Đặc điểm Của Hệ Thống Pháp Luật Civil Law Là Gì - Cùng Hỏi Đáp

Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật phổ biến nhất bao gồm: Civil law và Common law. Trong đó, mỗi hệ thống pháp luật đều sẽ tồn tại những đặc điểm riêng biệt với cách vận hành khác nhau. Trong đó, pháp luật Việt Nam là thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống Civil law. Vậy, Civil law là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nội dung chính Show
  • Hệ thống pháp luật Civil Law là gì?
  • Đặc điểm của hệ thống pháp luật Civil Law
  • Thủ tục tố tụng của Civil Law
  • Cấu tạo của Toà án dân sự
  • Các nhóm trong hệ thống pháp luật Civil Law
  • Video liên quan
Civil law là gì

Civil law (Dân luật) là một hệ thống pháp luật trên thế giới có nguồn gốc từ châu Âu và được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hệ thống dân luật được phát triển từ bộ khung là luật La Mã, trong đó đã luật hóa các nguyên tắc chủ đạo để trở thành một hệ thống mà con người có thể viện dẫn được, đóng vai trò là nguồn luật cơ bản.

Từ đó, với câu hỏi Civil law là gì, có thể hiểu đơn giản đó chính là một hệ thống pháp luật bao gồm các đặc điểm sau:

– Một hệ thống toàn diện các quy tắc và nguyên tắc thường được sắp xếp theo quy tắc và dễ dàng tiếp cận với công dân và luật gia.

– Một hệ thống được tổ chức tốt ủng hộ sự hợp tác, trật tự và khả năng dự đoán, dựa trên cơ sở phân loại logic và năng động được phát triển từ luật La Mã và được phản ánh trong cấu trúc của các mã.

– Một hệ thống thích ứng, với các quy tắc dân sự tránh chi tiết quá mức và chứa các điều khoản chung cho phép thích ứng với sự thay đổi.

– Một hệ thống chủ yếu lập pháp, nhưng vẫn để lại chỗ cho cơ quan tư pháp điều chỉnh các quy tắc theo sự thay đổi xã hội và nhu cầu mới, bằng cách giải thích và luật học sáng tạo.

Bên cạnh trả lời được câu hỏi Civil law là gì, quý độc giả cũng cần phải hiểu rõ thêm về các đặc điểm của Civil law bao gồm:

Như đã đề cập ở mục Civil law là gì, Hệ thống dân luật (Civil law) được phát triển từ bộ khung là luật La Mã, nên từ đó, Civil law cũng đã chịu ảnh hưởng nhiều phần từ luật La Mã. Trong đó, Các bộ luật lớn của hệ thống luật Civil law như Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, Bộ luật dân sự Đức năm 1896, … đều được hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và luật La Mã. Đặc biệt ở Đức, các đế chế Đức tồn tại thời kỳ giữa năm 962 và năm 1806 tự cho mình là sự kế thừa của đế chế La Mã. Luật La Mã được nghiên cứu tại các trường đại học của Đức, Pháp và các nước lục địa châu Âu và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu luật pháp thành văn và tập quán pháp luật của họ chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật.

2.2 Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law được phân chia thành công pháp và tư pháp

Có thể nói, đây chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt dòng họ Civil law với dòng họ Common law. Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp luật này được phân chia thành Công pháp và Tư pháp.

Trong đó, Công pháp gồm các ngành luật như luật hiến pháp luật hành chính, luật hình sự, luật ngân hàng, luật tài chính công (bao gồm các nhánh như luật thuế, luật kiểm toán công, luật ngân sách). Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân như Luật dân sự, Luật kinh doanh – thương mại, Luật hôn nhân và gia đình, …

2.3 Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law coi trọng lý luận pháp luật

Theo quan điểm của Civil law, Pháp luật là công cụ, là mô hình tổ chức xã hội, là cái “cái cần phải làm” chứ không phải là “cái đang xảy ra trong thực tiễn”. Từ đó, Các bộ luật của Civil law thông thường đi từ cái chung đến cái riêng (Các bộ luật thường có phần chung và phần riêng). Ở phần chung, các khái niệm được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch. Phần chung làm cơ sở cho phần riêng và thông thường được xây dựng theo tư duy logic từ cái khái quát đến cái cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể, từ lí luận đến thực tiễn.

2.4 Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao

Có thể nói, ở Civil law, các quy phạm pháp luật trong các bộ luật thường rất cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thi hành. Đồng thời, nhờ xây dựng được nhiều bộ luật, việc nghiên cứu, thực hiện và áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn.

2.5 Dòng họ Civil law không coi tiền lệ pháp luật là hình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn

Khác với dòng họ Common law, dòng họ Civil law do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Án lệ là hình thức pháp luật không được khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một cách hạn chế như là hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thành văn.

Trên đây là những tư vấn của ACC cho quý độc giả về Civil law là gì. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu thêm về Common law, quý độc giả có thể tìm hiểu tại đây

Mỗi quốc gia đều xây dựng nên cho mình một hệ thống pháp luật riêng biệt. Tựu chung lại thì trên thế giới có ba dòng họ pháp luật điển hình. Là một trong những hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới, hệ thống pháp luật dân sự Civil Law hay còn gọi là Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có những đặc điểm, những nét đặc trưng riêng biệt.

Hệ thống pháp luật Civil Law là gì?

Hệ thống pháp luật dân sự Civil Law hay còn gọi là hệ thống pháp luật Pháp – Đức: 

  • Một hệ thống toàn diện các quy tắc và nguyên tắc thường được sắp xếp theo quy tắc và dễ dàng tiếp cận với công dân và luật gia.
  • Một hệ thống được tổ chức tốt ủng hộ sự hợp tác, trật tự và khả năng dự đoán, dựa trên cơ sở phân loại logic và năng động được phát triển từ luật La Mã và được phản ánh trong cấu trúc của các mã.
  • Một hệ thống thích ứng , với các quy tắc dân sự tránh chi tiết quá mức và chứa các điều khoản chung cho phép thích ứng với sự thay đổi.
  • Một hệ thống chủ yếu lập pháp , nhưng vẫn để lại chỗ cho cơ quan tư pháp điều chỉnh các quy tắc theo sự thay đổi xã hội và nhu cầu mới, bằng cách giải thích và luật học sáng tạo.

Hệ thống pháp luật này có nguồn gốc từ hệ thống pháp luật của Pháp và một số nước Châu Âu lục địa. Trong đó, pháp luật của Pháp có ảnh hưởng nhiều nhất và góp phần quan trọng nhất trong việc hình thành nên hệ thống pháp luật Civil Law, tất cả đều chịu sự ảnh hưởng của Luật La Mã. Hệ thống pháp luật này được hình thành dựa trên các quy tắc, các khái niệm và phạm trù của Luật La Mã và một số nội dung từ giáo luật, ngoài ra, việc hình thành hệ thống pháp luật này dựa trên cơ sở đặc điểm về tình hình và phong tục tập quán ở địa phương. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều giai đoạn với bao sự thay đổi thì hiện nay, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đề cao quyền tự do, bình đẳng, tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi giữa con người với con người.

Hiện nay, các nước theo dòng họ pháp luật Civil Law bao gồm: các nước Châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia…), Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước Châu Mỹ Latinh (Brazil, Venezuela…),..

Xem thêm: https://gust.com/companies/h-ng-s-startup-4/founder_dashboard

Đặc điểm của hệ thống pháp luật Civil Law

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học pháp lý, những người nghiên cứu về khoa học pháp lý lại chia ra thành các dòng họ pháp luật điển hình trên thế giới, bởi mỗi dòng họ pháp luật đều có những đặc trưng riêng biệt, phản ánh đúng đặc điểm về tình hình chính trị, văn hoá, xã hội tại các quốc gia mang dòng họ pháp luật đó. Civil Law cũng vậy, nó có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Chịu ảnh hưởng của Luật La Mã cổ đại (pháp luật dân sự)

Trong thời kì cổ đại và trung đại, Luật La Mã hay kể đến đó là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện, phổ biến ở châu Âu lục địa. Pháp luật La Mã thời bấy giờ đã được nghiên cứu và tổ chức giảng dạy, được hầu hết  các quốc gia khác ở châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian dài.

  • Nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật này là văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển hoá.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của dòng họ pháp luật Civil Law đều là những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như bộ luật, luật. Các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lý và các nguyên tắc pháp luật ở châu Âu lục địa cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật. Tuy nhiên, trái ngược với hệ thống pháp luật Anh -Mỹ, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa rất hạn chế áp dụng án lệ, án lệ dường như không được coi trọng ở hầu hết các quốc gia này, nó không có tính ràng buộc chính thức. Án lệ trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa giữ vai trò giải thích nhằm thống nhất hệ thống pháp luật thành văn.

  • Được phân định thành hai lĩnh vực: công pháp và tư pháp

Việc phân định ra công pháp và tư pháp ở hệ thống pháp luật này không phải là tuyệt đối, hiện nay, ranh giới giữa hai lĩnh vực này ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa không còn được rõ nét.

Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn. Trong đó, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử, thẩm phán sẽ không được tham gia vào hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.

Tìm hiểu thêm: https://cvhuynhhuong.livejournal.com/profile

Thủ tục tố tụng của Civil Law

Như đã nêu ở phần trên, mô hình tố tụng của dòng họ pháp luật Civil Law là mô hình tố tụng thẩm vấn, tố tụng viết (inquisitorial system/ written argument) và có áp dụng suy đoán vô tội.

Nếu trong hệ thống pháp luật Common Law, thẩm phán tạo ra các quy tắc pháp lý cho các tranh chấp cụ thể, thì trong hệ thống pháp luật Civil Law, các quy tắc pháp lý sẽ tạo ra nền tảng để thẩm phán ra quyết định. Thẩm phán sẽ căn cứ chủ yếu vào Luật thành văn, kết quả của cơ quan điều tra, và quá trình xét xử tại Tòa để ra phán quyết.

Về việc đào tạo thẩm phán, ở hệ thống pháp luật Civil Law có quy trình đào tạo thẩm phán riêng, khác với Common Law là chọn thẩm phán từ các luật sư danh tiếng.

Cấu tạo của Toà án dân sự

Gồm có 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm

  •  Tòa án cấp sơ thẩm hay Tòa án cấp sơ thẩm mở rộng
  • Tòa án cấp phúc thẩm hay Tòa án dân sự đặc biệt bao gồm: Tòa án thương mại; Tòa án lao động.

Các nhóm trong hệ thống pháp luật Civil Law

Các học giả luật so sánh chia dòng họ pháp luật Civil Law thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Civil Law của Pháp: ở Pháp, Tây Ban Nha, và những nước thuộc địa cũ của Pháp;

Nhóm 2: Civil Law của Đức: ở Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng hòa Trung Hoa 

Nhóm 3: Civil Law của những nước Scandinavia: Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Ailen. Luật của Bồ Đào Nha và Italia cũng chịu ảnh hưởng của Pháp, Đức, nhưng những bộ luật dân sự thế kỷ 19 thì gần hơn với Bộ luật Napoleon và những bộ luật dân sự thế kỷ 20 thì lại giống với luật dân sự của Đức.

Nội dung khác: https://ask.fm/hunhhng

Từ khóa » đặc Trưng Của Hệ Thống Pháp Luật Civil Law