Đặc điểm Hình Thái Và Phân Bố Của Loài Nhím
Có thể bạn quan tâm
Theo “Quỹ Động vật hoang dã Nam Phi” – African Wildlife Foundation, tại Nam Phi cũng có loài nhím bờm (Crested Porcupine). Đó là một trong những loại gặm nhấm to (thân dài 30inch, ~ 75cm) và nặng nhất Châu Phi (44 bảng, ~ 20kg), tuy nhiên khá khác nhau về kích thước. Đầu hơi tròn, mũi ngắn, mắt và tai nhỏ. Chân nhím bờm ngắn, khoẻ. Bàn chân có 5 ngón và được bọc bằng các móng sắc, khoẻ mạnh. Lông nhím bờm giống các loài nhím khác: sắc nhọn, chia thành các loại đen, nâu, hoi vàng và trắng. Lông lưng, hai sườn và đuôi có lẫn với các loại lông mềm khác. Độ dài của lông thay đổi theo bộ phận trên thân, lông lưng dao động từ 2,5cm đến 30cm. Lông thường nằm bẹp úp với thân, chỉ có khi nào gập kẻ thù nó mới dựng và xù lên. Lông cũng dễ bứt ra khỏi da.
Nhím Nam Phi thường sống ở vùng đồi núi, núi đá, nhưng cũng rất dễ thích nghi ở các địa hình khác. Người ta còn phát hiện nhím này có ở vùng núi. Mt.Kilimanjaro, cao 11,480 feet (khoảng 3000m). Chúng thường sống trong các hốc đất, gốc cây, hang đá đã được sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu của chúng.
Khi có báo động, nhím dẫm mạnh chân, nghiến răng, dựng và xù ra bộ lông điển hình của loài này. Khi xù lông đuôi vây nó tạo thành tiếng động. Nếu kẻ thù cứ tiếp tục tấn công thì nó sẽ lùi lại và phóng lông vào kẻ thù. Thường quả đánh đó rất hiệu quả vì phần mông của nhím nặng nhất và lông thường cắm thẳng vào đuôi.
Thức ăn của nó chủ yếu là rễ cây, cù quả, hoa quả tự nhiên nhưng cũng rất thích ăn các loại cù quả do người trồng như sắn, khoai lang và cà rốt. Mặc dù “động vật ăn chay”, nhưng chúng cũng thích ăn cả xương động vật, có thể do thiếu canxi, và các loại khoáng chất khác.
Nhím bờm Châu Phi có số ngày mang thai là 112 ngày. Một lứa có thể đẻ được 1 đến 4 con. Nhím con phát triển nhanh và mở mắt luôn khi đẻ ra. Hai tuần sau nhím con có thể ròi tổ và lông bắt đầu cứng. Nhím con khá hiếu động và thích chạy – đùa cùng nhau. Nhím con bú mẹ 6-8 tuần và tập ăn cây cỏ sau tuổi này. Tuổi thọ của nhím khá cao, có con sống đến 20 năm. Khi quần thể nhím đông đúc, chúng có thể gây hại cho hoa màu. Có thể hun khói hoặc dùng chó săn, bảy để đuổi và săn bắt chúng.
Trông bề ngoài nhím cực kỳ hung dữ, nhưng nhím cơ bản là một loài nhút nhát. Dã thú của nó là chăn, báo. Chó sói cũng là kẻ thù của lũ nhím non. Đôi khi kẻ thù của nhím cũng chết do lông nhím đâm vào họng.
Theo Lê Hiền Hào (1973), nhím bờm có tên khoa học là Acanthion subcristatum (swihoc), tiếng la tinh có nghĩa là: Quill pig (lợn lông) – mặc dù nó chẳng phải là lợn,
tiếng Anh) Porcupine, tên tiếng Thái: Tô Mển, tiếng Giao: Điền dạy. Loài nhím bờm có ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc (ở tỉnh Thiểm Tây và các tỉnh phía nam lưu vực sông Trường Giang và có cả ở đảo Hải Nam).
Nhím là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du trừ đồng bằng ở miền Bắc Việt Nam. Nhím cũng thường gặp trên các đảo gần bờ ở phía Đông Bắc Bộ. Vật mẫu của nhím đã sưu tầm được ở hầu hết các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Bắc (cũ), Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú (cũ), Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Ở Nam Hà (cũ) cũng gặp nhím nhưng chỉ phát hiện ở gần đồi núi tiếp giáp với tỉnh Hoà Bình.
Nhím bờm là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 15-20kg, thân và đuôi dài từ 80-90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm ngắn có 4 răng cửa dẹt và rất sắc, mắt nhỏ, chân dài (4 chi) 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn sắc để bới rễ, bói củ cây rừng và đào hang trú ẩn.
Lông trên lưng biến thành gai cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía sau, có khúc trắng, khúc đen mọc thành chùm từ 3-4 cái.
Khi gặp kẻ thù thì nhím rung đuôi, những lòng này tạo thành tiếng chuông kêu “lách cách”, “lè xè” để doạ nạt kẻ thù và thông báo với những con vật cùng đàn những tín hiệu để lẩn tránh kẻ thù.
Phần lớn màu lông của nhím “trắng – đen”, tuy nhiên cũng có nhím lông trắng tuyền. Tại trại nhím Tuân Hoà có 1 cá thể như vậy, và được Sở Thú TP Hồ Chí Minh trả giá là 30 triệu. Tại Lai châu cũng có 4 con như thế.
Một số khảo sát về kích thước của loại nhím như sau:
(đơn vị: cm)
Tuần tuổi | Dài chi trước | Dài chi sau | Dài thân | |||
Đực | Cái | Đực | Cái | Đực | Cái | |
1 | 25 | 24 | 23 | 22 | 160 | 158 |
2 | 32 | 31 | 29 | 28 | 214 | 212 |
3 | 40 | 38 | 36 | 35 | 272 | 258 |
4 | 50 | 49 | 43 | 41 | 341 | 329 |
5 | 56 | 54 | 49 | 48 | 356 | 349 |
6 | 71 | 67 | 64 | 62 | 376 | 368 |
7 | 75 | 72 | 69 | 67 | 383 | 378 |
8 | 78 | 76 | 73 | 72 | 392 | 390 |
Nhìn chung con đực chỉ dài chi và dài thân hơn con cái một ít. Ở 8 tuần tuổi, con đực có chi dài hơn 1-2cm, và dài thân hơn 2 cm. Chi trước cũng dài hơn chi sau.
⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi NHÍM của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.
- Chia sẽ Facebook
- Tweet
- Pin
Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây
Bài viết liên quan:
Đặc điểm hình thái và phân bố của nhím Đặc điểm hình thái sinh học cấu tạo và phân loại của cua biển Kỹ thuật chọn nhím giống hiệu quả cao Các tập tính ăn ngủ nghỉ ngơi của nhím Tập tính giao tiếp của nhím giữa chúng với nhau với người và với loài vật khác Một số bệnh thường gặp ở nhímTừ khóa » Các Loài Nhím
-
Những điều Thú Vị Về Loài Nhím Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Những Thông Tin Hữu ích Cần Biết Về Loài Nhím
-
Những điều Thú Vị Về Loài Nhím Có Thể Bạn Chưa Biết - THT Pro 5
-
Nhím ăn Gì? Ngược Lại, động Vật Nào ăn Nhím? - Top 10 Bí Ẩn
-
Những Sự Thật Bất Ngờ Về Nhím Mà Có Thể Bạn Chưa Biết - YAN
-
Phân Biệt Nhím Cảnh Pintos, Cam, Socola, Muối Tiêu, Trắng
-
Khám Phá Loài Nhím ở Việt Nam To Gần Bằng... Con Chó
-
Loài Nhím
-
Con Nhím Là Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền Hiện Nay
-
Nhím - Wiko
-
Nhím - Wiko