Đặc điểm Của Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su - BioFix
Có thể bạn quan tâm
Nước thải chế biến mủ cao su có hàm lượng chất hữu cơ rất cao như protein hòa tan, COD, BOD, SS. Ngoài ra còn axit fomic (dùng để đánh đông mủ), N-NH3 (dùng để kháng đông mủ). Chính vì vậy, nước thải chế biến mủ cao su xử lý không đạt chuẩn khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước, nước đục, nổi ván lợn cợn, bốc mùi hôi thối nồng đặc.
Nước thải của mủ cáo su xuất phát từ đâu?
Nước thải cao su xuất phát từ hai nguồn chính
+ Sinh hoạt: rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt.
+ Sản xuất: công đoạn sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học và nước thả phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng.
Đặc điểm của nước thải chế biến mủ cao su:
Nước thải từ ngành công nghiệp cao su luôn có lưu lượng nước thải lớn so với ngành công nghiệp khác. Đặc biệt, cặn nước thải phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep, chủ yếu là do các hạt (mủ) cao su sau khi đông tụ thành mảng lớn sẽ còn xót lại các hạt cao su đông tụ nhưng chưa kết lại được.
Ngoài ra, nước thải chứa NH3 cao, BOD, COD, SS cao; pH thấp (công đoạn sản xuất có châm thêm acid vào để mủ đông lại). Nước thải cao su có pH thấp do phải dủng acid cho công đoạn đông tụ, lượng N-NH3 cao do dùng trong quá trình kháng đông, acid foomic dùng trong quá trình đánh đông, còn lượng protein hòa tan.
Nhưng tùy thuộc vào phương pháp chế biến của các công ty chế biến mà nước thải sẽ có đặc điểm khác nhau như:
+ Phương pháp mủ ly tâm: Nước thải cao su thường có độ pH, BOD, COD rất cao.
+ Phương pháp mủ cốm: Nước thải cao su thường có pH thấp, nhưng BOD, COD, SS cao
+ Phương pháp mủ tạp: pH từ 5-6, BOD và COD thấp hơn so với phương pháp mủ cốm
Từ đây, ta thấy nước thải cao su là loại nước thải khó xử lý. Phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý từ hóa học đến sinh học để đưa nước thải đến ngưỡng quy chuẩn.
Thời gian lưu nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,…Mùi hôi ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy.
Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học
Nước thải từ quy trình công nghệ được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ tạp chất thô có kích thước lớn sau đó nước thải được dẫn qua bể nước thải được dẫn qua bể lắng cát, tại đây những hạt cát có kích thước lớn hơn 0,25 mm sẽ được giữ lại để tránh ảnh hưởng đến hệ thống bơm ở các công trình phía sau. Sau đó nước thải qua bể điều hoà để điều hoà lưu lượng, tránh hiện tượng qua tải cục bộ các công trình phía sau. Nước thải từ bể điều hoà được bơm vào bể tuyển nổi để loại bỏ chất thải rắn lơ lửng có trọng lượng riêng nhỏ hơn của nước, trên bể có hệ thống thu gom bọt và các khối cao su đem tái chế. Nước thải được hòa trộn NaOH và chất dinh dưỡng để tạo môi trường thuận lợi cho công trình xử lý sinh học phía sau.
Nước thải tiếp tục đưa sang bể UASB, pH thuận lợi cho hoạt động của bể UASB là 6,7 –7,5. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60-80% thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, H2S, CH4, NH3…).
Để thúc đẩy quá trình phân hủy kỵ khí tại bể UASB chúng ta cần bổ sung men vi sinh Biofix 114.
Sau bể UASB được thải dẫn qua bể Aeroten xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ. Tại bể Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì từ máy thổi khí. Tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như: CO2, H2O … Quá trình phân hủy của các vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính chất đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số này trong bể Aeroten. Hiệu quả xử lí COD trong bể đạt từ 90-95%.
Cũng như ở bể kỵ khí, ở bể hiếu khí cũng cần bổ sung thêm vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ tại bể này. Đó chính là vi sinh hiếu khí Biofix 5D
Từ bể Aeroten nước thải dẫn sang bể lắng, tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Nước thải được đưa đến hồ sinh vật trước khi được xả ra nguồn tiếp nhận. Bùn hoạt tính ở đáy bể lắng một phần được bơm tuần hoàn về bể Aeroten nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Bùn dư được bơm vào bể nén bùn trọng lực để làm giảm thể tích. Sau đó được bơm đến ngăn khuấy trộn của máy lọc ép băng tải để khuấy trộn cùng polyme, rồi đi qua hệ thống băng tải ép bùn. Bùn thải ra có dạng bánh đem đi chôn lấp hoặc sử dụng làm phân bón.
Để thúc đẩy quá trình xử lý sinh học của bể kỵ khí và bể hiếu khí chúng ta cần bổ sung men vi sinh cho các bể này. Biofix 114 sử dụng cho bể kỵ khí
Từ khóa » Thành Phần Tính Chất Nước Thải Cao Su
-
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su Mới Nhất 2022
-
Thành Phần, đặc Trưng Nước Thải Chế Biến Cao Su - Microbe-lift
-
Tính Chất ô Nhiễm Của Nước Thải Chế Biến Mủ Cao Su - Microbe-lift
-
Thành Phần Và Tính Chất Nước Thải Sơ Chế Cao Su Thiên Nhiên - 123doc
-
Tính Chất Nước Thải Ngành Chế Biến Mủ Cao Su - Biogency
-
Xử Lý Nước Thải Cao Su
-
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU XỬ LÝ AMONI TRIỆT ĐỂ
-
Xử Lý Nước Thải Cao Su
-
Tác Hại Của Nước Thải Ngành Cao Su Và Phương Pháp Xử Lý Nước ...
-
Tìm Hiểu Về Quy Trình Xử Lý Nước Thải Cao Su - VietChem
-
Nước Thải Chế Biến Cao Su- Tìm Hiểu Về đặc điểm Và Tính Chất
-
Phân Tích Nước Thải Công Nghiệp Chế Biến Cao Su Thiên Nhiên
-
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Cao Su Kết Hợp đạt Chuẩn
-
Xử Lý Nước Thải Cao Su Thiên Nhiên - Công Ty Môi Trường Xuyên Việt