Đặc điểm Của Dòng Họ Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa - HILAW.VN

Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa (sau đây gọi tắt là “XHCN”) có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Đây là hệ thống pháp luật gắn liền với hệ tư tưởng Mác- Lênin về nguồn gốc, bản chất, hình thức nhà nước và pháp luật, gắn liền với Cách mạng tháng Mười năm 1917 của nước Nga và sự ra đời, phát triển của nhà nước XHCN.

– So với các hệ thống pháp luật khác thì đây là hệ thống pháp luật ra đời muộn nhất. Hệ thống pháp luật Hồi giáo ra đời từ thế kỉ VII, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ra đời từ thế kỉ X, hệ thống lục địa châu Âu ra đời từ thế kỉ XIII, còn dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào đầu thế kỉ XX.

– Mặc dù đây là hệ thống pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu nhất là các chế định pháp luật dân sự, tuy nhiên hệ thống pháp luật này không phân chia thành công pháp và tư pháp.

– Dòng họ pháp luật XHCN cũng giống như hệ thống lục địa châu Âu, gắn liền với hệ thống tố tụng thẩm vấn.

– Đây là hệ thống pháp luật coi trọng pháp luật thành văn và không có truyền thống áp dụng án lệ.

– Dòng họ pháp luật XHCN bao gồm cả các nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ Latinh vì vậy các nước thuộc dòng họ pháp luật XHCN có truyền thống pháp luật rất khác nhau.

Vì lí do trên đây khi nói đến các đặc điểm của pháp luật XHCN chúng ta phải chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Pháp luật XHCN trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế hành chính quan liêu bao cấp (ở Trung Quốc từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến năm 1979, Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1986).

Giai đoạn 2: Pháp luật XHCN trong thời kì xây dựng kinh tế thị trường (Trung Quốc từ năm 1979, Việt Nam từ năm 1986 đến nay).

Mục lục

Toggle
  • 1. Pháp luật XHCN trong thời kì xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp
  • 2. Pháp luật XHCN trong thời kỳ đổi mới – xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

1. Pháp luật XHCN trong thời kì xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp

Nhìn chung hệ thống pháp luật các nước XHCN trong giai đoạn này có các đặc điểm sau đây:

– Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể.

– Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước không có quyền tự định đoạt về kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình mà phải theo kế hoạch từ cấp trên đưa xuống.

– Công dân không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, không có quyền tự do kinh doanh.

– Kinh tế đối ngoại không phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài không có điều kiện phát triển do quan hệ đối đầu giữa các nước XHCN và tư bản chủ nghĩa.

– Ở các nước XHCN, pháp luật thương mại, kinh doanh, công ty, chứng khoán, đầu tư trong nước cũng như nước ngoài) không có điều kiện phát triển.

– Về chế độ chính trị đều thiết lập vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và tiến hành chế độ nhất nguyên.

– Một số nước XHCN do đề cao tính giai cấp nhưng không để cao tính xã hội của nhà nước nên đã không thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết các lực lượng trong xã hội để xây dựng nhà nước và xã hội phát triển toàn diện.

– Nhìn chung, pháp luật trong thời kì này có hiệu lực và hiệu quả thấp.

Hình minh họa. Đặc điểm của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

2. Pháp luật XHCN trong thời kỳ đổi mới – xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Pháp luật XHCN trong thời kỳ đổi mới có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Thiết lập nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế.

– Xoá bỏ chế độ kế hoạch hoá tập trung, xây dựng kế hoạch hóa định hướng.

– Cho phép mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh :

– Mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài.

– Pháp luật tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản phát triển. Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

– Pháp luật tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị.

– Pháp luật phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đồng thời gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.

– Pháp luật XHCN đã được cải cách và hoàn thiện nhằm bảo vệ các quyền con người và công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

– Pháp luật XHCN đã khắc phục được những hạn chế trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế hành chính bao cấp, phát triển ngày càng toàn diện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, ngày càng có hiệu lực và hiệu quả cao hơn.

– Một số nước XHCN còn có biểu hiện vi phạm pháp luật quốc tế: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách chạy đua vũ trang vũ khí hạt nhân, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có chính sách xâm lấn biển Đông, đưa ra yêu sách phi lí về chủ quyền lịch sử ở biển Đông, về đường 9 đoạn, đã bị Tòa án quốc tế La Haya ra phán quyết ngày 12/7/2016 bác bỏ, đồng thời Tòa án quốc tế đã lên án Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, cảnh cáo Trung Quốc về việc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông, gây hủy hoại nghiêm trọng với môi trường các rạn san hô ở biển Đông.

Từ khóa » đặc Trưng Của Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa