ước thực hiện 48,94 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng 10, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước[9]. Doanh thu vận tải hàng hoá tháng này ước thực hiện 30,38 tỷ đồng, tăng 3,3% so tháng trước và tăng 15,5% so cùng kỳ năm 2011[9].
Dự kiến đến năm 2020-2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường sắt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực[8].
Từ khóa » Tỉnh Bình Phước Có Các Dạng địa Hình Chủ Yếu
-
Tỉnh Bình Phước - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Bình Phước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Bình Phước
-
TỈNH BÌNH PHƯỚC - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Tỉnh Bình Phước
-
Giới Thiệu Khái Quát Tỉnh Bình Phước - Địa Lý Việt Nam
-
Bài 41: Địa Lí địa Phương - Tỉnh Bình Phước - Soạn Bài Online
-
địa Hình đồi Của Tỉnh Bình Phước Có đặc điểm Như Thế Nào?thích ...
-
Bình Phước Vài Nét Tổng Quan | Xã Hội
-
Tổng Quan Về Thành Phố Đồng Xoài (Bình Phước)
-
Tổng Quan Về Điện Biên
-
Giới Thiệu - Điều Kiện Tự Nhiên - UBND Tỉnh Bình Dương