Đặc điểm Giống Nhau Giữa ADN Và ARN Là

So sánh ADN ARN và Protein giống nhau khác nhau ở điểm nào. Bài viết cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu được như thế nào là ADN, ARN và Protein. Biết thông tin hữu ích sẽ giúp bạn đọc có được suy nghĩ khách quan hơn về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.

Nội dung chính Show
  • ADN ARN và Protein giống nhau như thế nào?
  • So sánh ADN ARN và Protein có những điểm khác nhau như thế nào
  • #1 Cấu tạo và chức năng của ADN
  • #2 Cấu tạo và chức năng của ARN
  • #3 Cấu trúc và chức năng của Protein
  • Thực hiện giám định ADN – Việc làm cần thiết và khoa học
  • Giám định ADN mang đến các lợi ích:
  • ADN là gì?
  • ARN là gì?
  • Sự khác nhau giữa ADN và ARN
  • Về cấu trúc
  • Về chức năng
  • Sự giống nhau giữa ADN và ARN

ADN ARN và Protein giống nhau như thế nào?

ADN ARN và Protein có các điểm giống như như sau:

+ Được cấu tạo là các đơn phân theo nguyên tắc đa phân.

+ Đều có kích thước và khối lượng lớn, đều tham gia vào quá trình hình thành tính trạng.

+ Có cấu trúc dạng mạch xoắn.

+ Cả ADN ARN và Protein đều có liên kết hóa học giữa các đơn phân.

+ Các đơn phân đều có đặc trưng sắp xếp, có thành phần và số lượng nhất định.

+ ADN ARN và Protein đều là thành phần hóa học cấu tạo nên nhiễm sắc thể.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

Đọc bài viết hữu ích: Đừng chủ quan với bệnh tan máu huyết tán Thalassemia

So sánh ADN ARN và Protein có những điểm khác nhau như thế nào

Nếu nói về điểm khác nhau, chúng ta nên phân biệt cả về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Protein để hiểu rõ hơn về bản chất của chúng:

#1 Cấu tạo và chức năng của ADN

ADN được cấu tạo từ các nguyên tử C, H, O, N, P, đều có kích thước và khối lượng lớn, được tạo thành từ các nucleotit đơn phân. Có 4 loại nucleotit cấu tạo AND là A, T, G, X, gồm có 2 mạch xoắn song song với nhau.

ADN có liên kết H giữa các mạch đơn và liên kết Đ-P giữa các nucleotit. Chức năng của ADN chính là nơi lưu giữ thông tin di truyền.

#2 Cấu tạo và chức năng của ARN

ARN cũng được cấu tạo từ các nguyên tử C, H, O, N, P nhưng chúng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn phân tử ADN. Đơn phân của ARN cũng là các nucleotit nhưng được cấu tạo từ 4 loại A, U, G, X, cấu trúc ARN chỉ gồm 1 mạch xoắn, không có liên kết H và có liên kết Đ-P giữa các nucleotit. Chức năng của ARN là bản sao của gen, mang thông tin quy định của Protein tương ứng.

#3 Cấu trúc và chức năng của Protein

Protein được cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N và có kích thước và khối lượng nhỏ hơn cả ADN và ARN. Đơn phân của Protein là các axit amin, gồm 20 aa và 4 bậc cấu trúc. Đồng thời, Protein cũng tồn tại liên kết peptit giữa các axit amin.

Chức năng của Protein trong cơ thể chính là cùng với môi trường biểu hiện thành tính trạng.

ADN hay ARN, Protein đều có chức năng khác trong trong cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật, ADN quyết định cấu trúc di truyền và việc đi xét nghiệm ADN chính là biện pháp hiệu quả nhất để giám định các mối quan hệ huyết thống, các bệnh liên quan đến gen và các bệnh lý di truyền, bệnh bẩm sinh.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

Thực hiện giám định ADN – Việc làm cần thiết và khoa học

Hiện nay, việc giám định ADN đã trở nên quen thuộc với đa số người thân. Trình độ khoa học cùng y học phát triển kèm theo đó sự hiểu biết và ý thức của người dân cũng tăng theo. Nếu như trước đây, giám định ADN được xem là phiền phức và tốn kém thì hiện nay, đây là một xét nghiệm gần gũi với mỗi người và hầu như chúng ta đều có thể đi làm giám định này khi có nhu cầu, khi được bác sĩ khuyên bảo.

Giám định ADN mang đến các lợi ích:

+ Giám định được các mối quan hệ huyết thống như cha con, mẹ con, ông bà và cháu, anh chị em ruột, chú bác và cháu trai,…..Các mẫu vật dùng giám định có thể là mẫu tóc có cả phần chân tóc, móng tay chân, mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng,…..Việc giám định ADN huyết thống có thể phát hiện được chính xác đến 99,99% các mối quan hệ huyết thống, đồng thời giúp nhiều gia đình tìm lại hài cốt liệt sĩ, giúp phá án điều tra xác định danh tính tội phạm,….

+ Thực hiện xét nghiệm ADN còn có thể phát hiện được cha đứa bé ngay khi chưa chào đời bằng phương án sàng lọc trước sinh. Phương pháp này chỉ lấy 7-10ml máu tĩnh mạch người mẹ, lấy mẫu vật của người nghi ngờ là cha đứa bé là có thể xác định được mối quan hệ huyết thống. Phương pháp sàng lọc trước sinh có thể làm giấy khai sinh cho con trong các trường hợp đặc biệt.

+ Giám định ADN là biện pháp an toàn và hiệu quả, được chứng minh là có thể tìm ra được các bệnh liên quan đến bất thường ở gen, các bệnh lý bẩm sinh mang yếu tố di truyền như bệnh Down, Turner, bệnh Patau,……Đối với các bệnh này, việc đi sàng lọc trước sinh và phát hiện sớm chính là giải pháp duy nhất để phòng tránh, có được quyết định phù hợp nhất là có nên sinh con hay thực hiện đình chỉ thai nhi.

>>> Viện Genlab là địa chỉ uy tín chuyên thực hiện các giám định ADN và thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – Phương pháp hiện đại với độ chính xác cao và tính an toàn tuyệt đối. Với các khách hàng có mong muốn thực hiện giám định ADN nhưng còn có băn khoăn, hãy liên hệ để được Viện Genlab hỗ trợ nhanh chóng, tư vấn thông tin chính xác và hoàn toàn miễn phí. Tham khảo thông tin về chúng tôi.

Tham khảo bài viết:Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?

ADN và ARN là những đại phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong sự sống. Vậy sự khác nhau giữa ADN và ARN như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!

Đã bao giờ bạn tò mò về ADN hay ARN là gì chưa? Sự khác nhau giữa ADN và ARN như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của GiaiNgo để tìm được câu trả lời xác đáng nhé!

ADN là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa ADN và ARN, chúng ta cùng xem qua khái niệm ADN là gì nhé!

ADN là viết tắt của cụm từ Acid Deoxyribonucleic. ADN là phân tử mang vật chất di truyền quy định mọi hoạt động sống của các sinh vật và nhiều loại virus. Hầu như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau.

Phần lớn ADN ở trong nhân tế bào, một lượng nhỏ ADN khác có thể có trong ti thể (được gọi là mtADN). Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng trong máu thành dạng mà các tế bào có thể sử dụng được.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nucleotit.

Mỗi nucleotit gồm các thành phần sau:

  • Đường Deoxiriboluzo: C5H10O4.
  • Axit photphoric: H3PO4.
  • 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ).

ARN là gì?

ARN là viết tắt của thuật ngữ Acid Ribonucleic. ARN là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gene.

ARN là bản sao của một đoạn ADN (tương ứng với một gen). Ngoài ra ở một số virus, ARN là vật chất di truyền.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit. Mỗi đơn phân (nucleotit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau:

  • Đường riboluzo: C5H10O5.
  • Axit photphoric: H3PO4.
  • 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).

Sau khi hiểu được các khái niệm về ADN và ARN, chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa ADN và ARN ở phần tiếp theo nhé!

Sự khác nhau giữa ADN và ARN

Các nhà khoa học sau khi so sánh ADN và ARN đã tìm ra sự khác nhau giữa ADN và ARN về cấu trúc và chức năng như sau:

Về cấu trúc

Đặc điểm về cấu trúc của ADN và ARN khác nhau như sau:

ADN

  • ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. Hai mạch ADN chạy song song theo hướng ngược nhau.
  • Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN.
  • Có 4 loại đơn phân chính là A, T, G, X.
  • Liên kết trong 1 mạch đơn: Nhờ liên kết hóa trị giữa axit photphoric của nucleotit với đường C5 của nucleotit tiếp theo.
  • Liên kết giữa 2 mạch đơn: Nhờ mối liên kết ngang (liên kết hydro) giữa 1 cặp bazơ nitric đứng đối diện theo nguyên tắc bổ sung.

ARN

  • ARN có cấu trúc là một mạch đơn, dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn.
  • Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Liên kết giữa H3PO4 của ribonucleotit này với đường C5H10O5 của ribonucleotit kế tiếp tạo nên một chuỗi polynucleotit.
  • Kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.
  • Có 4 loại đơn phân chính là A, U, G, X.
  • Có 3 loại ARN là mARN, rARN, tARN. Mỗi loại có một chức năng riêng.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

Như vậy, ta có có thể thấy sự khác nhau về cấu trúc là điểm cơ bản tạo nên sự khác nhau giữa ADN và ARN. Vậy chức năng của hai phân tử này khác nhau như thế nào cùng tìm hiểu ở phần sau nhé!

Về chức năng

Đặc điểm về chức năng của ADN và ARN có điểm khác nhau như sau:

ADN

ADN là đại phân tử có tính đa dạng và đặc thù. Chính vì thế, ADN là cơ sở để hình thành nên sự khác biệt giữa các loài sinh vật. ADN có khả năng bảo quản, lưu giữ và truyền đại các thông tin di truyền về cấu trúc và toàn bộ protein trong mỗi loài sinh vật.

Do đó, ADN quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật. Khi ADN bị đột biến sẽ làm cho kiểu hình sinh vật thay đổi.

Ngoài ra, ADN còn có chức năng tái sinh và sao mã.

ARN

Mỗi loại ARN có chức năng khác nhau như:

  • mARN (ARN thông tin): Truyền đạt thông tin di truyền từ ADN (gen cấu trúc) tới riboxom.
  • tARN (ARN vận chuyển): Vận chuyển AA tương ứng tới riboxom (nơi tổng hợp protein).
  • rARN (ARN riboxom): Thành phần cấu tạo nên riboxom.

ARN có chức năng truyền đạt các thông tin di truyền đến ADN, chức năng truyền đại này do mARN thực hiện. Các axit amin sẽ được ARN vận chuyển đến nơi tổng hợp protein và tiến hành dịch mã.

Sau khi dịch mã xong, các mARN biến mất. Vì vậy, ARN không làm ảnh hưởng đến tính trạng biểu hiện ra kiểu hình của sinh vật.

ARN không có chức năng tái sinh và sao mã như ADN.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

Sự giống nhau giữa ADN và ARN

Bên cạnh những điểm cho thấy sự khác nhau giữa ADN và ARN, hai phân tử này còn có những điểm giống nhau. Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!

Điểm giống nhau giữa ADN và ARN:

  • Đều là đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là các nucleotit.
  • Được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, N, P.
  • Đều có khối lượng và kích thước vô cùng lớn.
  • Trong cấu tạo giống nhau gồm các đơn phân nucleotit A, G, X liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
  • Hai đại phân tử này đều có cấu trúc xoắn, xảy ra trong nhân tế bào tại các nhiễm sắc thể ở kì trung gian.
  • Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

Đặc điểm giống nhau giữa ADN và ARN là

Trên đây là những chia sẻ của GiaiNgo về sự khác nhau giữa ADN và ARN. Hy vọng bài viết giúp các bạn phân biệt được hai đại phân tử này. Nếu các bạn thấy kiến thức này bổ ích thì nhớ share bài để mọi người cùng biết nhé. Đừng quên truy cập GiaiNgo hàng ngày để nhận thông tin nhé!

Từ khóa » đặc điểm Giống Nhau Giữa Adn Và Arn Và Protein