Đặc điểm Mắc COVID-19 ở Trẻ Sơ Sinh - Thư Viện Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Căn cứ Tiểu mục 7.2 Mục VII Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định 5155/QĐ-BYT năm 2021) quy định trẻ sơ sinh mắc COVID-19 như sau:
Đặc điểm mắc COVID-19 ở trẻ sơ sinh
- Nhiễm SARS-CoV-2 trong bào thai xét nghiệm Real-time RT-PCR SARS-CoV-2 dương tính tại thời điểm < 24 giờ tuổi.
- Nhiễm SARS-CoV-2 trong lúc sinh xét nghiệm Real-time RT-PCR dương tính tại thời điểm 24-48 giờ sau sinh.
- Nhiễm SARS-CoV-2 sau sinh xét nghiệm Real-time RT-PCR dương tính tại thời điểm > 48 giờ tuổi.
- Triệu chứng lâm sàng
Thường không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu như: sốt, ho, bú kém, nôn, tiêu chảy, trẻ li bì, khóc yếu, thở nhanh, có cơn ngừng thở, tím tái khi nặng.
- Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-N)
Gặp ở giai đoạn muộn do tổn thương đa cơ quan như trẻ lớn, ít gặp nhưng là tổn thương nặng, cần nghĩ đến khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
Tiêu chuẩn chẩn đoán MIS-N ở trẻ sơ sinh
- Trẻ < 28 ngày tuổi.
- Người mẹ có bằng chứng nhiễm hay nghi nhiễm SARS-CoV-2:
+ Xét nghiệm SARS-CoV-2: Real-time RT-PCR SARS-CoV-2 dương tính, test nhanh kháng nguyên dương tính, hoặc tetst kháng thể dương tính trong thời kỳ mang thai;
+ Có tiền sử tiếp xúc với người khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 trong thời kỳ mang thai.
- Trẻ có xét nghiệm IgG với SARS-CoV-2 dương tính, IgM (-).
- Lâm sàng trẻ bị bệnh nặng cần phải nhập viện điều trị Và có
+ Tổn thương ≥ 2 cơ quan: tim mạch, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, thần kinh, da hay thay đổi thân nhiệt (sốt hoặc hạ nhiệt độ) HOẶC
+ Rối loạn dẫn truyền của tim, HOẶC giãn mạch vành, HOẶC phình mạch (không cần có tổn thương 2 hệ thống cơ quan).
- Có bằng chứng cận lâm sàng của đáp ứng viêm.
+ Có một hoặc nhiều chỉ số viêm tăng: CRP, procalcitonin, máu lắng, ferritin, LDH, IL-6, tăng bạch cầu trung tính hoặc giảm lympho và giảm albumin.
+ Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh nặng khác như: ngạt sơ sinh (pH < 7,0 và Apgar < 3 ở phút thứ 5), nhiễm trùng huyết, nhiễm vi rút khác, lupus bẩm sinh có tổn thương tim…).
Bảo Y
Từ khóa » Xét Nghiệm Covid Cho Trẻ Em Như Thế Nào
-
Cách Nhận Biết, Theo Dõi Và điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 - Bộ Y Tế
-
Test COVID-19 Cho Trẻ Dưới 3 Tuổi, Có Nên Không? | BS Trương Hữu ...
-
Trẻ Con Bị F0 Cha Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì?
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm COVID-19 Tại Trường Học
-
[PDF] Nguồn Thông Tin Về Xét Nghiệm COVID-19 Cho Trẻ Em
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Em Bị Covid-19 Cha Mẹ Cần Biết | Medlatec
-
Xét Nghiệm Covid Là Như Thế Nào, Những đối Tượng Nào Phải Thực ...
-
Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 ở Trẻ Em
-
Làm Thế Nào để Có Thể Bảo Vệ Một đứa Trẻ Sơ Sinh đến 1 Tuổi Khỏi ...
-
Các Xét Nghiệm Cần Thiết Cho Trẻ Hậu Covid | Vinmec
-
Không Nhất Thiết Phải Test COVID-19 Thường Xuyên Cho Mọi Trẻ Sơ Sinh
-
HƯỚNG DẪN TỰ LẤY MẪU VÀ THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM NHANH ...
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Em Tại Nhà Trong Mùa Dịch Covid – 19
-
Thấy Con Có 1 Trong 4 Dấu Hiệu Sau Cha Mẹ Cần đưa đi Khám Ngay ...