Đặc điểm Hệ Thống Lái ô Tô - Một Số Vấn đề Thường Gặp Của Hệ Thống ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là người quan tâm đến lĩnh vực ô tô hoặc bạn đang sở hữu 1 chiếc ô tô mang thương hiệu nổi tiếng, chắc chắn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về hệ thống lái ô tô, giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, nguyên lý hoạt động của một số hệ thống lái cơ bản.
Contents
Đặc điểm hệ thống lái ô tô
Có thể nói, ô tô hiện nay đang là phương tiện được sử dụng phổ biến tại các nước đặc biệt là các nước phát triển. Bạn có bao giờ quan tâm đến việc ô tô có những hệ thống lái xe như thế nào không? Nguyên lý và cơ chế hoạt động của chúng ra sao? Khi được tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này, chúng tôi đã nhận thấy rằng hệ thống lái ô tô bao gồm một số đặc điểm như sau:
Định nghĩa về hệ thống lái ô tô
Hệ thống lái xe ô tô là hệ thống hỗ trợ việc di chuyển và chuyển hướng của xe. Cùng với hệ thống truyền lực, hệ thống lái là 2 hệ thống quan trọng nhất của một chiếc xe. Việc di chuyển của ô tô dựa vào hướng điều chỉnh của vô lăng kết hợp với các thiết bị khác trong hệ thống lái xe ô tô của bạn.
Cấu tạo hệ thống lái ô tô
Hiện nay, các model xe từ xe điện, xe ô tô con đến xe tải đều có sự thay đổi về cơ cấu hệ thống lái của mình. Mỗi hệ thống lái đều có cách vận hành máy khác nhau nhưng cơ bản đều có cấu tạo chung. Bao gồm: Vô lăng (vành tay lái), trục lái, hộp số lái (cơ cấu lái) và dẫn động lái.
Phân loại hệ thống lái
Hệ thống lái được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau bao gồm: vị trí tay lái, phân theo số lượng cầu dẫn, phân theo nguyên tắc của bộ trợ lực,…
Phân theo vị trí tay lái:
- Hệ thống lái có vành lái được bố trí bên trái theo hướng di chuyển xe của bạn. Những loại này thường có ở Việt Nam và một số nước.
- Hệ thống lái có vành lái bố trí bên phải theo chiều chuyển động ô tô. Hầu hết hệ thống lái này đều xuất hiện tại các nước có luật đi bên trái như Anh, Thụy Điển, Nhật,…
Phân theo số lượng cầu dẫn
- Hệ thống có bánh dẫn xe ở cầu trước: Loại này dùng phổ biến cho các xe cung cấp dịch vụ du lịch hoặc xe thương mại có thương hiệu như: HYUNDAI, TOYOTA, FORD,…
- Hệ thống có bánh dẫn xe ở cầu sau: Được thiết kế với cấu tạo phức tạp hơn, cần nhiều lực hỗ trợ hơn thường dùng các xe chuyên dụng, xe nâng chuyển,…
- Hệ thống có các bánh xe dẫn ở cầu trước và cầu sau: Hệ thống lái này ra đời nhằm mục đích làm giảm đi bán kính quay vòng của bánh xe, giúp xe dễ dàng di chuyển quay vòng với tốc độ thấp. Đồng thời, nó cũng giảm đi sự hao mòn của bánh xe khi sử dụng trong khoảng thời gian lâu. Cho phép 2 bánh xe phía trước và bánh xe phía sau được xoay cùng chiều khi đạt >80km/h, trường hợp < 50km/h hai bánh sẽ quay ngược chiều nhau để người lái dễ dàng vào cua.
Phân theo nguyên tắc hoạt động của bộ trợ lực
Về cơ bản được chia theo theo các hệ thống lái như sau: hệ thống lái thuần cơ khí; các hệ thống lái trợ lực: thủy lực, điện thủy lực, cơ khí, khí nén, trợ lực điện. Phần này để tránh gây rối và khó hiểu, chúng tôi xin đưa ra một số loại hệ thống lái tiêu biểu.
- Hệ thống lái thuần cơ khí: Bao gồm 2 phần chính là dẫn động lái và cơ cấu lái. Cơ cấu lái làm nhiệm vụ chuyển đổi momen giữa các góc bánh xe và góc vành lái lớn. Dẫn động lái truyền chuyển động từ cơ cấu lái tới các bánh xe. Hệ thống lái thuần cơ khí được sử dụng cho các dòng xe thời kỳ 70-80 của thế kỷ trước.
- Hệ thống lái trợ lực thủy lực: Là sự tiếp nối của của lái thuần cơ khí, giúp cho người lái không phải vất vả để quay vòng khởi động tránh sự va đập của bánh xe đến vô lăng. Thanh xoắn – là thiết kế quan trọng việc tạo ra cảm biến momen, tạo lực dẫn để hệ thống vận hành tốt.
- Hệ thống lái trợ lực điện tử: Hệ thống này đã cải tiến việc dẫn dầu bằng động cơ điện. Cùng với sự điều khiển bằng động cơ điện nên các hệ thống dẫn điện đều hoạt động một cách linh hoạt và chủ động.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái ô tô
Có rất nhiều hệ thống lái ô tô nên cơ chế và nguyên tắc hoạt động cũng sẽ khác nhau. Ở đây chúng tôi thấy được rằng hầu hết các xe hiện nay đều sử dụng hệ thống có nguyên lý lái trên ô tô tại cơ cấu bánh răng – thanh răng. Cùng tìm hiểu nguyên lý vận hành hệ thống lái này nhé.
- Về cơ cấu: Có có cơ cấu đơn giản bao gồm một bánh răng và kim loại được nối trực tiếp với nhau sau đó được nối với nhau bằng thanh nối giữa 2 đầu bánh răng.
- Về nguyên lý: Bánh răng được nối trực tiếp với trục tay lái, nếu chuyển động xoay vòng thì bánh răng sẽ quay theo chiều thuận vòng xoay và đến được thanh răng. Lúc này bánh răng và thanh răng chính cặp thống nhất, tương trợ nhau. Ngoài vai trò hỗ trợ việc chỉnh lái thì cơ chế này còn giảm tốc và tăng lực giúp bánh xe chuyển hướng dễ dàng.
Một số vấn đề thường gặp của hệ thống lái ô tô
Với công dụng của hệ thống lái ô tô và tầm quan trọng của chúng đối với chiếc ô tô thì việc bảo dưỡng sẽ giúp cho hệ thống có tuổi thọ lâu hơn. Bạn cần nắm rõ một số vấn đề thường gặp của ô tô:
- Tình trạng rò dầu thước lái: Đây là trường hợp xảy ra phổ biến của các hệ thống lái do các bạc và phớt làm kín dầu bên trong khiến thước lái bị xì ra và gây bám bẩn. Ở trường hợp này lái xe nên đến các trung tâm bảo dưỡng có thể thay phớt thước lái, thay chụp mũ mới để đảm bảo hệ thống lái xe của bạn không bị bụi đường.
- Tay lái nặng: Nguyên nhân gây ra lượng dầu thấp hơi so với mức bình thường hoặc bơm trợ lực có vấn đề nên mới xảy ra trường hợp này. Cách khắc phục là bạn có thể tự kiểm tra bằng mắt thường lượng dầu trong hệ thống, từ đó có thể điều chỉnh giúp hệ thống lái hoạt động tốt hơn.
- Tay lái trả chậm: Hiện tượng này có thể cũng từ vấn đề tay lái nặng hoặc do thước lái bị hở làm dò dầu ra bên ngoài. Với trường hợp này bạn nên kiểm tra các khớp bị khô và tra thêm mỡ bôi trơn hoặc nếu thước lái bị hở bạn nên thay séc măng mới.
- Vành lái bị rơ: Do thời gian sử dụng đã lâu, nên các khớp nối bị ăn mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe.
Ngoài ra còn một số vấn đề thường xảy ra với hệ thống lái như: các khớp nối bị cứng dẫn đến tình trạng tiếng chạy xe “ì ạch”, tay lái nặng nên không thể di chuyển tốt và an toàn. Cách khắc phục chung: Đối với hệ thống quan trọng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lái ô tô để nhận thấy dấu hiệu hỏng hoặc hao mòn, kịp thời đưa ra cách khắc phục giúp xe di chuyển dễ dàng và an toàn hơn. Nhìn chung, vai trò của hệ thống lái xe ô tô rất quan trọng, tìm hiểu về hệ thống lái càng quan trọng hơn đối với người lái xe. Vì vậy, qua bài viết này phần nào đã giúp bạn hiểu hơn và tránh tình trạng hư hỏng thường gặp ở hệ thống lái ô tô, đảm bảo có động cơ chạy xe khỏe và an toàn.
Continue Reading
Catalytic Converter là gì? Vai trò của hệ thống lọc thải trong lĩnh vực sản xuất ô tô [Hướng dẫn] Vệ sinh buồng đốt xe máy Honda mới nhất 2020Từ khóa » Hệ Thống Lái Trên ô Tô Gồm Những Loại Nào
-
Các Loại Hệ Thống Lái Trang Bị Trên ô Tô Hiện Nay
-
Hệ Thống Lái ô Tô: Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động - VinFast
-
Hệ Thống Lái Xe Ô Tô (Cấu Tạo – Phân Loại – Nguyên Lý)
-
Các Cách để Phân Loại Hệ Thống Lái Trên ô Tô Hiện Nay - OTO-HUI
-
Hệ Thống Lái Của ô Tô: Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động
-
Phân Loại Các Hệ Thống Lái Của Xe Hơi | | Xe & Đam Mê
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Hệ Thống Lái Phổ Biến Hiện Nay
-
Hệ Thống Trợ Lực Lái ô Tô: Loại điều Khiển điện – Thủy Lực – Hybird
-
Hệ Thống Lái Trên ô Tô: Cấu Tạo, Phân Loại Các Trợ Lực Lái Hiện Nay.
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Lái Trên ô Tô - Tailieuoto
-
Bài Giảng Hệ Thống Lái ô Tô - Tailieunhanh
-
Khám Phá Thành Phần Cấu Tạo Chung Của ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Hệ Thống Lái Trên ô Tô