Đặc điểm Ngoại Hình, Sinh Trưởng, Sinh Sản Của Ngan
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm ngoại hình
Ngan có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được thuần hoá và đưa về nuôi ở một số nước trên thế giới như Anh, Pháp… Ngan đầu nhỏ, trán phẳng, con trống mào to, rộng hữn con mái, màu đỏ tía. Khác với vịt, tiếng kêu của ngan khàn, có mồng thịt ở gốc mỏ màu đỏ rượu vang kéo dài đến tận mang tai, mắt sáng, dáng đi nặng nề và chắc chắn, cơ thể nằm ngang. Mỏ của ngan dẹt, để xúc thức ăn dưới nước và đưa vào miệng dễ dàng. So với vịt, tính bầy đàn của ngan kém hơn, hiền lành và chậm chạp hơn.
2. Đặc điểm sinh trưởng
Ngan có sức lớn mạnh nhất từ lúc mới nở đến 2 tháng tuổi và đặc biệt khác với vịt hay gà là ngan trống lúc 3 tháng tuổi lớn gần gấp đôi ngan mái. Lúc này con trống nặng 2,9-3,0 kg, trong khi con mái chỉ nặng 1,7-1,8 kg. Tốc độ sinh trưởng của ngan giảm dần từ tuần thứ 10 trở đi. Nhờ vào đặc điểm này, người nuôi ngan có kinh nghiệm thường chọn con trống lúc mời nở để nuôi thịt.
Ngan mọc lông đầy đủ vào tuần thứ 11 hay tuần 12, do vậy có những trận mổ nhau dữ dội vào tuần tuổi thứ 7 do thiếu hụt về protein, photpho. Với ngan sinh sản; Sự thay lông vào tháng tuổi thứ 4-5. Sau khi thay lông xong, ngan bắt đầu vào đẻ. Trong quá trình sinh sản, khi ngan ấp, một phần lông của ngan mẹ được thay gọi là thay lông từng phần, còn thay lông toàn phần thường xảy ra vào tháng 10-11 hàng năm trước khi ngan bước vào vụ đẻ.
3. Đặc điểm sinh sản của ngan
– Nếu được nuôi tốt, ngan có thể đẻ quanh năm, nhưng tốt nhất là điều tiết cho ngan đẻ từ đầu tháng 8 năm trước đến hết tháng 2 năm sau. Từ tháng 3 đến tháng 7 ngan nghỉ đẻ, thay lông.
Tuổi đẻ lần đầu của ngan khá muộn so với vịt và thay đổi lớn: Từ 6 tháng rưỡi đến 8 tháng rưỡi. Nếu cho ăn tốt thì ngan đẻ sớm hơn, nếu nuôi tồi, ngan sẽ đẻ muộn.
– Ngan thường đẻ theo lứa, trung bình đẻ 3-5 lứa trong một năm, mỗi lứa khoảng 15-16 trứng. Sau mỗi lứa đẻ, ngan ngừng đẻ để ấp. Ngan mái ấp rất khéo. Trên thực tế để tập trung cho ngan mẹ đẻ, thường dùng gà tây ấp thay ngan hoặc dồn trứng cho một số ngan mái khác ấp hay đưa vào ấp nhân tạo. Trong lúc này bồi dưỡng thêm cho ngan bằng thức ăn giàu protein, ngan sẽ hồi sức nhanh hơn và có thể đẻ tới 6 lứa trong một năm.
– Thời gian khai thác đối VỚI ngan đẻ trong vòng 3 năm, tuy nhiên sản lượng trứng cao nhất là ở năm đẻ thứ nhất.
– Ngan trống thành thục về tính lúc 30-34 tuần tuổi, trong khi đó ngan mái đã bước vào thời kỳ đẻ trứng 26-28 tuần tuổi.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI NGAN HIỆU QUẢ để tiến tới những bước thành công trong con đường chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.
- Chia sẽ Facebook
- Tweet
- Pin
Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây
Bài viết liên quan:
Kỹ thuật nuôi ngan trống hiệu quả nhất Giới thiệu về giống ngan thế giới và Việt Nam Một số thức ăn và tiêu chuẩn ăn của ngan Kỹ thuật nuôi ngan đẻ hiệu quả nhất Kỹ thuật nuôi ngan con hiệu quả nhất Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị đạt hiệu quảTừ khóa » Hình ảnh đàn Ngan
-
Chăn Nuôi Ngan - Gà Thả Vườn
-
Thu Nhập Từ Nuôi Ngan - Báo Đại Đoàn Kết
-
Thu 40 Triệu đồng/tháng Với Cách Nuôi Ngan Pháp Khác Người
-
Kỹ Thuật Nuôi Ngan Con Từ 1 - 12 Tuần Tuổi - Trại Giống Thu Hà
-
Kỹ Thuật Nuôi Ngan đen, Ngan Trâu - Trại Giống Thu Hà
-
Con Ngan Là Con Gì Có Những đặc điểm Nào Nấu Món Gì Ngon
-
Ngan Cỏ - Người Chăn Nuôi | Chăn Nuôi Việt Nam
-
Hướng Dẫn Nuôi Và Chăm Sóc Ngan Thịt - Siêu Lợi Nhuận Cho Các Hộ ...
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Ngan Thịt Chất Lượng Cao | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Ngan Cỏ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tập Tin:Một đàn Ngan Con Theo Mẹ.jpg – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nuôi Ngan Pháp Kết Hợp Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao - Mactech
-
Đọc Bài "đàn Ngan Mới Nở" Của Tô Hoài Và Trả Lời Câu Hỏi Sau