- Phòng GD&ĐT Quận 1
- Khối THCS
THCS CHU VĂN AN | THCS ĐỒNG KHỞI |
THCS ĐỨC TRÍ | THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH |
THCS MINH ĐỨC | THCS NGUYỄN DU - Q.1 |
THCS TRẦN VĂN ƠN | THCS VÕ TOẢN |
THCS VĂN LANG |
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Thành tích
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức sự kiện
- Thi Đua - Khen Thưởng
- Thi- Kiểm tra
- Lịch kiểm tra
- Hướng dẫn ôn tập
- Hoạt Động Đoàn Thể
- Hoạt Động Chi Bộ
- Hoạt Động Công Đoàn
- Hoạt Động Đoàn Đội
- Hoạt động Chi Đoàn
- Cải cách hành chính
- liên hệ
Công khai
 Dự toán thu - chi
 NH 2024-2025
 NH 2023-2024
 NH 2022-2023
 NH 2021-2022
 NH 2020-2021
 NH 2019-2020
 NH 2018-2019
Giới thiệu
 Giới thiệu chung
 Thành tích
 Cơ cấu tổ chức
Tuyển sinh
 Tuyển sinh 6
 Tuyển sinh 10
 Hỗ trợ học sinh chuẩn bị vào lớp 6
   Giới thiệu chung
   Giới thiệu các trường THCS thuộc Quận 1
   THCS CHU VĂN AN
   THCS VĂN LANG
   THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH
   THCS NGUYỄN DU
   THCS ĐỒNG KHỞI
   THCS MINH ĐỨC
   THCS ĐỨC TRÍ
   THCS TRẦN VĂN ƠN
   THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN
   THPT LƯƠNG THẾ VINH
   Giới thiệu chương trình GDPT 2018 cấp THCS
   Sự khác biệt giữa cấp Tiểu học và cấp THCS
   Giới thiệu phương pháp học tập các môn học ở lớp 6
   MÔN TIN HỌC
   MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
   MÔN TOÁN
   MÔN CÔNG NGHỆ
   MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
   MÔN ÂM NHẠC
   MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
   MÔN MĨ THUẬT
   MÔN TIẾNG ANH
   MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
   MÔN NGỮ VĂN
   MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
   Giới thiệu quy định kiểm tra, đánh giá HS cấp THCS
   Giới thiệu quy trình lựa chọn SGK lớp 6 năm học 2021-2022
Thi- Kiểm tra
 Lịch kiểm tra
 Hướng dẫn ôn tập
   Học kì 1
   Học kì 2
Tin tức sự kiện
 Tin video
 Hoạt động đoàn thể
Tài liệu dạy học
 Học Trực Tuyến
   Hướng dẫn
   Nội dung học
   Thời Khóa Biểu
Công văn- Kế hoạch
 Văn bản
   Văn bản chung
   Năm học 2017-2018
   Năm học 2018-2019
   Năm học 2019-2020
   Năm học 2020-2021
   Năm học 2021-2022
   Năm học 2022-2023
   Năm học 2023-2024
   Năm học 2024-2025
 Kế hoạch
 Luật
Hoạt Động Đoàn Thể
 Hoạt Động Chi Bộ
 Hoạt Động Công Đoàn
 Hoạt Động Đoàn Đội
 Hoạt động Chi Đoàn
Cải cách hành chính
 Thủ tục - Biểu mẫu
Hoạt động dạy và học
 Nghiên cứu khoa học
 Chuyên đề dạy học
 Học tập Trải Nghiệm-Liên Môn-Ngoài giờ lên lớp
 Hoạt động hướng nghiệp
Chương trình GDPT 2018
 Thông tin từ Bộ GD&ĐT
 Thông tin từ Sở GD&ĐT
 Tin tức
Chuyên mục khác
 Thư viện
 Thông báo
 Chuyển trường
 Lịch công tác
 Thực đơn tuần
 Y tế học đường
 Đóng góp ý kiến
 Nội quy học sinh
 Thi Đua - Khen Thưởng
 Tuyên truyền giáo dục pháp luật
Chào mừng bạn đến với website THCS Minh Đức
DANH MỤC - Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Thành tích
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức sự kiện
- Tin video
- Hoạt động đoàn thể
- Thi Đua - Khen Thưởng
- Hoạt động dạy và học
- Nghiên cứu khoa học
- Chuyên đề dạy học
- Học tập Trải Nghiệm-Liên Môn-Ngoài giờ lên lớp
- Hoạt động hướng nghiệp
- Thi- Kiểm tra
- Lịch kiểm tra
- Hướng dẫn ôn tập
- Hoạt Động Đoàn Thể
- Hoạt Động Chi Bộ
- Hoạt Động Công Đoàn
- Hoạt Động Đoàn Đội
- Hoạt động Chi Đoàn
- Lịch công tác
- Công văn- Kế hoạch
- Văn bản
- Văn bản chung
- Năm học 2024-2025
- Năm học 2023-2024
- Năm học 2022-2023
- Năm học 2021-2022
- Năm học 2020-2021
- Năm học 2019-2020
- Năm học 2018-2019
- Năm học 2017-2018
- Kế hoạch
- Luật
- Công khai
- Dự toán thu - chi
- NH 2024-2025
- NH 2023-2024
- NH 2022-2023
- NH 2021-2022
- NH 2020-2021
- NH 2019-2020
- NH 2018-2019
- Y tế học đường
- Nội quy học sinh
- Thông báo
- Thực đơn tuần
- Chương trình GDPT 2018
- Thông tin từ Bộ GD&ĐT
- Thông tin từ Sở GD&ĐT
- Tin tức
- Thư viện
- Chuyển trường
- Tài liệu dạy học
- Học Trực Tuyến
- Nội dung học
- Thời Khóa Biểu
- Hướng dẫn
- Thống kê truy cập
0002814164 |
Đang online: | 1 |
Hôm nay : | 18 |
Hôm qua : | 480 |
Tuần này : | 1,669 |
Tuần trước : | 3,873 |
Tháng này : | 9,685 |
Tháng trước: | 5,585 |
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG (Sinh 6)
Thứ hai, 28/9/2015, 0:0 , Lượt đọc : 9121 Roboto Arial Open Sans Times New Roman Calibri Tahoma Mở đầu sinh học Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. Vật sống lấy thức ăn, nước uống lớn lên, sinh sản. Còn vật không sống thì không lấy thức ăn, nước uống lớn lên, sinh sản +Ví dụ: vật sống cây đậu ,con gà +Ví dụ: vật không sống: hòn đá 2: Đặc điểm của cơ thể sống Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) để tồn tại. •Lớn lên (sinh trưởng-phát triển) Ví dụ: Sự lớn lên của cây bưởi, cây nhãn... •sinh sản : VDSự ra hoa, kết quả của cây phượng •Cảm ứng Ví dụ: Hiện tượng cụp lá lá của cây xấu hổ 3. Củng cố: Câu hỏi: +cho ví dụ về vật sống mà em biết? Bài 2 : NHIỆM VỤ SINH HỌC 1: Sinh vật trong tự nhiên. -Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Thế giới sinh vật rất đa dạng.Chúng gồm những SV vừa có ích, vừa có hại cho con người. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên: -Sinh vật được chia thành 4 nhóm: thực vật, động vật vi khuẩn và nấm. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. 2: nhiệm vụ của sinh học Nhiệm vụ của sinh học:nghiên cứu hình thái, cấu tạo, cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ lợi ích con người. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT BÀI 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT 1: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật . Sự đa dạng và phong phú của TV được biểu hiện bằng -Đa dạng về môi trường sống. Các miền khí hậu khác nhau như : hàn đới, ôn đới, nhiệt đới + Các dạng địa hình khác nhau như:đồi núi,trung du, đồng bằng, sa mạc. + Các môi trường sống khác nhau như: nước, trên mặt đất. -Số lượng các loài. - Số lượng cá thể trong loài. 2: Đặc điểm chung của thực vật . Đặc điểm chung của thực vật •Tự tổng hợp được chất hữu cơ. •Phần lớn không có khả năng di chuyển. •Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường bên ngoài. 3:củng cố Hoàn thành bài tập sau Những nơi sinh vật sống Tên câyTV phong phúTV khan hiếm. Các dạng địa hình.Đồi núi.Trung duĐồng bằngSa mạcCác môi trường sống.NướcTrên mặt đất Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA 1: Tìm hiểu thực vật có hoa và thực vật không có hoa. Các loại cơ quan của vật có hoa: có 2 loại cơ quan: - Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. -Cơ quan sinh sản gồm: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa: thực vật chia thành 2 nhóm: - Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là: hoa, quả hạt. Ví dụ: cây cải, cây đậu, … Thực vật khôngcó hoa: có cơ quan sinh sản không phải là hoa. Ví dụ: rêu, cây ráng, bòng bong,… 2: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. Cây 1 năm: chỉ ra hoa tạo quả 1 lần trong đời sống vd: đậu, cải, … Cây lâu năm: ra hoa tạo quả nhiều lần trong đời vd: xoài, mít, nhãn, … Củng cố + Kể tên những cây có vòng đời kết thúc sau vài tháng ? + Kể tên những cây sống lâu năm ? (ra hoa tạo quả nhiều lần trong đời) CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 5:KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG 1: Tìm hiểu kính lúp và cách sử dụng. Kính lúp:dùng để quan sát những vật nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. 1. Cấu tạo: gồm 2 phần Tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) Tấm kính bằng thủy tinh trong suốt, 2 mặt lồi, dày, có khung bao. 2. Cách sử dụng: Tay trái cầm kính lúp, Mặt kính để sát vật mẫu; mắt nhìn vào mặt kính. Di chuyển kính lúp lên đến khi nhìn rõ vật. 2: Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi. Kính hiển vi: dùng để quan sát những gì mắt thường không nhìn thấy. 1. Cấu tạo: gồm 3 phần chính: -Chân kính. -Thân kính: gồm: + Ống kính: thị kính, đĩa quay và vật kính. + Ốc điều chỉnh. -Bàn kính, -Gương phản chiếu ánh sáng. 2. Cách sử dụng: -Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. -Đặt và cố định tiêu bản lên bàn kính. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh đến khi nhìn rõ vật. 3.Củng cố: Hãy nêu các bước sử dụng kính lúp ? Các bước sử dụng KHV ? Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT . 1: Tìm hiểu hình dạng, kích thước tế bào thực vật . -Các cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào. -Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật rất khác nhau. 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật. Cấu tạo tế bào: gồm -Vách tế bào, -Màng sinh chất, -Chất tế bào, -Nhân, -Một số thành phần khác: không bào, lục lạp (ở tế bào thịt lá), … * Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật 3: Tìm hiểu khái niệm “Mô” Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng. Ví dụ: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ, … Củng cố Cấu tạo tế bào thực vật ? Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào ? Mô là gì ? Cho ví dụ minh họa ? Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào Tế bào non có kích thước nhỏ, qua trao đổi chất lớn lên thành tế bào trưởng thành. 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào Quá trình phân bào: + Đầu tiên, tế bào hình thành 2 nhân. + Chất tế bào được phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới. -Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng ph.chia. * Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển. CHƯƠNG II RỄ Bài 9CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ 1: Tìm hiểu vai trò của rễ đối với cây: + Vai trò của rễ: - Rễ là cơ quan sinh dưỡng . - Vai trò: +Giữ cho cây mọc được trên đất. + Hút nước và muối khoáng hòa tan. 2: Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ: Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. - Rễ cọc: có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đấtvà nhiều rễ con mọc xiên.Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn. VD: rễ cây bưởi. - Rễ chùm: gồm nhiều rễ to, dài bằng nhau thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành chùm. VD: Rễ lúa. 3:Tìm hiểu các miền của rễ: Các miền của rễ Chức năng của từng miền- Miền trưởng thành có các mạch dẫn. - Miền hút có các lông hút . - Miền sinh trưởng(nơi TB phân chia) - Miền chóp rễ- Dẫn truyền - Hấp thụ nước và muối khoáng. - Làm cho rễ dài ra. - Che chở cho đầu rễ Củng cố : HS kể 5 cây có rễ cọc, 5 cây có rễ chùm. - Rễ có mấy loại? - Rễ cọc khác rễ chùm ở điểm nào?Kể têm một số cây có rễ cọc và rễ chùm - Rễ có mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền. Vì sao trước khi trồng cây ta cần phải xới đất cho xốp. Bài 10CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ: Biểu bì Vỏ Thịt vỏ Miền hút M. rây Bó mạch Trụ giữa M.gỗ Ruột 2: Tìm hiểu chức năng miền hút: Tiểu kết: Cấu tạo miền hút của rễ gồm 2 phần chính: - Vỏ gồm: + Biểu bì có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. + Thịt vỏ: có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa - Trụ giữa:+ Bó mạch: .Mạch rây: chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. .Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá + Ruột: chứa chất dự trữ. Củng cố +Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao? +Vì sao nói mỗi lông hút là 1 tế bào Bài 11SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ ND1: CÂY CẦN NƯỚC VÀ CÁC LOẠI MUỐI KHOÁNG: 1. Nhu cầu nước của cây: Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết. Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. 2. Nhu cầu muối khoáng của cây: Cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali. Nếu thiếu 1 trong 3 muối đó thì cây phát triển kém . Nhu cầu muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây Củng cố Những giai đoạn sống nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng? NỘI DUNG 2: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ: 1.Rễ cây hút nước và muối khoáng: -Rễ cây hút nước và muối khoáng chủ yếu hòa tan nhờ lông hút. - Đường đi của nước và muối khoáng: Từ lống hút hấp thu chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây. 2.Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất trồng, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khóang của cây 3.củng cố * Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước, khi trời mưa nhiều, ngập nước cần chống úng cho cây. * Tại sao bón tro bếp cho cây thì cây tốt? - Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan? - Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây như thế nào? - Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều? Bài 12 BIẾN DẠNG CỦA RỄ 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng: 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng: STT Tên rễ BD Đặc điểm của rễ biến dạng Chức năng đối với cây 1Rễ củ (rễ dưới đất)-Rễ phình to -Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. 2Rễ móc (rễ trên thân cây, cành cây)-Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất móc vào trụ bám-Giúp cây leo lên 3Rễ thở (rễ dưới mặt đất)-Sống trong điều kiện thiếu không khí rễ mọc ngược lên trên mặt đất.-Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. 4Giác mút (rễ trên cây chủ) -Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.-Lấy thức ăn từ cây chủ. Củng cố: tại sao phải thu rễ củ trước khi cây ra hoa tạo quả? Kể tên 1 số rễ củ mà em biết? CHƯƠNG III THÂN Bài 13CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN 1.CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN: 2: CÁC LOẠI THÂN: Tùy theo cách mọc của thân trên mặt đất mà chia thân làm 3 loại: - Thân đứng: có 3 dạng:+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành.VD: nhãn + Thân cột: cứng ,cao, không cành.VD: cau + Thân cỏ: mềm , yếu, thấp. - Thân leo: leo bằng thân quấn hoặc tua cuốn. VD: cây mồng tơi. - Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. Củng cố : - Trình bày cấu tạo ngoài của thân. - so sánh vị trí , cấu tạo, chức năng của chồi nách và chồi ngọn Bài 14 THÂN DÀI RA DO ĐÂU? 1: SỰ DÀI RA CỦA THÂN: Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn Củng cố + Sự dài ra của các loại cây có giống nhau không? + Loại cây nào dài ra nhanh ? + Loại cây nào dài ra chậm? - Thực tế: Khi trồng rau ngót thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng gì? + Tỉa cành xấu, cành sâu kế hợp với bấm ngọn để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi hoa, quả, lá phát triển. + Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi không bấm ngọn mà tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính 2: Giải thích những hiện tượng thực tế: *Bấm ngọn là phương pháp cổ truyền có tác dụng làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá, chồi hoa phát triển sẽ tạo thành nhiều cành mới, nhiều hoa, tạo nhiều quả cho năng suất cao. + Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi câu ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn. + Trồng cây lấy gỗ( bạch đàn, lim) , lấy sợi(gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành sâu mà không bấm ngọn. Củng cố - HS cho 1 số ví dụ thực tế ở đại phương những loại cây nào thường bấm ngọn, những loại cây nào thường tỉa cành. - Một số cây: mồng tơi, mướp, tre, nhãn, mít, bạch đàn… cây nào dài ra nhanh Bài 15CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON 1 cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non: Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần chính: - Vỏ: + Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong. + Thịt vỏ: dự trữ và tham gia quang hợp. - Trụ giữa:+ Bó mạch: .Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. . Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng + Ruột: chứa chất dự trữ. 2: Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ Củng cố : -Chỉ trên tranh vẽ các phần của thân non.Nêu chức năng của mỗi phần. -Cấu tạo trong của rễ và thân non giống và khác nhau ở điểm nào? Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU ? 1: Xác định tầng phát sinh: - Thân cây gỗ to ra nhờ sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ, hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ và phía trong một lớp thịt vỏ. -Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ. 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm-> xác định tuổi của cây: Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ… đếm số vòng gỗ-> tính được tuổi của cây. 3: Tìm hiểu dác và ròng: Ròng : +Là phần nằm ở bên trong,dày +Có màu sẫm hơn +Cấu tạo bằng các tế bào gỗ già chết nên chắc và cứng rắn +Chức năng: nâng đỡ cho cây -Dác: +Là phần nằm ở bên ngoài,mỏng +Có màu nhạt hơn +Cấu tạo bằng các tế bào gỗ còn non nên không cứng lắm +Chức năng: vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá Củng cố Khi làm cột nhà , trụ cầu, thanh tà vẹt( đường ray tàu hỏa) , người ta sử dụng phần nào của gỗ. +Thân cây to ra do đâu? + Xác định tưởi của cây bằng cách nào? + Những cây rỗng ruột có sống được không?Tại sao? Bài 17 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN 1 vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan: *. Thí nghiệm: - Cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. - Sau 1 thời gian quan sát có sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. - Cắt ngang cành hoa thấy mạch gỗ bị nhuộm màu. *.Kết luận: nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ: các chất hữu cơ được vận chuyển đến các cơ quan nhờ mạch rây 3. Vận dụng: Khi buộc dây thép phơi quần áo vào thân hoặc cành cây , ít lâu sau có 1 vết nổi lên chỗ buộc dây? Giải thích tại sao có hiện tượng đó ? 1các loại thân biến dạng: Thân củ: hình dạng to, tròn, chứa chất dự trữ. -Thân rễ: hình dạng giống rễ, chứa chất dự trữ. -Thân mọng nước: dự trữ nước, quang hợp. 2: HS tự rút ra đặc điểm , chức năng của 1 số loại thân biến dạng: Tiểu kết STT TÊN VẬT MẪUĐ ĐIỂM CỦA THÂN BD CHỨC NĂNGTÊN THÂN BD 1Củ su hàoThân củ nằm trên mặt đấtDự trữ chất d. dưỡngThân củ 2Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đấtDự trữ chất d. dưỡngThân củ 3Củ gừngThân rễ nằm trong đấtDự trữ chất d. dưỡngThân rễ 4Dong taThân rễ nằm trong đấtDự trữ chất d. dưỡngThân rễ 5Xương rồngThân mọng nước, mọc trên mặt đấtDự trữ chất d. dưỡngThân mọng nước Củng cố - Kể tên một số loại thân biến dạng mà em biết. - Cây chuối có phải là thân biến dạng không? - Cây hành, tỏi…có phải là thân biến dạng không? - Bài tập: Chọn câu đúng: Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây , nhóm nào gồm toàn cây thân rễ A. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt. B.Cây dong riềng, cây cải, cây gừng. C. Cây khoai tây, cây cà chua, cây củ dong D. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây củ dong. Câu 2: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn những cây thân mọng nước: A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng. B. Cây mít , cây nhãn, cây sống đời. C. Cây giá , cây trường sinh lá tròn, cây táo. D. Cây nhãn, cây cải, cây su hào. CHƯƠNG IV LÁ Bài 19ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ 1: đặc điểm bên ngoài của lá: 2: CÁC KIỂU XẾP LÁ TRÊN CÂY: 3. củng cố Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1.Bộ phận của lá có chức năng hứng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ là: A. Gân lá. B. Cuống lá. C. Phiến lá. D. Cuống lá và gân lá. 2. Lá có gân song song gặp ở: A. Lá lúa. B. Lá bắp C. Lá tre D. Tất cả đều đúng 3. Kiểu lá mọc vòng có ở: A. Cây mồng tơi B. Cây hoa hồng C. Cây ổi D. Cây hoa sữa 4. Lá đơn có ở: A. Cây mít B. Cây hoa hồng C. Cây me D. Cây phượng Nêu những đặc điểm chứng tỏ lá đa dạng. Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ 1: BIỂU BÌ 2: THỊT LÁ 3: GÂN LÁ 4. củng cố - Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ? - Hãy tìm ví dụ về loại lá có 2 mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá. Cho các từ: lục lạp, vận chuyển , lổ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở? Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chổ trống trong những câu dưới đây: - Bao bọc phiến lá là 1 lớp tế bào…………….trong suốt, nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá.Lớp biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng………………cho các phần bên trong của phiến lá. - Các tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều…………….. Hoạt động……………. của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài. - Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều………….có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Gân lá có chức năng………. các chất cho phiến lá. Bài 21QUANG HỢP 1: XÁC ĐỊNH CHẤT MÀ LÁ CÂY CHẾ TẠO ĐƯỢC KHI CÓ ÁNH SÁNG 2: XÁC ĐỊNH CHẤT KHÍ THẢI RA TRONG QUÁ TRÌNH LÁ CHẾ TẠO TINH BỘT * Kết quả:- Hiện tượng nước trong ống nghiệm( cốc B) tụt xuống-> có khí sinh ra từ cành rong - Khí trong ống nghiệm( cốc B) làm cháy bùng que đóm-> là khí ôxi * Kết luận: trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài 3. củng cố: - Vì sao nên thả thêm rong vào bình nươi cá cảnh? - Tại sao ở nơi đông dân cư như các thành phố người ta hay trồng nhiều cây xanh.
Chia sẻ bài viết: Tin cùng chuyên mục
×
Chia sẻ tin bài
38367850thcsminhduc.q1@tphcm.gov.vn
×