Đặc điểm Khí Hậu Miền đông Trung Quốc Là Do ảnh Hưởng Của Các ...

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

 Sau bài học, học sinh cần:

1. Về kiến thức                                                        

- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ Trung Quốc.

- Hiểu được sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền Đông - Tây và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc.

2. Về kĩ năng

- Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ, tư liệu trong bài.

- Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc

3. Về thái độ

  Xây dựng thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt - Trung.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, ứng dụng CNTT

- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Châu Á, Bản đồ các nước Châu Á

- Bản đồ địa hình khoáng sản Trung Quốc

- Lược đồ phân bố dân cư Trung Quốc

- Bảng số liệu về dân số Trung Quốc

- Một số tranh ảnh về Trung Quốc 

- Chuẩn bị phiếu học tập

- Máy tính, máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh

  SGK, vở ghi, nội dung kiến thức liên quan đến đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội Trung Quốc.  

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ, định hướng bài mới: (3 phút)

3. Tiến trình bài học

Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta, có dân số đông nhất thế giới, với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong nhiều năm gần đây Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế to lớn, chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Để hiểu rõ phần nào về đất nước Trung Quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiết 1 Trung Quốc(TQ).

Nội dung

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1.Vị trí địa lý và lãnh thổ

* Vị trí địa lý

- Nằm phía Đông, Trung tâm của Châu Á.

- Nằm trong khoảng 200 B- 530B, 730Đ - 1350Đ.

- Các phía Bắc,Tây, Nam tiếp giáp 14 quốc gia.

- Phía Đông giáp Thái Bình Dương.

* Lãnh thổ

- Diện tích lớn thứ 4 thế giới

- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị,

4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính.

- Đài Loan vẫn được coi là

một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.

* Ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ

- Mở rộng quan hệ các nước khác bằng đường biển.

- Lãnh thổ rộng cảnh quan thiên nhiên đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

- Đường biên giới nằm trong vùng hoang mạc, núi cao hiểm trở đi lại giữa các nước khó khăn.

- Khó khăn trong quản lý đất nước

II. Điều kiện tự nhiên 

(Thông tin phản hồi - Phụ lục)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý và lãnh thổ Trung Quốc (8 phút)

- PP/KT dạy học: Đàm thoại,bản đồ, SLTK

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp

Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ các nước Châu Á, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý của TQ?

Bước 2: HS trình bày trên bản đồ, HS khác nhận xét? GV chốt kiến thức

Bước 3: GV cho HS quan sát lược đồ các nước trên thế giới kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy trình bày đặc điểm lãnh thổ  của TQ?

Bước 4: HS trình bày trên bản đồ, HS khác nhận xét?  GV chốt kiến thức.

- 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao, là các phần đất nhượng cho Anh và Bồ Đào Nha được TQ thu hồi trong thập niên 90. Riêng với 2 đặc khu này TQ thực hiện chế độ một nhà nước hai thể chế chính trị.

Bước 5: Qua đặc điểm vị trí địa lý, lãnh thổ của TQ hãy đánh giá thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc?

- Miền duyên hải của TQ nằm gần Nhật và các quốc gia lãnh thổ CN mới: Hàn Quốc, Đài Loan, ĐNA, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động trên thế giới thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá.

Chuyển ý: Vị trí địa lý và lãnh thổ có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của TQ vậy còn điều kiện tự nhiên thì sao? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong phần II. 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của TQ(15 phút)

- PP/KT dạy học: Đàm thoại,bản đồ, SLTK

- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm

Bước 1: Hướng dẫn HS cách xác định đường

kinh tuyến 1050 Đ, yêu cầu học sinh kẻ đường  kinh tuyến 1050 Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK.

Bước 2: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ, hình ảnh trên phông chiếu, nội dung phần II trang 86,87 sgk Địa Lí 11 hoàn thành phiếu học tập(Thời gian 5 phút)

- Nhóm 1, 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền Đông TQ?

- Nhóm 2, 4: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền  Tây TQ?

- GV hướng dẫn HS quan sát màu sắc để rút ra đặc điểm địa hình, hệ thống kí hiệu để biết đăc điểm khoáng sản, biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để có đặc điểm khí hậu…

Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức

- So với VN mùa đông TQ lạnh hơn nhiều vùng lãnh thổ bị băng tuyết bao phủ, không thể trồng trọt được. VN có hể xuất rau vụ đông sang TQ vì rau vụ đông ở VN rất đa dạng và phong phú

- Miền đông TQ có chế độ gió mùa nên chế độ nước sông có sự phân hoá theo mùa sâu sắc. Mùa hạ mưa nhiều nên sông thường có lũ lớn, mùa đông mực nước sông hạ xuống rất thấp do ít mưa.

- Từ Đ - T địa hình TQ là những bậc thang khổng lồ, làm thay đổi độ dốc lòng sông, nước sông chảy xiết có giá trị lớn về thuỷ điện

III. Dân cư và xã hội

* Dân cư

- Dân số đông nhất thế giới, chiếm gần 20% dân số thế giới

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm

- Dân tộc: Có trên 50 dân tộc trong đó 90% là người Hán

- Tỷ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh chiếm 49,7%(năm 2011)  

- Dân cư phân bố không đều:

Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây

* Xã hội

- Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90%

- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc

- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời, là một trong cái nôi văn minh của nhân loại.

+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa... 

+ Nhiều phát minh quí giá: giấy, la bàn, kĩ thuật in, thuốc súng. ..

 Chuyển ý: Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Dân cư và các đặc điểm xã hội của TQ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của TQ?

* Hoạt động 4: Nghiên cứu về đặc điểm dân cư TQ(10 phút)

- PP/KT dạy học: Đàm thoại, bản đồ, SLTK

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp

Bước 1: GV cho HS quan sát bảng số liệu về số dân, tỉ lệ gia tăng dân số, hình 10.3, 10.4 hãy trình bày đặc điểm dân cư của TQ?

Bước 2: HS trình bày, HS khác nhận xét?  GV chốt kiến thức.

-Đặc điểm dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của TQ?

->Thuận lợi: Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng. Khó khăn: Gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường

- Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp nghiêm khắc để giảm mức sinh và đã thành công trong việc kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ sinh giảm nhiều song từ đó nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp(Chính sách này từ năm 2016 không còn áp dụng nữa)

-> Dân số TQ tăng chậm lại, nhưng có tác động  tiêu cực đến cơ cấu giới tính, chênh lệch tỉ lệ nam nữ, các vấn đề về xã hội, làm cho dân số già nhanh trong điều kiện nền kinh tế hiện nay gây khó khăn cho nền kinh tế

 (2025 dự báo có khoảng 500 triệu người trên 60 tuổi, hiện nay dưới 14 tuổi chỉ có 16,6%)

-> Tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc

-> Miền đông người dân bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm, miền tây thiếu lao động trầm trọng.

- Giải thích tại sao dân cư phân bố không đều?

-  Quan sát hình 10.4 hãy giải thích vì sao khu vực ven hoang mạc Talamacan ở miền tây Trung Quốc vẫn có mật độ dân số cao hơn 50 ng/km2?

->Vì đây là con đường tơ lụa xưa kia và hiện nay đã có tuyến đường sắt quan trọng nối 2 miền T- Đ vì vậy mật độ dân cư ở đây khá cao.

- GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh

+ Nguồn lao động rất dồi dào giá nhân công dẻ đã tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc

 * Hoạt động 5: Tìm hiểu vấn đề xã hội (5phút)

- PP/KT dạy học: Đàm thoại,bản đồ, SLTK

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/Cả lớp

- HS trình bày phần chuẩn bị, cả lớp cùng trao đổi, nhận xét.

- GV chuẩn kiến thức

- Trung Quốc rất chú ý đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật. Nhà nước đề ra nhiều biện pháp nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám và khuyến khích Hoa kiều về  đất nước. 

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Tổng kết(3 phút)

 Khắc sâu kiến thức đã học, lưu ý kiến thức trọng tâm của bài

-  Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm tự nhiên của Miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

-  Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp,công nghiệp Trung Quốc?

- Đặc điểm dân cư, xã hội của TQ

2. Hướng dẫn học tập(1 phút)

- Làm câu hỏi và bài tập sách bài tập địa lí

- Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4/SGK/90

- Đọc trước bài mới bài Kinh Tế TQ

PHỤ LỤC

                                   Phiếu học tập

Dựa vào hình 10.1, nội dung phần II, trang 87, 88 SGK Địa lí 11 và hình ảnh  hãy hoàn thành phiếu học tập

Nhóm 1,2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên miền Đông

     Nhóm 3,4: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên miền Tây

Đặc điểm

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình, đất đai

Khí hậu

Sông ngòi

Khoáng sản, rừng

Đánh giá

Thuận lợi

Khó khăn

Phiếu thông tin phản hồi

Đặc điểm

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình, đất đai

- Gồm các dãy núi cao, sơn nguyên và bồn địa, hoang mạc

- Đất đai khô cằn 

- Chủ yếu là đồng bằng châu thổ rộng, bằng phẳng

- Đất phù sa màu mỡ

Khí hậu

- Ôn đới lục địa khô hạn

- Khí hậu núi cao

- Phía Bắc ôn đới gió mùa

- Phía Nam cận nhiệt gió mùa, mưa nhiều

Sông ngòi

Nơi bắt nguồn các sông lớn...sông ít, ngắn, dốc

Sông lớn, hạ lưu các sông ở Miền Tây.

Khoáng sản, rừng

Rừng, khoáng sản, đồng cỏ

Than đá, dầu mỏ, kim loại màu, DT rừng lớn

Đánh giá

Thuận lợi

Phát triển CN khai khoáng,      lâm nghiệp, chăn nuôi

Phát triển  kinh tế toàn diện, tập trung dân cư

Khó khăn

- Sản xuất và đời sống

- Thiếu đất trồng, hạn hán

Thiên tai: bão, ngập lụt…

Từ khóa » đặc điểm Khí Hậu Miền đông Trung Quốc