Đặc điểm Hình Thái Học Phát Triển Cung Răng Sữa Hàm Dưới ở Trẻ Từ 3 ...
Có thể bạn quan tâm
Luận án tiến sĩ y học Đặc điểm hình thái học phát triển cung răng sữa hàm dưới ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi.Sự sắp xếp của các răng trên cung hàm không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà tuân theo những qui luật nhất định. Chính sự sắp xếp và ăn khớp tinh tế của bộ răng là một trong những yếu tố hàng đầu đưa lại sự hài hòa về hình thái và chức năng cho toàn bộ hệ thống nhai.Cho đến cuối thế kỷ XIX, cung răng chỉ được mô tả khi quan sát từ phía nhai, tức trên mặt phẳng ngang. Theo đó, hình dạng cung răng được qui xấp xỉ với những đường cong hình học như cung tròn, elip, parabol… [47].
MÃ TÀI LIỆU | CAOHOC.2017.01379 |
Giá : | 50.000đ |
Liên Hệ | 0915.558.890 |
Năm 1890, hình ảnh cung răng khi quan sát từ phía bên lần đầu tiên được Spee mô tả, mà sau này được mọi bác sĩ Nha khoa biết đến dưới tên gọi “Đường cong Spee”. Sự phát hiện đường cong này đã đưa việc nghiên cứu bộ răng người sang một giai đoạn mới: giai đoạn nghiên cứu về giải phẫu chức năng của bộ răng trong tổng thể hệ thống nhai. Chính nhờ phát hiện của Spee, các nghiên cứu về cắn khớp đã có những thành tựu vượt bậc từ đầu thế kỷ XX và còn có giá trị đến ngày nay (Christensen-1905, Bennet-1908, Gysi-1929, Hanau-1930…). Các quan niệm cắn khớp của các tác giả trên đã có đóng góp quyết định đối với phục hình toàn hàm, trên nền tảng lý thuyết khớp cắn thăng bằng.Tiếp theo Spee, Wilson (1917) đã mô tả hình ảnh cung răng khi quan sát từ phía trước, tức trên mặt phẳng đứng ngang: “đường cong Wilson”. Thuật ngữ “mặt phẳng nhai” ra đời, mô tả bề mặt tưởng tượng chạm các bờ cắn răng cửa và đỉnh múi mặt nhai của các răng sau. Mặt phẳng nhai chính là tập hợp của các đường cong cắn khớp (đường cong Spee, đường cong Wilson và đường cong của bờ cắn các răng cửa). Các đường cong cắn khớp hay mặt phẳng nhai của cung răng hình thành và diễn ra sự thay đổi trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể cũng như quá trình tồn tại của bộ răng để luôn đảm bảo cho sự thích ứng tốt nhất của hệ thống nhai đối với những yêu cầu chức năng.
Từ hơn một thế kỷ qua, đã có rất nhiều cô ng trình nghiên cứu đi sâu phân tích những đặc điểm hình thái mặt phẳng nhai của cung răng vĩnh viễn và tìm hiểu ý nghĩa chức năng của các yếu tố hình thái học đặc trưng này, nhất là trong khoảng 30 năm trở lại đây (Van Der Linden [106]; Marseillier [25]; BeGole [31]; Ferrario [53],[54],[55]; Hoàng Tử Hùng [1],[7]; Orthlieb [87]; Kobayashi [72]…). Bộ răng sữa còn chưa được nghiên cứu nhiều nhưng ngày càng thu hút sự quan tâm. Tầm quan trọng của bộ răng sữa đối với chức năng và thẩm mỹ nói chung và đối với bộ răng vĩnh viễn đã được chứng minh.
Nhiều nét đặc trưng bình thường cũng như những bất thường về khớp cắn của bộ răng sữa ở mỗi cá thể thường được thể hiện lại trên khớp cắn của bộ răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, Wheeler đã khẳng định “một nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển khớp cắn cần bắt đầu bằng khớp cắn của bộ răng sữa” [107].Trong hơn hai thập niên vừa qua, nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước đã đi sâu nghiên cứu về nhiều đặc điểm hình thái của bộ răng sữa: hình dạng các răng sữa, kích thước cung răng sữa (Hoàng Tử Hùng [6], [11]; Meredidth [80]; Moorrees [81],[82]…), tương quan giữa các răng cối sữa II (Foster [58]; Nanda [85]; Otuyemi [90]; Ravn [95],[96]…), khe hở giữa các răng sữa (Baume[29]; Foster[58]…), độ cắn phủ – cắn chìa (Chapman [45]; Clinch [46]; Foster [57]; Farsi [52]…). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến việc đo đạc và xác định chính xác hình thể cung răng sữ a theo ba chiều trong không gian. Hình ảnh mặt phẳng nhai của cung răng sữa thường được các tác giả cho là một mặt phẳng chứ không phải là một mặt cong như ở bộ răng vĩnh viễn (Crétot [22],[23]; Izard [24]; Orthlieb [87] …). Câu hỏi cơ bản: “Ở bộ răng sữ a có đường cong Spee hay không?” được đặt ra và trở thành mục đích chính của công trình nghiên cứu cho luận án này.Chúng tôi chọn cung răng sữa hàm dưới làm đối tượng nghiên cứu vì cả hai cung răng trên và dưới đều là những thành phần quan trọng của hệ thống nhai, nhưng trong đó cung răng dưới giữ vai trò quyết định đối với sự ổn định cắn khớp (Wheeler [107]; Dawson [48]); các múi chịu và rìa cắn của cung răng này tạo thành hai nhóm múi chịu quan trọng nhất (Abjean và Korbendau [20]) mà đường nối của chúng hợp thành “đường rìa cắn – đỉnh múi ngoài” và cấu thành dải ngoại phần chức năng của cung răng dưới (Kraus [73]).Đề tài “Đặc điểm hình thái học phát triển cung răng sữa hàm dưới ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Xác định đặc điểm hình thái của cung ră ng sữa dưới theo ba chiều trong không gian ở 3 tuổi và 5 tuổi, gồm:
– Các đặc điểm đo đạc thể hiện qua những số liệu thống kê cơ bản (số trung bình, độ lệch chuẩn) của các kích thước và các tỉ số cung răng.
– Xác lập các phương trình đường hồi qui và mô tả đồ thị biểu diễn hình dạng cung răng sữa dưới trên ba mặt phẳng trong không gian (chú trọng các số liệu đo đạc và hình ảnh của đường cong Spee ở cung răng sữa dưới trên mặt phẳng đứng dọc).
2. Xác định những thay đổi và xu hướng tăng trưởng của cung răng sữa dưới trong quá trình phát triển từ 3 đến 5 tuổi, gồm:
– Sự thay đổi về các kích thước, tỉ số cung răng và hình dạng cung răng.
– Nêu ra những nhận xét về xu hướng tăng trưởng của cung răng sữa dưới theo ba chiều trong không gian ở giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi.
MỤC LỤC Đặc điểm hình thái học phát triển cung răng sữa hàm dưới ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Trang phụ bìa …………………………………………………………….. i
Lời cam đoan …………………………………………………………….. ii
Mục lục …………………………………………………………………… iii
Các chữ viết tắt và ký hiệu ……………………………………………… v
Bảng ký hiệu tên răng và múi răng ……………………………………… vi
Danh mục bảng …………………………………………………………… vii
Danh mục biểu đồ ……………………………………………………….. ix
Danh mục hình …………………………………………………………… xi
Danh mục sơ đồ ………………………………………………………….. xii
Bảng đối chiếu một số thuật ngữ Việt – Anh …………………………… xiii
MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………….. 4
1.1. Tổng lược các nghiên cứu về hình dạng cung răng theo ba chiều
trong không gian …………………………………………………………. 5
1.1.1. Các nghiên cứu hình dạng cung răng trên mặt phẳng ngang ….. 5
1.1.2. Các nghiên cứu hình dạng cung răng trên mặt phẳng đứng dọc
và đứng ngang …………………………………………………………… 11
1.1.3. Tình hình nghiên cứu hình thái cung răng tại Việt Nam ………. 15
1.2. Đặc điểm hình thái bộ răng sữa ……………………………………. 17
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ răng sữa …………… 17
1.2.2. Hình thể cung răng sữa …………………………………………. 20
1.2.3. Kích thước cung răng sữa ……………………………………….. 26
Tóm tắt tổng quan tài liệu ………………………….…………………. 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …. 33
2.1. Mẫu nghiên cứu ……………………………………………………… 33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ……………………….………………….. 34
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu hàm ………………………………… 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….. 35
2.2.1. Phương pháp xác định kích thước và hình dạng cung răng theo
ba chiều trong không gian ……………………………………………….. 35
2.2.2. Dụng cụ đo đạc …………………………………………………. 36
2.2.3. Kỹ thuật đo đạc ………………………………………………… 38
2.2.4. Các đặc điểm được khảo sát của cung răng sữa dưới …………. 40
2.3. Xử lý số liệu ………………………………………………………… 44
iv
2.3.1. Xác định tọa độ các điểm mốc theo hệ tọa độ Descartes …….. 44
2.3.2. Thống kê mô tả ………………………………………………… 47
2.3.3. Thống kê suy lý ………………………………………………… 47
2.3.4. Xây dựng đồ thị biểu diễn hình dạng cung răng ………………. 51
2.3.5. Cách tính chu vi cung răng ……………………………………… 54
Sơ đồ quy trình nghiên cứu ……………………………………………. 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………….…………….. 57
3.1. Đặc điểm hình thái của cung răng sữa hàm dưới theo ba chiều
trong không gian ở trẻ 3 và 5 tuổi ……………………………………….. 58
3.1.1. Kích thước cung răng sữa dưới ở trẻ 3 tuổi và 5 tuổi ………….. 59
3.1.2. Hình dạng cung răng sữa dưới theo ba chiều trong không
gian..
70
3.2. Những thay đổi hình thái cung răng sữa hàm dưới trong giai đoạn
từ 3 đến 5 tuổi ……………………………………………………………. 65
3.2.1. Các thay đổi về kích thước cung răng sữa dưới……………….. 65
3.2.2. Thay đổi về hình dạng cung răng sữa dưới…………………….. 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………… 92
4.1. Phương pháp nghiên cứu hình thái cung răng …………………… 92
4.1.1. Về các đặc điểm hình thái cung răng ………………………….. 92
4.1.2. Vấn đề xác định điểm mốc …………………………………….. 95
4.1.3. Về phương tiện nghiên cứu …………………………………….. 97
4.1.4. Vấn đề tuổi trong nghiên cứu ………………………………….. 98
4.1.5. Sai lầm phương pháp …………………………………………… 99
4.2. Về các kết quả nghiên cứu ………………………………………… 102
4.2.1. Đặc điểm hình thái của cung răng sữa dưới của trẻ 3 và 5 tuổi,
so sánh giữa nam và nữ ………………………………………………….. 103
4.2.2. Những thay đổi về kích thước và hình dạng cung răng sữa
dưới trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi. Nhận xét về xu hướng tăng trưởng
của cung răng sữa dưới .……………………………………………………… 112
4.3. Ý nghĩa và ứng dụng của công trình ……………………………… 121
4.4. Một số hạn chế của đề tài ……………….………………….…….. 124
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. NGUYỄN THỊ KIM ANH, HOÀNG TỬ HÙNG (1994), “Đặc điểm hình thái đường rìa cắn – đỉnh múi ngoài cung răng dưới theo ba chiều trong không gian”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24-30.
2. HOÀNG TỬ HÙNG (1991), “Một số đặc điểm hình thái nhân chủng ở đầu, mặt và răng người Eđê”, Tập san Hình thái học, 1(2), tr.24-29.
3. HOÀNG TỬ HÙNG (1993), Đặc điểm hình thái nhân học bộ răng người Việt, Luận án Tiến sĩ khoa học Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. HOÀNG TỬ HÙNG (2001), Mô phôi răng miệng, NXB Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11-30.
5. HOÀNG TỬ HÙNG (2003), Giải phẫu răng, NXB Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 41.
6. HOÀNG TỬ HÙNG, HUỲNH KIM KHANG (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm mô tả răng sữ a sữa trẻ em Việt Nam, Tuyển tập Cô ng trình nghiên cứu khoa học Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 157-168.
7. HUỲNH KIM KHANG, HOÀNG TỬ HÙNG (1992), “Hình thái cung răng trên người Việt”, Tập san Hình thái học, 2(2), tr. 4-8.
8. VŨ KHOÁI (1963), “Kết quả đầu tiên của việc đo tìm vài chỉ số Răng hàm Mặt ở lứa tuổi Thanh thiếu niên Việt Nam”, Răng Hàm Mặt tập I, NXB Y học, Hà Nội.
9. VŨ KHOÁI (1978), Góp phần xác định chỉ số răng hàm mặt cho nguời Việt Nam, Luận văn Chuyên khoa Cấp II, Đại học Y khoa Hà Nội.
10. NGÔ THỊ QUỲNH LAN (2000), Nghiên cứu dọc sự phát triển của Đầu Mặt và Cung răng ở trẻ từ 3 đến 5,5 tuổi, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
11. NGÔ THỊ QUỲNH LAN, TRẦN PHƯƠNG THẢO, HOÀNG TỬ HÙNG (2001), “Nghiên cứu dọc sự phát triển của cung răng sữa ở trẻ em Việt Nam từ 3 đến 5,5 tuổi”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.40-50. 131
12. LÊ ĐỨC LÁNH (2002), Đặc điểm hình thái Đầu Mặt và Cung Răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
13. PHẠM THỊ HƯƠNG LOAN, HOÀNG TỬ HÙNG (1994), “Góp phần nghiên cứu ứng dụng chỉ số Pont trên người Việt”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Khoa Răng Hàm Mặt 1993-1994, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 168.
14. PHẠM THỊ HƯƠNG LOAN, HOÀNG TỬ HÙNG (2000), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người Việt (So sánh với Ấn Độ, Trung Quốc)”, Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 95-106.
15. TRẦN THÚY NGA (2000), Sự tăng trưởng phức hợp Sọ-Mặt-Răng ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi (Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng), Luận
án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
16. TRẦN THÚY NGA, PHAN THỊ THANH YÊN, PHAN ÁI HÙNG(2001), Nha Khoa Trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 56-58.
17. NGUYỄN QUANG QUYỀ N (1967), “Đề nghị dùng những chỉ số mới để đo độ vẩu ở mặt người sống”, Tạp chí Y học thực hành, 149(11), tr. 3-4.
18. TRẦN MỸ THÚY, HOÀNG TỬ HÙNG (1992), “Hình thái cung xương ổ răng người Việt”, Hình thái học, 2(1), tr. 29-32.
19. LÊ NAM TRÀ, TRẦN THÀNH LONG (1997), “Tăng trưởng ở trẻ em, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Chương trình Khoa học Công nghệ Cấp Nhà nước KX-07-07, Hà Nội, tr. 3-6
Từ khóa » Mô Tả Cung Răng
-
Cung Răng định Nghĩa, Mô Tả Cung Răng, Phân Loại Mất Răng
-
Cung Răng định Nghĩa, Mô Tả Cung Răng,... - Hiệp Hội Nha Khoa
-
Mô Tả Hàm Răng Vĩnh Viễn
-
Cách đếm Và đọc Tên Các Loại Răng | Vinmec
-
Răng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Những Thông Tin Quan Trọng ...
-
Răng Và Mô Quanh Răng - Nha Khoa Lan Anh
-
[CHIA SẺ] Số Thứ Tự Của Các Răng Trên Hàm Răng
-
GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG - SlideShare
-
Cấu Tạo Mô Học Của Răng - Nha Khoa AVA
-
Bộ Răng Cấu Trúc Như Thế Nào Và đóng Vai Trò Gì?
-
Răng Nanh Và Các đặc điểm Giải Phẫu, Chức Năng Của Chúng
-
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG TRÊN KHUNG HÀM
-
BẠN BIẾT GÌ VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG