Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là?
Có thể bạn quan tâm
CHỌN BỘ SÁCH BẠN MUỐN XEM
Hãy chọn chính xác nhé!
Trang chủ Lớp 11 Sinh họcCâu hỏi:
19/07/2024 1,369Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là?
A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
Đáp án chính xácC. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Xem lời giải Xem lý thuyết Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật (Phần 2) (có đáp án) Bắt Đầu Thi ThửTrả lời:
Giải bởi VietjackĐáp án: B
Câu trả lời này có hữu ích không?
0 0Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
ĐĂNG KÝ VIP
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì?
Xem đáp án » 25/01/2022 3,078Câu 2:
Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra?
Xem đáp án » 25/01/2022 1,786Câu 3:
Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản?
Xem đáp án » 25/01/2022 1,256Câu 4:
Đặc điểm của bào tử là?
Xem đáp án » 25/01/2022 1,192Câu 5:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản?
Xem đáp án » 25/01/2022 1,170 Xem thêm các câu hỏi khác »LÝ THUYẾT
Mục lục nội dung
Xem thêmI. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới.
- Ý nghĩa: Đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Phân loại: Có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
2. Đặc điểm
- Chỉ cần 1 cá thể cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới nên có thể phục hồi nhanh số lượng các cá thể của quần thể trong điều kiện mật độ thấp.
- Con cái sinh ra trong hình thức sinh sản vô tính giống nhau và giống cây mẹ → Bảo tồn các đặc điểm tốt của cây mẹ, tạo ra các cá thể mới có tính thích nghi cao trong điều kiện môi trường không thay đổi.
- Cơ sở tế bào học: Tế bào mẹ sử dụng hình thức nguyên phân để tạo thành cơ thể con.
3. Các hình thức sinh sản ở thực vật
a. Sinh sản bằng bào tử
- Đại diện: Thực vật bào tử như dương xỉ, rêu,…
- Đặc điểm:
+ Là kiểu sinh sản mà cơ thể con (thể giao tử) được hình thành từ bào tử không qua thụ tinh: Vào thời kì trưởng thành, ở giai đoạn sinh sản vô tính, túi bào tử vỡ tung, giải phóng các bào tử ra ngoài. Khi gặp đất ẩm, các bào tử này nguyên phân nhiều lần liên tiếp cho cơ thể đơn bội hình thành thể bào tử mới. Về sau, thể bào tử này phát triển thành một cây độc lập.
+ Có sự xen kẽ thế hệ: Cơ thể mẹ (2n) giảm phân hình thành các giao tử đơn bội (n) → Các bào tử đơn bội (n) được phát tán rồi nảy mầm phát triển thành thể giao tử (n).
b. Sinh sản sinh dưỡng
- Đại diện: Có ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.
- Đặc điểm:
+ Là kiểu sinh sản mà cơ thể con được hình thành từ một cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.
+ Không có sự xen kẽ thế hệ: Một cơ quan sinh dưỡng (2n) chứa đầy đủ gen quy định toàn bộ các tính trạng của cơ thể phản biệt hóa → nảy chồi → cá thể mới (2n).
III. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
1. Giâm cành
- Tiến hành: Cắt một đoạn thân, cành, lá, rễ hoặc ngọn cây cắm hoặc vùi vào đất để tạo thành cây con.
- Ưu điểm: Đây là hình thức tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng.
- Thường áp dụng đối với những cây có khả năng ra rễ nhanh như xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót, mía,…
- Có thể dùng chất kích thích để thúc đẩy sự ra rễ nhanh hơn.
2. Chiết cành
- Tiến hành: Khi chiết cành, chọn cây khỏe, mập → Gọt 1 đoạn vỏ → Bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc → Đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng → Tạo thành cây con.
- Ưu điểm: Trồng cây ăn quả bằng chiết cành để rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
3. Ghép cành
- Tiến hành: Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.
- Ưu điểm: Phương pháp này giúp phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau. Ví dụ: ghép cành hoa hồng Pháp với gốc thân cây tầm xuân, ghép cây ngũ quả,…
4. Nuôi cấy mô
- Tiến hành: Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp và vô trùng để tạo nên cây con hoàn chỉnh → Phương pháp này dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật: một tế bào thực vật mang đầy đủ đặc điểm của cả cơ thể thực vật.
- Ưu điểm: Giúp tạo nhanh các giống sạch bệnh, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng.
- Thành tựu nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng: chuối, dứa, phong lan, gừng, cây ngập mặn, các loại lúa, đậu, cà phê, hoa hồng, mía, khoai tây, tam thất, đu đủ, gấc.
IV. VAI TRÒ CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI
1. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật
- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
- Giúp bảo tồn các đặc điểm tốt của cây mẹ, tạo ra các cá thể mới có tính thích nghi cao trong điều kiện môi trường không thay đổi.
- Không tạo được tính đa dạng di truyền của quần thể dẫn tới loài dễ diệt vong khi môi trường thay đổi.
2. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người
- Tăng nhanh hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
- Tạo giống cây sạch bệnh.
- Duy trì được các đặc tính tốt của cây trồng.
- Nhân nhanh giống cây trồng.
- Phục chế các giống cây trồng quý hiếm.
Đề thi liên quan
Xem thêm »- Giải SGK Sinh học 11 Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng 19 đề 5524 lượt thi Thi thử
- Giải SGK Sinh học 11 Chương 2: Cảm ứng 10 đề 3911 lượt thi Thi thử
- Giải SGK Sinh học 11 Chương 4: Sinh sản 8 đề 2823 lượt thi Thi thử
- Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao 13 đề 2608 lượt thi Thi thử
- Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải 12 đề 2603 lượt thi Thi thử
- Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng) 10 đề 2426 lượt thi Thi thử
- Giải SGK Sinh học 11 Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển 7 đề 2129 lượt thi Thi thử
- Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết 9 đề 1651 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (có đáp án) 2 đề 1584 lượt thi Thi thử
- Ôn tập Sinh học 11 mức độ vận dụng, vận dụng cao 6 đề 1558 lượt thi Thi thử
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).
II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trẽn và mặt dưới của cơ quan như phiến lá, cành hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên
V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.
11,566 27/08/2022 Xem đáp án -
Dựa trên hình vẽ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(I) Hình trên thể hiện hiện tượng hướng sáng dương của rễ và hướng sáng âm của thân.
(II) Mặt (3) của thân phân chia chậm hơn mặt (4), do mặt (3) có nồng độ auxin tập trung ít hơn.
(III) Các tế bào mặt (4) có khả năng phân chia nhanh hơn mặt (3) nên làm uốn cong thân phía ánh sáng (2).
(IV) Nếu như 2 mặt của thân (3) và (4) mà được cung cấp ánh sáng đều như nhau thì ngọn cây sẽ vươn thẳng lên.
2,563 27/08/2022 Xem đáp án -
Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động?
4,307 27/08/2022 Xem đáp án -
Cho các hiện tượng về cảm ứng ở thực vật sau đây, có bao nhiêu hiện tượng liên quan đến ứng động?
1. Quang ứng động 2. Thủy ứng động
3. Nhiệt ứng động 4. Hóa ứng động
5. Ứng động tiếp xúc 6. Điện ứng động
7. Ứng động tổn thương 8. Ứng động hướng sang
5,086 27/08/2022 Xem đáp án -
Khi nói đến tính hướng nước ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.
II. Giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất.
III. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
IV. Do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía ngược lại.
10,221 27/08/2022 Xem đáp án -
Khi nói đến hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
II. Hướng động giúp cho cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
III. Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
IV. Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.
20,234 27/08/2022 Xem đáp án -
Khi nói đến vai trò của auxin trong vận động hướng động, phát biểu nào sau đây là sai?
8,099 27/08/2022 Xem đáp án -
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?
(1) Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
(2) Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
(3) Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.
(4) Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
1,175 27/08/2022 Xem đáp án -
Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là
514 27/08/2022 Xem đáp án -
Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
13,437 27/08/2022 Xem đáp án
Từ khóa » đặc điểm Không Sinh Sản Vô Tính Là
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là? - Khóa Học
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là - Top Tài Liệu
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là
-
[LỜI GIẢI] Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là - Tự Học 365
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là? - Vietjack.online
-
Đặc điểm Nào Sau đây Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính?
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là A. Cơ Thể Con Sinh Ra Hoàn ...
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là - Tra Cứu Địa Chỉ
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là B. Tạo Ra Cá Thể Mới Rất đa ...
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là Cơ Thể ...
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là - Đọc Tài Liệu
-
Đặc điểm Không Thuộc Sinh Sản Vô Tính Là Cơ ...
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 11 Bài 41 Có đáp án: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật