Đặc điểm Công Ty Hợp Danh Theo Luật Doanh Nghiệp Mới - Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP MỚI
Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam khá đa dạng. Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp thì đều có những đặc điểm, ưu và hạn chế khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của công ty hợp danh, dưới đây Luật Phamlaw sẽ hướng dẫn cụ thể theo quy định pháp luật doanh nghiệp mới nhất để quý khách hàng có thể tham khảo.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Cơ sở pháp lý
- Khái niệm về công ty hợp danh
- Đặc điểm công ty hợp danh
- Ưu điểm và hạn chế của công ty hợp danh
- Ưu điểm
- Hạn chế
Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2020
– Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.
Khái niệm về công ty hợp danh
Theo quy định tại điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 thì
Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, được thành lập dựa trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm nhau giữa các thành viên. Số lượng thành viên công ty hợp danh thường rất ít, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh đều là cá nhân, ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn công ty hợp danh.
Đặc điểm công ty hợp danh
Theo quy định tại chương VI từ điều 177 đến 187 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Về thành viên tham gia
Trong công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2020, có hai loại thành viên: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên sẽ có những quyền, nghĩa vụ, quy chế pháp lý riêng trong công ty hợp danh. Trong đó:
+ Thành viên hợp danh là thành viên nòng cốt của công ty hợp danh, là người thành lập và quản lý hoạt động của công ty hợp danh và phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty ( Theo điểm b khoản 1 điều 177 )
+ Thành viên góp vốn chỉ nắm vai trò là người hỗ trợ về vốn cho công ty hợp danh và không được tham gia vào quản lý và điều hành công ty, do vậy họ chỉ có trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ( Theo điểm c khoản 1 điều 177 )
Thứ hai, Về tư cách pháp lý
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( Theo khoản 2 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 ).
Thứ ba, Quy định về vốn góp và hình thức huy động vốn
Dù là công ty đối nhân hay công ty đối vốn thì vốn góp là phần không thể thiếu để hoạt động một loại hình công ty nhất định. Để thành lập công ty hợp danh, các thành viên cũng cần phải góp những phần vốn nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty sẽ huy động bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên hay ghi tăng giá trị tài sản của công ty ( Theo điều 177 và 186 của Luật doanh nghiệp 2020 )
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định tại điều 178 Luật doanh nghiệp 2020.
Thứ tư, Về cơ chế vận hành công ty
Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Còn thành viên góp vốn chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ về vốn, không có quyền tham gia quản lý công ty nên quyền lợi của họ cũng bị hạn chế hơn rất nhiều so với thành viên hợp danh.
Ưu điểm và hạn chế của công ty hợp danh
Thực tế ở nước ta, từ trước đến nay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất. Khi một cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn thành lập công ty mới, thông thường, họ sẽ dựa trên các tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Có thể dựa trên các tiêu chí như: nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty; khả năng huy động vốn vay; chi phí và thủ tục trong hoạt động kinh doanh…Dưới đây, Phamlaw sẽ chỉ ra một số những ưu điểm và hạn chế cũng như lý do mà loại hình công ty này ít được lựa chọn thành lập.
Ưu điểm
Thứ nhất, Công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở chủ yếu là sự liên kết của những người có quan hệ quen biết nhau và do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
Thứ hai, Do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau nên việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp.
Thứ ba, Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì thành viên hợp danh trong công ty hợp danh mặc nhiên được xem là có quyền ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề của công ty mà không quan trong việc số vốn góp của ai nhiều hơn ( Theo điều 181 Luật doanh nghiệp 2020).
Hạn chế
Thứ nhất, Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên này chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai với toàn bộ số tiền nợ. Quy định này tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh.
Bên cạnh đó, trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản riêng và tài sản công ty. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn giản và khó kiểm soát. Vì vậy khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.
Có thể nói, đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cho người thành lập doanh nghiệp ít chọn loại hình doanh nghiệp này. Do đó, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hầu hết các nhà kinh doanh thường lựa chọn thành lập loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thứ hai, Luật doanh nghiệp 2020 không cho phép công ty hợp danh phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Có nghĩa là, công ty hợp danh không thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu,… mà chỉ có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, vay từ các tổ chức cá nhân khác, hoặc huy động từ các thành viên góp thêm hoặc kết nạp thêm thành viên mới. So sánh với các loại hình loại hình doanh nghiệp khác thì công ty hợp danh có khả năng huy động vốn thấp hơn rất nhiều
Thứ ba, Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rút khỏi công ty ( Theo quy định tại điều 181 Luật doanh nghiệp 2020).
Thứ tư, Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh giới hạn chủ thể là cá nhân, nên pháp nhân sẽ không thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh
Thứ năm, quyền của các thành viên góp vốn bị hạn chế, ý kiến của các thành viên góp vốn chỉ mang tính chất tham khảo, thành viên góp vốn không có quyền biểu quyết trong việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty hợp danh ( Theo điều 187 Luật doanh nghiệp 2020)
Thứ sáu, trong mô hình công ty hợp danh, các thành viên hợp danh bị hạn chế một số quyền nhất định khác (Theo quy định tại điều 180 Luật doanh nghiệp 2020), do đó những quy chế pháp lý khắt khe hơn đối với thành viên hợp danh so với các loại thành viên trong loại hình doanh nghiệp như:
+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác.
+ Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi; hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
+ Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Trên đây là bài viết về Đặc điểm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp mới. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Xem thêm:
Giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh
So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh
Thành viên công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp mới
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
- Tìm hiểu về doanh nghiệp Nhà nước
- Một số điểm mới về thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
- Mua bán công ty cổ phần
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013
- Chuyển đất trồng lúa sang đất làm trang trại có được không?
- Quản trị công ty là gì?
- Giấy phép phân phối rượu
- Miễn thuế và giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán nhà có bị hủy không khi một bên qua đời?
Bài viết cùng chủ đề
- Mức phạt hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại
- Tối huệ quốc là gì?
- Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?
- Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì không hoàn thành công việc
- Mã số doanh nghiệp và nghĩa vụ sau khi thành lập
- Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp
- Quy định về chào bán cổ phần
Từ khóa » đặc điểm Chung Của Công Ty Hợp Danh
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Công Ty ...
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh? Thành ...
-
Khái Niệm, đặc điểm Công Ty Hợp Danh - AZLAW
-
Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh Theo Luật Doanh Nghiệp Hiện Hành
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm - Luật LawKey
-
Đặc điểm Công Ty Hợp Danh
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Khái Niệm & Đặc điểm - Thiên Luật Phát
-
Khái Niệm Và đặc điểm Công Ty Hợp Danh - Kế Toán Thuế TaxKey
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh
-
Những đặc điểm Nổi Bật Của Công Ty Hợp Danh - LuatVietnam
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc Điểm Pháp Lý Của ... - Luật Hoàng Phi
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì ? Đặc điểm Công Ty Hợp Danh ? - THAIHA LAW
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh
-
Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh - PhapTri - Pháp Trị