Đặc điểm Cơ Bản Nhà Nước Và Bộ Máy Nước CHXHCN Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHÀ NƯỚC VÀ BỘ MÁY NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

I. Đặc điểm cơ bản nhà nước CHXHCN Việt Nam.

1. Bản chất của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hình thức nhà nước Việt Nam.

3. Đặc điểm cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. Bộ máy nhà nước.

1. Khái niệm.

2. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

III. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. Khái niệm.

2. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

I. Đặc điểm cơ bản nhà nước CHXHCN Việt Nam:

1. Bản chất của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  • Theo Điều 2 Hiến pháp 2013, bản chất của nhà nước Việt Nam:

“nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

  • Nhà nước Việt Nam mang tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Bản chất của nhà nước là do cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội quyết định.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

  • Cơ sở kinh tế: Là quan hệ sản xuất XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động xã hội và sự hợp tác, giúp đỡ thân thiện giữa những người lao động.
  • Cơ sở xã hội: Là toàn thể nhân dân lao động mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức.
  • 2. Hình thức nhà nước Việt Nam:

  • Hình thức chính thể: Cộng hòa dân chủ – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
  • Chính thể cộng hòa dân chủ của nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản.
  • Hình thức cấu trúc nhà nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc., được Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 1: “Nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
  • 3. Đặc điểm cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  • Thứ nhất, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • Thứ hai, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • Thứ ba, ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
  • Thứ tư, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.
  • Thứ năm, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thứ sáu, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Là nhà nước một Đảng lãnh đạo, đó là Đảng Cộng sản.
  • Thứ bảy, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới
  • II. Bộ máy nhà nước:

    1. Khái niệm:

  • Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức là hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Đặc điểm cơ bản nhà nước và Bộ máy nước CHXHCN Việt Nam Đặc điểm cơ bản nhà nước và Bộ máy nước CHXHCN Việt Nam.

  • 2. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:

  • Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:
  • Cơ quan quyền lực nhà nước
  • Cơ quan hành chính nhà nước
  • Cơ quan tư pháp
  • Căn cứ vào trình tự thành lập:
  • Cơ quan nhà nước dân cử (do dân bầu ra)
  • Cơ quan không do dân bầu ra
  • Căn cứ vào tính chất thẩm quyền
  • Cơ quan có thẩm quyền chung
  • Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
  • Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:
  • Cơ quan nhà nước ở trung ương
  • Cơ quan nhà nước ở địa phương
  • * Các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước

  • Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ:
  • Đặc điểm: Sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, cụ thể:

  • Phương Đông: Phổ biến là hình thức quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. bộ máy nhà nước còn sơ khai đơn giản, mang nặng tính chất dân sự và chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
  • Phương Tây: Hình thức nhà nước đa dạng hơn so với phương Đông, sự chuyên môn hoá trong hoạt động của nhà nước ngày càng cao. Cơ quan xét xử tách rời khỏi cơ quan hành chính.
  • Bộ máy nhà nước phong kiến:
  • Đặc điểm: Mang nặng tính chất quân sự gắn liền với chế độ đẳng cấp phong kiến. Cơ quan cưỡng chế (như quân đội, nhà tù…) là những bộ phận chủ đạo.

  • Cấu trúc nhà nước bao gồm:
  • Quốc vương: Giữ địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước, có quyền lực không hạn chế.
  • Bộ máy giúp việc cở trung ương. Hệ thống cơ quan, quan lại ở địa phương.
  • Bộ máy nhà nước tư sản:
  • Đặc điểm: Tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Giữa 3 nguyên tắc lập pháp, hành pháp và tư pháp có sự kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau. Chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân.

  • Cơ cấu gồm:
  • Nguyên thủ quốc gia (tổng thống) : Kiến lập theo phương thức bầu cử bởi nghị viện (Nhà nước cộng hoà đại nghị), bởi đại cử tri (Nhà nước cộng hoà tổng thống), bởi của tri (Nhà nước cộng hoà hỗn hợp).
  • Nghị viện: Là cơ quan đại diện có quyền lực cao nhất, có thể bạn hành hiến pháp, luật. Có thể có 1 hoặc 2 viện.
  • Chính phủ: Có thể do nghị viện bầu và chịu trách nhiệm trước nghị viện (trong nhà nước công hoà đại nghị và cộng hoà hỗn hợp), hoặc do tổng thống thành lập và chịu trách nhiệm trước tổng thống (Nhà nước cộng hoà tổng thống)
  • Hệ thống toà án
  • Bộ máy nhà nước XHCN:
  • Đặc điểm: Bộ máy nhà nước được tổ chức dựa trên cơ sở kinh tế chính trị và từ bản chất của nhà nước.

  • Cơ cấu gồm:
  • Các cơ quan quyền lực nhà nước
  • Chủ tịch nước
  • Các cơ quan quản lý nhà nước
  • Các cơ quan xét xử
  • Các cơ quan kiểm sát
  • III. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

    1. Khái niệm:

  • Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định. Có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, có chức năng, thẩm quyền riêng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật nhằm tham gia vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.
  • 2. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:

  • Các cơ quan quyền lực nhà nước:
  • Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất, có quyền lực cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước.
  • Hội đồng nhân dân (HĐND): Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do địa phương trực tiếp bầu ra.
  • Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong các công việc đối nội, đối ngoại, là đại biểu Quốc hội.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước:
  • Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
  • Uỷ ban nhân dân: Do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HDND cùng cấp và các cơ quan nhà nước trên.
  • Các cơ quan xét xử: Gồm Toà án nhân dân, Toà án quâ sự và các Toà án khác được thành lập theo luật định.
  • Các cơ quan kiểm sát: Gồm các Viện kiểm sát nhân dân và các Viện kiểm sát quân sự.

Tham khảo thêm bài viết: Không nộp thuế thu nhập cá nhân có bị phạt. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân ở Hàn Quốc và những câu hỏi thường gặp. Các trường hợp cấp chứng từ thuế thu nhập cá nhân. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân.

Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.

Từ khóa » Những đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước Chxhcnvn