Đặc điểm Của Văn Bản Nghị Luận - Ngữ Văn 7

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 7 Bài 19 Ngữ Văn 7 Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngữ văn 7 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 158 FAQ

Qua bài soạn Đặc điểm của văn nghị luận giúp các em nắm rõ hơn về những đặc điểm trong văn nghị luận, hiểu được một bài văn nghị luận cần có luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài văn nghị luận. Giúp các em hiểu và làm bài văn nghị luận tốt hơn.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Luận điểm, luận cứ và lập luận

a. Luận điểm

b. Luận cứ

c. Lập luận

1.2. Ghi nhớ

2. Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

3. Hỏi đáp Bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Tóm tắt bài

1.1. Luận điểm, luận cứ và lập luận

a. Luận điểm

Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết: Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?

  • Luận điểm chính trong văn bản Chống nạn thất học được thể hiện trong nhan đề của bài văn là chống nạn thất học.
  • Luận điểm đó được cụ thế hóa trong các câu văn:
    • “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”.
    • “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”.

→ Như vậy, từ việc chỉ ra các luận điểm trên, ta thấy luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khôi. Do đó, đê thuyết phục được người đọc, người nghe thì luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng được nhu cầu thực tế.

b. Luận cứ

Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

Luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học như sau:

  • Luận cứ 1:
    • Lí lẽ: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn dân ta biết chữ để lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
    • Dẫn chứng: Số người dân Việt Nam thất học so với số’ người trong nước là 95%.
  • Luận cứ 2:
    • Lí lẽ:
      • Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
      • Mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình...
      • Những người đả biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ.
      • Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học đi.
      • Phụ nữ lại càng cần phải học.
    • Dẫn chứng: Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo; người ăn, người làm không biết thì chủ bảo...

→ Từ đây, ta có thể khẳng định: Luận cứ đóng vai trò làm cơ sở cho luận điểm nêu ra trong bài. Để bài viết và luận điểm có sức thuyết phục, hệ thống luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.

c. Lập luận

Hãy chĩ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưư điểm gì?

  • Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học khá chặt chẽ, hợp lí và có sức thuyết phục vì các lí lẽ và dẫn chứng được sắp xếp tuân theo thứ tự thời gian, giới tính, giai cấp rất hợp lí, làm cơ sở vững chắc cho từng luận điểm.
  • Đầu tiên tác giả nêu ra lí do vì sao phải chống nạn thất học. Tiếp theo tác giả khẳng định vai trò của việc nâng cao dân trí, vai trò của việc biết chữ quốc ngữ; cuối cùng tác giả mới đưa ra biện pháp cụ thể để chống nạn thất học.

1.2. Ghi nhớ

  • Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có nhiều luận điểm chính và các luận điểm phụ.
  • Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, hay câuphur định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
  • Lập cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mơi khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
  • Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyêt phục.

2. Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Để nắm rõ hơn về những đặc điểm trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo bài soạn Đặc điểm của văn bản nghị luận.

3. Hỏi đáp Bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Tục ngữ về con người và xã hội Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ văn 7 Rút gọn câu Rút gọn câu - Ngữ văn 7 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Ngữ văn 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Soạn đặc điểm Của Văn Nghị Luận Lớp 7