ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN.
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Thạc sĩ - Cao học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.15 KB, 102 trang )
29 Chuẩn không cần chỉnh = chuẩn Điên đi trong công viên = điên Đóng phim ma không cần hóa trang = xấu Trèo lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân = chết.Đa số các nhà Việt ngữ học đều có chung quan điểm là từ phức tiếng Việtchia làm 2 loại là từ ghép và từ láy. Số lượng từ phức gần gấp 4 lần từ đơntrong các đơn vị từ, ngữ lóng mà chúng tôi thu thập được nhưng trong đókhông có một từ láy nào.Ngữ là đơn vị chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại. Như trên đã nói, mộtphần số lượng ngữ được tạo thành là do các phương thức tạo từ: ẩn dụ, hoándụ, hiệp vần như: chơi với giun, chuyên cơ không người lái, con nhà họ Hứa,con ngựa thành Tơ-roa, công ty hai ngón, dã man con ngan, lạnh lùng nhưcon thạch sùng, dở hơi tập bơi, đi đầu xuống đất, đứt dây thần kinh xấu hổ,giải quyết nỗi buồn, gà công nghiệp, gà móng đỏ, hàng tiền đạo, hiệp sĩ lợn…Như trên đã trình bày, số lượng các đơn vị của tiếng lóng trên các diễn đànxét về mặt cấu tạo là không đồng đều nếu không nói là có sự chênh lệch rấtlớn. Tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do phương thức tạo từ màchúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở phần sau. Để tiện theo dõi, luận văn xin kháiquát lại tỉ lệ các đơn vị từ và ngữ bằng sơ đồ.302.2. Từ loại2.2.1. Phân loạiTính đến nay, các nhà Việt ngữ học vẫn chưa đi đến một ý kiến thốngnhất trong việc phân định từ loại. Chúng tôi xin lấy quan điểm của tác giảNguyễn Hồng Cổn và Dư Ngọc Ngân cùng một số nhà nghiên cứu khác cóchung quan điểm trong việc phân định từ loại để làm căn cứ xác định các tiểuloại trong lớp từ ngữ lóng trên diễn đàn.Việc phân định từ loại bao giờ cũng theo tiêu chí nhất định. Từ với bảnchất kí hiệu là sự kết hợp giữa hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện, vìvậy để phân định từ loại vốn từ của một ngôn ngữ cần dựa vào sự tổng hợpcủa hai mặt này. Tiêu chí về ngữ nghĩa: mỗi từ loại biểu thị một loại ý nghĩa riêng. Đâylà ý nghĩa khái quát bao trùm cả một lớp từ. Tiêu chí về mặt ngữ pháp: Khả năng kết hợp trong ngữ Chức năng ngữ pháp (chức vự ngữ pháp, chức năng thành phần câu)Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thôngqua ý nghĩa khái quát và/ hoặc hoạt động ngữ pháp của từ trong câu.Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ýnghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu vàthực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu (Đinh VănĐức. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại).Hệ thống từ loại tiếng Việt:31Phân định từ loại các đơn vị tiếng lóng trên các diễn đàn.Khi áp dụng căn cứ phân định từ loại và hệ thống từ loại ở trên để tìm hiểunguồn ngữ liệu thu thập được thì chúng tôi có một vài nhận xét sau: Trong hơn 600 ngữ liệu, thực từ chiếm tỉ đến gần 100% còn hư từ xuấthiện rất ít, chỉ có một vài phụ từ như: vãi, hem, tdo (trời đất ơi),… Trong thực từ thì số lượng danh từ và ngữ danh từ là nhiều nhất (>50%)với hầu hết là danh từ chỉ sự vật và một số danh từ riêng. Sau đó là động từ vàtính từ có số lượng gần ngang nhau và cuối cùng là một vài đại từ.Ví dụ:Danh từ/ ngữ danh từ: ba chân, áo dài, Bác Hồ, ba con sâu, áo mưa, bìnhmáu, bể phốt, bồ câu, chà và, cánh, bánh, chó lửa, củ khoai, cục gạch, dế dầuthô, cánh đồng hoang, buổi chiều, Dương Quá, dưa hấu, đậu phụ, đào, đại táchữa lửa…Động từ/ ngữ động từ: đáp bão, chém gió, đá gà, đá xoáy, đạp mìn, đạpvòm, hết vé, hết phim, hết xí quách…32Tính từ/ ngữ tính từ: long lanh, lạnh, oách xà lách, oằn tà là vằn, ngonlành cành đào, tào lao mía lao,…Thống kê tỉ lệ từ loại:Từ loạiTỉ lệDanh từ/ ngữ danh từ52%Động từ25%Tính từ22.1%Đại từ0.4%Phụ từ + thán từ0.5%2.2.2. Hiện tượng chuyển loạiĐây là điểm khá thú vị và đặc biệt khi phân định từ loại của tiếng lóngtrên diễn đàn.Trong vốn từ tiếng Việt, mỗi từ trong khi biểu thị ý nghĩa từ vựng (khi từnày là thực từ) luôn mang một ý nghĩa từ loại cùng với các đặc điểm ngữ phápcủa từ loại này. Có thể gọi đây là đặc điểm từ loại gốc. Qua quá trình hoạtđộng ngôn ngữ, từ có thể được chuyển nghĩa, mang một hay nhiều ý nghĩaphái sinh. Nếu sự hình thành của ý nghĩa phái sinh đi kèm với sự thay đổi vềđặc điểm từ loại thì trường hợp chuyển nghĩa này cũng là chuyển từ loại.Trong các ngôn ngữ biến hình (ngôn ngữ hòa kết), hiện tượng chuyển từloại thường được biểu thị bằng sự thay đổi hình thái của từ với sự xuất hiệncủa một số hình vị phụ tố đặc thù bên cạnh hình vị căn tố. Ví dụ như trongtiếng Anh:(to) develop (động từ) – development (danh từ)dark (tính từ) – darkness (danh từ)33(to) drink (động từ) – drinhkable (tính từ)short (tính từ) – (to) shorten (động từ)Những trường hợp không thêm các hình vị phụ tố thì dùng phương thứcthay đổi trọng âm trong từ:Ví dụ: expórt (động từ) – éxport (danh từ)Survéy (động từ) – súrvey (danh từ)Còn ở tiếng Việt vốn là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển từloại được biểu hiện bằng những từ có hình thức không thay đổi. Sự thay đổiđặc điểm từ loại được biểu hiện ra bên ngoài từ bằng khả năng kết hợp trongngữ hoặc chức năng trong câu:Anh ấy vác cuốc 1 ra cuốc 2 đám đất trước nhà để trồng khoai.Công việc tiến hành rất thuậnlợi 1 . Những thuậnlợi 2 ấy làm anh ta rấtphấn khởi.Có thể nói: chuyển từ loại là hiện tượng một từ vốn thuộc từ loại trong mộtsố cấu trúc ngữ pháp nhất định được dùng với đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ phápcủa một từ loại khác.Những trường hợp chuyển từ loại thường thấy là chuyển từ thực từ sanghư từ, chuyển trong nội bộ thực từ và chuyển trong nội bộ hư từ.Trở lại vấn đề chuyển từ loại của các đơn vị tiếng lóng, qua khảo sát,chúng tôi nhận thấy hiện tượng chuyển loại cũng diễn ra khá phổ biến. Nếunhư đa số các trường hợp chuyển loại trong tiếng Việt thường chỉ được xácđịnh dựa vào ngữ cảnh, tức là hoạt động của từ trong ngữ hoặc trong câu thì ởđây, rất nhiều trường hợp xác định được điều này rất dễ dàng khi ta biết đượcnghĩa lóng của từ. Do các đơn vị tiếng lóng đa số là thực từ nên trường hợpchuyển loại chủ yếu nhất là chuyển trong nội bộ thực từ. Trong đó, có nhữngloại nhỏ sau:34Chuyển từ danh từ sang động từ: hiện tượng này thường diễn ra khi danhtừ chỉ sự vật được dùng để biểu thị hoạt động mà những hoạt động nàythường diễn ra bằng cái công cụ hoặc với chất liệu mà danh từ biểu thị.Ví dụ:- F1 em với các bác ơi!F1 vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tính, có chức năng trợgiúp. Ở trong câu trên f1 được dùng như một động từ (với nghĩa là giúp đỡ)khi kết hợp với các phụ ngữ “em”, “với” để tạo thành ngữ động từ.- Hôm qua, gặp một thằng chọi con ngoài cổng trường, nhìn cái mặt nóvênh vào không thể tưởng được các bác ạ. Thế là em với mấy thằng bạn f9 nóliền…F9vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tínhnhưng đã đượcdùng như một động từ trong câu trên. Đây là một từ mới bắt nguồn từ gameVõ Lâm truyền kì, miêu tả trạng thái từ luyện công chuyển sang chiến đấu.- Thằng này hôm nay sao sọc dưa dữ vậy mậy! Chơi một chút rồi về cógì đâu!Từ sọc dưa vốn là một danh từ nhưng đã được dùng như một động từ vớinghĩa là “sợ hãi”. Chuyển từ danh từ sang tính từ: trong những trường hợp này, ý nghĩasự vật biểu thị ở danh từ được chuyển nghĩa để chỉ tính chất đặc trưng của sựvật đó. Đi kèm với danh từ thường có các từ chỉ mức độ: rất, lắm…- Dạo này con Nokia 1280 chuối quá, hay bị lỗi linh tinh như tự sậpnguồn, lên rồi trắng màn, đang dùng tự die kẹp đồng hồ cũng ko lên…- Các mẹ nói đúng đấy, em cũng có bà chị dâu cam sành lắm!- Giá HP touchpad bèo lắm phải bao nhiêu ạ ?- Bán hàng ế ẩm mà gặp khách củ chuối thế này các bác xem đỡ đượckhông ???35- Em này bồ câu lắm các bro ah!Các từ chuối, cam sành, bèo, củ chuối, bồ câu vốn là những danh từ nhưnglại chuyển loại thành tính từ khi kết hợp với các tính từ chỉ mức độ để tạothành ngữ tính từ và có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu.Không chỉ có danh từ mà có rất nhiều trường hợp ngữ danh từ đã trở thànhtính từ hoặc ngữ tính từ:-“Chú đúng là loại “ếch pha cóc” rồi, đặt đá phong thủy, phát tài phátlộc lắm đấy. Anh đặt viên đá trên bàn làm việc, còn để “trấn” mấy cái thằngtrẻ ranh ti toe mới nổi trong cơ quan này”.- Hôm qua em đi lấy tiền hàng cho công ty, vừa tới ngã đầu đường KhaVạn Cân thì bị giật mất. Đúng là đời cô Lựu rồi!-
Từ khóa » Cấu Tạo Tiếng Lóng
-
Lý Thuyết Về “tiếng Lóng” ?
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ LÓNG TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ MẶT Ý NGHĨA VÀ ...
-
Tiếng Lóng Trên Các Diễn đàn Trực Tuyến Tiếng Việt, Thực Trạng, đặc ...
-
Tiếng Lóng Trên Các Phương Tiện Truyền Thông Hiện Nay - Khoa Văn Học
-
Tiếng Lóng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Luận Văn Tiếng Lóng Trên Các Diễn đàn Trực Tuyến Tiếng Việt
-
Khóa Luận Tiếng Lóng Trên Các Phương Tiện Truyền Thông Hiện Nay
-
[PDF] QUAN NIỆM MỚI VỀ TIẾNG LÓNG CỦA GIỚI HÁN NGỮ HỌC ...
-
Tổng Hợp Các Từ Lóng, Cấu Trúc Thông Dụng
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN NHÌN TỪ BÌNH ...
-
NGHIÊN CỨU TIẾNG LÓNG (SLANG) CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN ...
-
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học: Tiếng Lóng Trên Các Diễn đàn Trực ...
-
TIẾNG LÓNG (Phần 1) - THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC