Đặc điểm Của Nhân Vật Huấn Cao - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Đặc điểm của nhân vật Huấn Cao
Lời giải:
1. Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp
- Giải thích về tài viết chữ đẹp – chữ thư pháp trong nền văn hóa truyền thống: đó là một thú vui, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ.
- Biểu hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao được thể hiện gián tiếp, thông qua:
+ Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”
+ Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
2. Huấn Cao là người có lòng tự trọng, có khí phách sống hiên ngang, bất khuất
- Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”
+ Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”
+ Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”
3. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp
- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.
=> Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.
Từ khóa » Thiên Lương Trong Sáng Của Huấn Cao
-
Vẻ đẹp Khí Phách Và Thiên Lương Của Huấn Cao Câu Hỏi 101678
-
Thiên Lương Trong Sáng Của Huấn Cao - Thả Rông
-
Vẻ đẹp Thiên Lương, Trong Sáng Trong Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của ...
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao đạt điểm Cao Với 5 Bài Mẫu đặc Sắc Nhất
-
Phân Tích Vẻ đẹp Thiên Lương Của Huấn Cao Trong Tác Phẩm Chữ ...
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao 2023
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao Trong Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù Của ...
-
VỀ NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI ...
-
TOP 19 Bài Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao Hay Nhất - Văn 11
-
Vẻ Đẹp Thiên Lương Trong Sáng Của Huấn Cao
-
Cảm Nhận Về Thiên Lương Trong Sáng Của Huấn Cao
-
Cảm Nhận Vẻ đẹp Tài Hoa, Khí Phách Và Thiên Lương Của Nhân Vật ...
-
Phân Tích Chất Nghệ Sĩ Tài Hoa Và Khí Phách Hiên Ngang Bất Khuất ...
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao Trong Tác Phẩm "Chữ Người Tử Tù"