Đặc điểm Giống Gà ác

Trước kia đã có một số tài liệu đề cập đến gà ác, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào giới thiệu đầy đủ về giống gà này. Để góp phần bảo tồn và phát triển giống gà này chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Khả năng sản xuất của giống gà ác Việt Nam" nhằm đạt được những yêu cầu sau:

- Xác định một số đặc điểm về giống: ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt, khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác.

- Khảo sát khả năng thích ứng của gà ác và phương thức sử dụng gà ác để bồi dưỡng sức khoẻ cho con người tại Miền Bắc - Việt Nam.

2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Khảo sát đàn gà ác nuôi ở Việt Nam

2.1.1 Địa điểm và thời gian khảo sát

- Tại ấp Dinh và ấp Quyết Thắng tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian: Năm 1996 và 1998

2.1.2 Đối tượng gà khảo sát

- Long An: 2430 gà sinh sản và 9480 gà con.

- Thành phố Hồ Chí Minh: 67 gà sinh sản và 197 quả trứng.

Tất cả đều là gà của các gia đình, nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.

2.1.3 Nội dung khảo sát:

- Ngoại hình, sức sống, khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản

- Kỹ thuật chăn nuôi

- Phương pháp sử dụng sản phẩm.

2.2 Nghiên cứu trên đàn gà ác nuôi tại miền Bắc

2.2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Tại Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi và các gia đình nuôi gà ác xung quanh Hà Nội; từ tháng 4/1994 đến tháng 12/1998.

2.2.2 Đối tượng gà nghiên cứu

- Nguồn gốc:

Gà ác và trứng gà ác được chọn lọc từ các gia đình tại tỉnh Long An đưa về miền Bắc để nghiên cứu (197 gà sinh sản, 222 gà con và 36.000 gà thịt).

- Chế độ nuôi dưỡng:

+ Viện Chăn Nuôi: theo phương thức chăn nuôi gà công nghiệp.

+ Các gia đình: Nuôi theo phương thức bán công nghiệp.

2.2.3 Nội dung nghiên cứu:

2.2.3.1 Đặc điểm về giống

Đặc điểm về ngoại hình; sức sống và khả năng chống chịu; khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt; khả năng sinh sản và sản xuất trứng.

2.2.3.2 Chế biến và sử dụng sản phẩm

Gà ác được hầm với thuốc Bắc và gà ác đóng viên dạng khô. Đồng thời tiến hành xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ gà ác ở miền Bắc.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Đàn gà nuôi ở Việt Nam

3.1.1 Ngoại hình

Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; da, thịt, xương, mỏ và chân đều đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt, tích màu xanh. Chân có lông và 5 ngón (ngũ trảo), nhưng cũng có một số con không có lông chân hoặc chân chỉ có 4 ngón.

3.1.2 Sức sống

Gà ác có sức sống rất cao. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi trung bình đạt 95-98%, cá biệt có đàn đạt 100%.

3.1.3 Khả năng sinh trưởng

Gà ác là gióng gà nội có khối lượng nhỏ nhất trong các giống gà nội Việt Nam, mới nở 16,3-16,5g, 60 ngày tuổi: 229g, 120 ngày tuổi: 639-757g.

3.1.4 Khả năng sinh sản

Gà ác thành thục sinh dục sớm: 110 - 120 ngày. Sản lượng trứng thấp: 70-80 quả/năm. Khối lượng trứng nhỏ: 30,2g. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ca 3,4kg. Tỷ lệ trứng thụ tinh ca 90%. Tỷ lệ ấp nở nhân tạo thấp: 63,5%.

3.1.5 Kỹ thuật chăn nuôi

Gà ác có thể thích ứng với các phương thức nuôi dưỡng khác nhau:

+ Nuôi quảng canh: gà ác có khả năng kiếm mồi tốt.

+ Nuôi thâm canh: gà ác cũng phát triển tốt.

3.1.6 Phương pháp chế biến và sử dụng sản phẩm

Gà ác thường được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ: Gà ác được hầm với thuốc Bắc dùng cho người ốm, trẻ em suy nhược cơ thể, người cao tuổi, sản phụ sau khi sinh (đã thu thập được 10 bài thuốc Bắc để hầm với gà ác).

3.2 Đàn gà nuôi ở miền Bắc

3.2.1 Ngoại hình và kích thước các chiều đo

Ngoại hình gà ác nuôi tại miền bắc tương tự ngoại hình của gà ác khảo sát ở miền nam. Kích thước của gà ác 38 tuồn tuổi, con trống và con mái lần lượt như sau: Dài thân: 16,25cm và 12,90cm; Vòng ngực: 22,12cm và 19,68cm; Dài lườn: 10,13cm và 8,20cm; Dài đùi: 10,50cm và 9,10cm; Dài bàn chân: 7,17cm và 5,92cm; Vòng ống chân: 4,45cm và 3,68cm.

3.2.2 Sức sống và khả năng chống chịu

Gà ác có tỷ lệ nuôi sống cho đến 8 tuần tuổi là 88,28%. Tuần thứ 8 đến tuần thứ 16 tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Gà ác chịu nóng tốt nhưng chịu rét rất kém, đặc biệt là gà con.

3.2.3 Khả năng sinh trưởng và cho thịt

3.2.3.1 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi

+ Khối lượng tích luỹ của con trống và con mái lần lượt như sau: Mới nở: 16,32g và 17,42g; 7 tuần tuổi: 250,88g và 222,97g; 8 tuần tuổi: 295,71g và 260,21g và 16 tuần tuổi: 724,62g và 565,05g.

+ Tăng khối lượng tuyệt đối:

Khối lượng tuyệt đối tăng dần từ tuần 1 đến tuần 7. Tăng khối lượng cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Sau đó mức độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần.

ở tuần 1 và tuần 2: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống và con mái là ngang nhau. Từ tuần 3 đến tuần 16: tăng khối lượng tuyệt đối của con trống cao hơn con mái.

+ Tăng khối lượng tương đối:

Mức độ tăng khối lượng tương đối của gà ác là cao ở tuần 1, 2, 3: sau đó giảm dần và thấp nhất ở tuần 15.

3.2.3.2 Thức ăn tiêu tốn

Lượng thức ăn ăn được của một con gà ác trong một ngày: 1 tuần tuổi: 4,29g; 7 tuần tuổi: 30,38g; 8 tuần tuổi: 36,24g và 16 tuần tuổi: 85,71g.

Thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng: 1 tuần tuổi: 1,24kg; 7 tuần tuổi: 3,48kg; 8 tuần tuổi: 3,84kg và 16 tuần tuổi: 6,63kg.

3.2.3.3 Khả năng cho thịt và chất lượng thịt gà ác

3.2.4 Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà ác

3.2.4.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 113 - 121 ngày.

3.2.4.2 Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng

3.2.4.2.1 Tỷ lệ đẻ

Tháng đẻ thứ nhất: 24,25 - 24,93%. Đẻ đỉnh cao ở tháng đẻ thứ hai: 38,9 - 39,80%. Đến tháng đẻ thứ 20 còn: 9,01 - 9,17%.

3.2.4.2.2 Sản lượng trứng

Trong 1 năm đẻ đầu: 91,29 - 95,30 quả. Từ 23 đến 38 tuần tuổi: 40,33 - 43,01 quả.

3.2.4.3 Khối lượng trứng: 21,23 - 29,93g.

3.2.4.4 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà ác 2,56kg (1,4 - 3,36 kg). Trong một năm đẻ đầu:

2,53kg. Giai đoạn 23 - 38 tuần tuổi: 2,06kg.

3.2.4.5 Chất lượng trứng

Trứng gà ác có màu trắng, chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi, trứng gà ác có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng thấp còn các chỉ tiêu khác về trứng cũng tương tự như các trứng gà nội.

Hệ số biến dị về chất lượng trứng là trung bình.

3.2.4.6 Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở của gà ác được trình bày ở bảng 3

Tỷ lệ có phôi và ấp nở của trứng gà ác (n=81 đợt)

Qua bảng 3 nhận thấy tỷ lệ có phôi của trứng gà ác cao (94,59%) nhưng tỷ lệ nở còn thấp (66,65%), tỷ lệ gà loại I cao (87,04%).

3.2.6 Xây dựng mạng lưới chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà ác

Đã xây dựng được 5 cơ sở nuôi gà ác tập trung có quy mô từ 50 con sinh sản trở lên ngoài ra còn có một số gia đình nuôi gà ác với số lượng ít hơn.

Đồng thời cũng đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ thịt gà ác bao gồm các siêu thị: Cửa Nam, Giảng Võ I, Giảng Võ II, Intimex Hanoi, Hanoi Start Mart... và một số nơi lẻ tẻ khác. Trong các năm 1996-1998 đã tiêu thụ 12.000 con/năm.

4. Kết luận và đề nghị

Kết luận

1. Các đặc điểm về giống

- Ngoại hình và khả năng chống chịu

Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; nhưng da thịt, xương, mỏ và chân đ đều màu đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái có mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt. Tích màu xanh, phần lớn chân có lông và 5 ngón (ngũ tráo) có một số con không có lông và 4 ngón; gà ác có thể nuôi quảng canh hoặc thâm canh, sức chống chịu cao, chịu nóng tốt nhưng chịu rét kém. Tỷ lệ nuôi sống ca đến 8 tuần tuổi 88,28%.

- Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt

+ Gà ác có tầm vóc nhỏ. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối cao nhất ở tuần tuổi thứ 9. Mức độ tăng khối lượng tương đối cao nhất ở tuần tuổi đầu tiên, sau đó giảm dần.

+ Lượng thức ăn ăn được của gà ác trong một ngày thấp. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối

lượng cao và tăng dần từ tuần 1 đến tuần 16.

+ Năng suất thịt ở 7 tuần tuổi thấp, tỷ lệ thân thịt không cao. Tỷ lệ thịt lườn và thịt đùi ở mức trung bình.

+ Lúc 7 tuần tuổi tỷ lệ protein, mỡ, khoáng trong thân thịt gà ác là tương tự như các giống gà nội khác, nhưng lượng axit min trong thịt gà ác cao hơn gà Ri. Đặc biệt hàm lượng sắt trong thịt gà ác cao gấp 2 lần trong thịt gà Ri (7,9% so với 3,9%).

- Khả năng sinh sản và sản xuất trứng

+ tuổi đẻ quả tnứng đầu tiên sớm.

+ Tỷ lệ đẻ thấp. Tỷ lệ đẻ cao nhất ở tháng thứ 2. Sản lượng trứng thấp.

+ Khối lượng trứng nhỏ.

+ Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng cao.

+ Tỷ lệ lòng đỏ cao. Tỷ lệ lòng trắng thấp. Các chỉ tiêu khác về trứng nằm trong phạm vi của trứng gà nội.

+ Tỷ lệ trứng có phôi cao. Nhưng tỷ lệ ấp nở bằng phương pháp nhân tạo còn thấp. Tỷ lệ gà loại I/tổng gà nở cao.

2. Khả năng thích ứng và phương pháp sử dụng gà ác ở miền Bắc

- Khả năng thích ứng

Đặc điểm giống nói chung cũng như năng suất nói riêng của gà ác nuôi ở miền Nam và

miền Bắc là tương tự nhau. Do dó có thể thấy gà ác có nguồn gốc ở miền Nam cũng có khả năng thích ứng tốt ở miền Bắc.

- Phương thức sử dụng

Để bồi dưỡng cơ thể có thể:

+ Hầm cách thủy gà ác với 9 vị thuốc Bắc của Phòng Bào chế Viện Dược liệu Y học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Sử dụng gà ác đóng viên dạng khô của Trạm nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Đề nghị

Cho mở rộng việc nuôi gà ác ở miền Bắc Việt Nam:

+ Xây dựng một cơ sở chọn lọc nhân giống gà ác tại Viện Chăn nuôi (trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương).

- Tiếp tục xây dựng một mạng lưới nuôi gà ác ở trong dân.

- Tiếp tục xây dựng một mạng lưới tiêu thụ gà ác qua các siêu thị và các nơi khác.

Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Mai Phương, Vũ Thị Khánh Vân, Ngô Thị Kim Cúc- Viện chăn nuôi

Từ khóa » Gà Sản Xuất Thịt Thể Hình Có đặc điểm Gì