Đặc điểm Hệ Tiêu Hóa Trẻ Em - Y Dược Tinh Hoa

  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ
MENU
  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ

0913537686

yduoctinhhoa95@gmail.com

0965 340 818

0965 340 818

Thứ bảy, Ngày 23 / 11 / 2024 Thời tiết Sơn la Hải Phòng Hà Nội Vinh Đà Nẵng Nha Trang Pleiku Hồ Chí Minh Google Tinh hoa Trang chủ >> Kiến thức y học Đông y
  • Đông y trị bệnh
  • Vị thuốc
  • Bài thuốc
  • Châm cứu
  • Huyệt vị
  • Bào chế
  • Sách Kim quỹ
  • Sách Linh khu
  • Sách Nạn kinh
  • Sách tố vấn
  • Sách Thương hàn luận
  • Danh y
Tây y
  • Bỏng
  • Bụng
  • Tim mạch
  • Chấn thương
  • Cận lâm sàng
  • Cấp cứu thường gặp
  • Da liễu
  • Dược lý
  • Giải phẫu
  • Giải phẫu bệnh
  • Lao, bệnh phổi
  • Miễn dịch
  • Máu - Tạo máu
  • Mắt
  • Ngoại nhi
  • Ngực, Mạch máu
  • Nội nhi
  • Nội Tiết
  • Phẫu thuật thực hành
  • Sinh Hóa
  • Sinh lý
  • Sinh lý bệnh
  • Sinh lý nhi
  • Siêu âm
  • Sản, phụ
  • Tai Mũi Họng
  • Thuốc biệt dược
  • Thuốc thành phần
  • Thần kinh
  • Thận - Tiết niệu
  • Tim mạch
  • Tiêu Hóa
  • Triệu chứng Ngoại
  • Triệu chứng Nội
  • Truyền Nhiễm
  • Tâm thần
  • X Quang
  • Xương Khớp
  • Bệnh chuyển hoá
Đông Tây y kết hợp
  • Tim mạch
  • Y học cổ truyền
  • Hô hấp
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
Bài viết Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em

ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM

1. Miệng: 1.1. Hốc miệng: Ở trẻ bú mẹ, hốc miệng nhỏ, vòm thẳng, các cơ môi pháttriển mạnh, lợi có nhiều nếp nhăn. Những đặc điểm này có tác dụng rất lớn đối với động tác bú. Niêm mạc miệng mềm mại, khô, có nhiều mạch máu nên dễ bị tổn thương, dễ bị các bệnh nấm ở miệng. 1.2. Lưỡi : Tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ. Đặc điểm này làm cho trẻ mút có hiệu quả hơn. 1.3. Tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt trẻ sơ sinh còn ở trong tình trạng sơ khai, chưa biệt hóa. Đến tháng thứ 3 - 4 mới phát triển hoàn toàn. Cùng vớisự phát triển của hệ thần kinh, số lượng nước bọt tăng dần lên. Đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ tiết ra nhiều thường gọi là hiện tượng chảy nước bọt sinh lý do có sự kích thích của mầm răng vào dây thần kinh số V. pH nước bọt toan nhẹ hoặc trung tính (6 - 7,8). 1.4. Động tác bú: Bú là một phản xạ không điều kiện, bẩm sinh. Trung tâm của nó ở hành tủy. Phản xạ bú mạnh mẽ nhất vào tháng thứ 3 sau sinh và biến mất dần vào tháng thứ 6. Phản xạ bú tương đối bền vững. Phản xạ này chỉ mất đi khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương như suy thai, ngạt, viêm màng não mủ, xuất huyết não - màng não. Phản xạ bú cũng được củng cố bằng những phản xạ có điều kiện như những động tác để chuẩn bị cho bú: tư thế nằm của trẻ khi bú, mùi vị sữa. 2. Răng: Thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc răng sữa. Từ 6 tuổi trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Để cho hàm trẻ hình thành và phát triển đúng, cần cho trẻ nhai thức ăn cứng khi trẻ mọc đủ răng. Nếu không, xương hàm sẽ chậm phát triển làm cho 2 hàm răng cắn vào nhau không khớp. 3. Thực quản: Thực quản trẻ sơ sinh có hình chóp nón, người lớn có hình trụ. Vách thực quản trẻ em mỏng, cơ chun, tổ chức đàn hồi chưa phát triển. Các tuyến ít nhưng có nhiều mạch máu. Đường kính ống thực quản trẻ em: Dưới 2 tháng: 0,9 cm. 2 - 6 tháng: 0,9 - 1,2 cm. 9 - 18 tháng: 1,2 - 1,5 cm. 2 - 6 tuổi: 1,3 - 1,7 cm. Chiều dài ống thực quản (X) được tính từ răng đến tâm vị theo công thức: X = 1/5 chiều cao cơ thể + 6,3 cm. 4. Dạ dày: 4.1. Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học: - Đặc điểm giải phẫu: Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nằm ngang và tương đối cao, đến lúc biết đi mới theo tư thế đứng dọc. Hình thể dạ dày có hìnhtròn khi mới sinh, đến 1 tuổi có hình thuôn dài, đến 7 - 11 tuổi có hình thể như người lớn. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào sự phát triển của lớp cơ dạ dày và tính chất thức ăn. - Dung tích dạ dày: Sơ sinh: 30 - 35 ml; 3 tháng: 100 ml; 1 tuổi: 250 ml. - Tổ chức học: Lớp cơ phát triển yếu nhất là cơ thắt tâm vị, còn cơ thắt môn vị phát triển tốt và đóng rất chặt. Do đó trẻ có hiện tượng bị nôn trớ sau khi ăn. 4.2. Cử động của dạ dày: Cử động dạ dày là các sóng nhu động đi từ tâm vị đến môn vị và những co bóp đóng mở môn vị và tâm vị. Những rối loạn về cử động dạ dày là tăng hoặc giảm trương lực. Ở trẻ sơ sinh, hay gặp thể co thắt môn vị, gây nôn rất nhiều. 4.3. Chức phận bài tiết của dạ dày: Độ toan dịch vị trẻ em từ 5,8 - 3,8; ngày càng tăng lên theo tuổi. Ở trẻ lớn, pH gần bằng người lớn (1,5 - 2). Thành phần dịch vị trẻ em như người lớn nhưng hoạt tính kém hơn, các men gồm có: Pepsine, Labferment và Lipaza. Lipaza chỉ có tác dụng với mỡ nhũ tương mà thôi. Trong sữa mẹ có lipaza do đó mỡ trong sữa mẹ được tiêu hóa, hấp thu tốt hơn trong sữa bò. 4.4. Chức phận tiêu hóa thức ăn ở dạ dày: Đối với trẻ bú mẹ, 25% số lượng được hấp thu ở dạ dày kể cả protide và lipide. Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2 giờ 30, sữa bò là 3 - 4 giờ. 5. Ruột: 5.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý: Ruột trẻ em tương đối dài hơn ruột người lớn (so với chiều cao cơ thể). 6 tháng đầu ruột dài gấp 6 lần chiều cao cơ thể, người lớn chỉ dài gấp 4 lần. Niêm mạc ruột có nhiều nhung mao, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu nên có thể hấp thu được một số sản phẩm trung gian, nhưng cũng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột và cũng vì thế nên vị trí ruột thừa không cố định, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em khó hơn người lớn. Trực tràng tương đối dài, niêm mạc lỏng lẻo, do đó khi bị lỵ, ho gà dễ bị sa xuống. 5.2. Chức phận của ruột: Ruộttrẻ có 3 chức năng chính là: tiêu hóa, hấp thu và vận động. Các men tiêu hóa ở ruột gồm có: Erepsin, Amylaza, Lipaza, Maltaza, Invectin, Enterokinaza. Tuy vậy, hoạt tính của các men còn kém. Thời gian thức ăn ở ruột trung bình từ 12 - 16 giờ. Thời gian thức ăn lưu lại tại ruột non ở trẻ bú mẹ nhanh hơn trẻ lớn và người lớn. Ở trẻ bú mẹ, trung bình là 6 - 8 giờ, tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn. 5.3. Đặc điểm vi trùng ở ruột trẻ em: - Sau khi sinh dạ dày và ruột trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng trong khoảng 10 - 12 giờ với điều kiện mẹ không bị nhiễm trùng ối. Sau đó vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng, qua đường hô hấp và đường trực tràng. - Những vi khuẩn thường gặp là: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, perfringens. - Trẻ bú mẹ và chăm sóc vệ sinh tốt thì vi khuẩn Bifidus, B. lactis aerogenes, B. acidophilus chiếm ưu thế. Do trong sữa mẹ có đường lactose có tác dụng tốt đối với trực khuẩn bifidus và ức chế vi khuẩn E.coli. Trẻ ăn nhân tạo thì vi khuẩn E. Coli có nhiều do trong sữa bò có loại đường lactose thích hợp cho vi khuẩn E. Coli phát triển. Tác dụng tích cực của vi khuẩn là làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, làm tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường, tham gia vào sự tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K. - Khi khuẩn chí đường ruột bị rối loạn có thể làm tăng các sản phẩm độc, ức chế hoạt động của các men tiêu hoá. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến khuẩn chí đường ruột là tình trạng suy dinh dưỡng, sử dụng kháng sinh phổ rộng bừa bãi. 6. Phân của trẻ em và sự thải phân: 6.1. Phân su: Phân su đã có từ tháng thứ 4 của bào thai và bài tiết ra ngoài trong những trường hợp: khi thai bị ngạt trong tử cung, trong quá trình sinh; 36 - 48 giờ sau đẻ. Tính chất phân su: màu xanh thẫm, dẻo, không có mùi. Giai đoạn đầu phân su không có vi khuẩn. Trẻ đi tiêu từ 4 - 6 lần/ngày trong 2 - 3 ngày đầu của đời sống. 6.2. Phân của trẻ bú mẹ và bú sữa bò: Khi trẻ bú mẹ thì có màu vàng ánh, thường chua, đôi khi có màu xanh lá cây. Phân có pH acide 4,5 - 5.Đi tiêu2 - 4 lần/ngày trong những tuần đầu. Phân của trẻ bú sữa bò: Đặc hơn, dẻo hơn, màu nhạt hơn, có mùi thối, pH phân từ 4,6 - 8,3. 7. Tụy: Ngay từ mới sinh, chức phận tụy tương đối đã phát triển và hoạt động. Dịch tụy được bài tiết ngay sau khi ăn. Các men của tuỵ gồm Trypsin, Lipaza, Amylaza, Maltaza; tác dụng của các men này cũng như ở người lớn. Tuỵ có 2 chức phận: nội tiết sản xuất ra Insulin; ngoại tiết sản xuất ra các men tuỵ đổ vào tá tràng. 8. Gan: - Gan của trẻ em tương đối lớn. Ở trẻ sơ sinh nó chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể, người lớn chỉ chiếm 2,4%. Ở trẻ sơ sinh, thùy gan tráito hơn thùy gan phải, sau đó gan phải phát triển rất nhanh và to hơn. Hình chiếu của gan trên thành bụng khác với người lớn, giới hạn trên theo đường vú phải ở gian sườn V và VI, giới hạn dưới:
Dưới mũi ức Dưới bờ sườn phải
Trẻ sơ sinh 3 - 4 cm 2,5 - 3cm
1 - 2 tuổi 3 - 4 cm 2 cm
3 - 7 tuổi 2 - 3 cm
1 cm
8.1. Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học: Tế bào gan trẻ dưới 8 tuổi chưa phát triển đầy đủ, tổ chức gan có nhiều mạch máu. Trong tế bào gan trẻ sơ sinh còn có những hốc sinh sản máu. Gan rất dễ bị phản ứng khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, dễ bị thoái hóa mỡ. 8.2. Chức phận của gan: - Gan đóng vai trò lớn trong việc trao đổi các chất protid, glucid, lipid và các vitamin. - Gan tạo và bài tiết mật để kích thích các enzym trong ruột đồng thời để tiêu hóa mỡ. - Gan là bộ phận sinh ra tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Sau sinh nếu trẻ bị thiếu máu thì khả năng này vẫn còn tiếp tục. - Gan là bộ phận chống độc quan trọng. - Gan còn là nguồn sinh nhiệt vì gan tạo ra và tích trữ glycogen từ đường và các chất không phải đường.
Trở về

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung: Ý kiến khách hàng...
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác
  • Đặc điểm hệ da - cơ - xương trẻ em
  • Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em
  • Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em
  • Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy hô hấp ở trẻ em
  • Phát triển tinh thần vận động trẻ em
  • Các thời kỳ của trẻ em
  • Đặc điểm hệ nội tiết trẻ em
  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ
15 phố Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 02438438093 . 0965340818 . Hotline: 0913537686 . Làm việc từ 8h đến 18h (Làm cả Thứ Bảy, Chủ nhật). Xem Đại lý các tỉnh Click tại đây

© Bản quyền thuộc về Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt. ® Ghi rõ nguồn YDUOCTINHHOA.com khi phát hành lại thông tin từ website này

Chú ý: Các thông tin trên website có tính chất tham khảo. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người, không tự ý áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc.

Từ khóa » Giải Phẫu Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh