Đặc điểm Khí Hậu Việt Nam - Dự Báo Thời Tiết

Bạn có bao giờ thắc mắc đặc điểm khí hậu Việt Nam là gì trong khi nơi đây là một nước nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa bán cầu Bắc. Lãnh thổ được trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu cũng có sự khác biệt rõ rệt từ Bắc vào Nam. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm khí hậu Việt Nam có gì nổi bật?

đặc tính nổi bật của khí hậu là

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam

Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng. 

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới được thể hiện ở những khía cạnh như: 

Tính chất nhiệt đới: Theo thống kê, tổng bức xạ hàng năm ở Việt Nam lớn điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C (trừ vùng núi cao) và vượt một trong những tiêu chuẩn của đặc trưng khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, nước ta xuất hiện nhiều nắng với tổng số giờ nắng của nước ta ở từng tỉnh là khác nhau, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.

Đố bạn biết cán cân bức xạ là gì? Cán cân bức xạ của mặt đất chính là hiệu số giữa lượng bức xạ từ mặt trời đến mặt đất và lượng bức xạ mất đi ở một nơi trong một khoảng thời gian đã được xác định.

Tính chất ẩm: Lượng mưa lớn trong một năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 - 2000mm. Độ ẩm trong không khí trên 80% và cân bằng ẩm luôn ở mức dương.

Tính chất gió mùa: Đặc điểm nổi bật của khí hậu gió mùa là gió mùa, có hai loại là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. 

Trong đó các đặc trưng của gió mùa mùa đông là phải kể đến Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.

  • Gió mùa Đông Bắc sẽ xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau  ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta. Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm. Gió mùa Đông Bắc hoạt động theo từng đợt nhất định. Khi gió này di chuyển xuống phía Nam sẽ bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã.
  • Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây cũng là nguyên nhân khiến Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa khô. 

Loại gió thứ hai của gió mùa là gió Mùa Hạ. Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương  theo hướng Tây Nam di chuyển vào nước ta. Khối khí này gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Cũng chính lúc này, hiệu ứng phơn xuất hiện ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, vào giữa và cuối mùa hè, thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. Vì hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới khiến cho cả 2 miền Bắc và Nam có mưa lớn vào mùa hạ. 

>>>Xem ngay: Dự báo thời tiết Hà Nội

Sự phân hóa sâu sắc của khí hậu Việt Nam ở 3 miền

Mặc dù nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng đặc điểm khí hậu Việt Nam có sự phân bố thành 3 miền khí hậu. Cụ thể là miền Bắc, Miền Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ miền Nam.

  • Đặc điểm khí hậu miền bắc nước ta là loại khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 2 mùa: mùa Hạ và mùa Đông. Mùa đông thường sẽ kéo dài từ tháng 11 cho đến tháng 3. Trong mùa đông, không khí vùng cực bắt nguồn từ Cao nguyên Xibia xâm nhập sâu vào các vĩ độ thấp, tạo điều kiện cho Cao nguyên phía đông Tây Tạng thổi luồng không khí xuống phía nam theo hướng đông bắc.
  • Mặc khác, một hệ thống áp suất thấp trên khắp nước Úc mạnh lên tạo ra một dải áp suất làm tăng cường các đợt gió đông bắc lạnh giá. Trong năm có 3-4 đợt xuất hiện lạnh giá hàng tháng ở miền Bắc. Làm cho nhiệt độ miền Bắc xuống thấp, có nơi nhiệt độ giảm từ 4 đến 5°C (7 đến 9°F). 
  • Miền Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa mậu dịch. Loại gió này hoạt động ở các vùng vĩ độ thấp. Quanh năm, nhiệt độ của miền này khá cao. Nơi đây có một mùa khô kéo dài, đặc biệt sâu sắc. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
  • Không giống với miền Bắc, đặc trưng khí hậu của miền Nam là nó thường sẽ có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường sẽ bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc vào đầu tháng 5 và kéo dài đến tháng 10. Tuy nhiên thời tiết lạnh có xu hướng xảy ra ở miền Bắc thường xuyên hơn so với ở miền Nam. Lí do là các mặt trận lạnh xâm nhập vào miền Bắc thường xuyên hơn

gió mùa có đặc điểm nổi bật

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì?

Ngoài ra còn có vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Vùng khí hậu ôn đới sẽ có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong khi đó, vùng khí hậu nhiệt đới chỉ có hai mùa: mùa nắng và mùa mưa. Nhìn chung trong kiểu thời tiết của Việt Nam, miền Bắc sẽ mang 2 mùa (mùa xuân, thu ngắn là giai đoạn chuyển tiếp) nên nó không hoàn toàn trong vùng ôn đới và miền Nam đều mang 2 mùa nên được xem là nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu Việt Nam

đặc điểm nổi bật của khí hậu nước ta là

Nước ta có đặc điểm khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Như đã đề cặp ở phần đầu,vị trí địa lý nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu Bắc. Các tỉnh nước ta đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong năm. Vùng lãnh thổ cũng trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu mới có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.

Bên cạnh vị trí, địa hình nước ta với ¾ diện tích đồi núi trong đó 85% diện tích địa hình thấp dưới 100m, 14% diện tích núi trung bình còn lại 1% diện tích núi cao. Khi đó, khí hậu chịu sự chi phối của địa hình sẽ phân hóa theo đai cao bao gồm khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu núi cao. Ngoài ra, khí hậu phân hóa theo hướng sườn sẽ có loại sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. 

Nước ta cũng là nước trong khu vực hoạt động của gió mùa. Do đó chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa hoạt động luân phiên nhau là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Yếu tố cuối cùng là sự tranh chấp luân phiên của các khối khí theo mùa tạo nên tính phân mùa của khí hậu.

Khí hậu nước ta rất đặc trưng và có sự khác biệt giữa 3 miền trong năm. Trong bài viết trên, dự báo thời tiết đã lý giải cụ thể về đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì cũng như sự khác biệt về khí hậu 3 miền. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về đặc điểm khí hậu Việt Nam.

>>> Xem thêm: Những đặc điểm của khí hậu miền Bắc nước ta

Từ khóa » Khí Hậu Việt Nam Là Khí Hậu Gì