đặc điểm Phát Triển Tâm Lý Lứa Tuổi Sơ Sinh Hài Nhi ấu Nhi (0 3t)
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Tâm lý học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.62 KB, 26 trang )
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH (0-2THÁNG)1. Vai trò của các phản xạ không điều kiệnTừ một môi trường tương đối ổn định trong bụng mẹ, đứa trẻchào đời như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ củamôi trường không khí với vô số kích thích từ bên ngoài. Đờisống của bé được đảm bảo nhờ những cơ chế di truyền có sẵngiúp bé hình thành những phản xạ không điều kiện đầu tiên:- Phản xạ tự vệ: co người lại khi bị chạm vào da, nheo mắt khicó ánh sáng lóe lên trước mặt… để hạn chế bớt những kíchthích từ môi trường bên ngoài.- Phản xạ định hướng: trẻ quay đầu về phía ánh sáng mạnh,nhìn theo một nguồn ánh sáng đang chuyển động.Phản xạ định hướng không phải là một phản xạ bẩm sinh. Nóđược nảy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờnhững kích thích bên ngoài (do người lớn tạo ra), là cơ sở banđầu của hoạt động tìm tòi ở trẻ.- Các phản xạ khác như: phản xạ mút, phản xạ thở, phản xạbấu, phản xạ trườn (khi chạm vào lòng bàn chân), phản xạ vềnhiệt độ…=> Các phản xạ không điều kiện trên dù không phải cơ sở củasự phát triển tâm lý, tuy nhiên chúng giúp trẻ:+ Thích nghi với điều kiện sống mới, đảm bảo sự sống cho cơthể và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể.+ Là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện, tiếp nhận kinhnghiệm và hành vi đặc biệt của con người.2. Tình trạng bất phân (cảm giác không phân định)- Trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân trong cảm nhận mọi vật+ Trong tháng đầu, trẻ hầu như không tiếp nhận kích thích từbên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bênngoài quá mạnh mới nhận ra. Ban đầu, nội cảm chiếm ưu thế,về sau, ngoại cảm chiếm ưu thế.+ Hết tuần đầu, em bé bắt đầu có những phản ứng phân định.+ Đến hết tuần thứ sáu, bé có thể cảm nhận một số kích thíchtừ môi trường bên ngoài.- Trẻ sớm nhận ra mặt người và phản ứng với gương mặt người,còn những đồ vật khác thì không gây phản ứng gì.1+ Ớ giai đoạn này, cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảmlấn át ngoại cảm. Nhưng ở vùng môi, miệng và họng, là nơi màmột kích thích bên ngoài tạo ngay một phản ứng đặc trưng: tìmbú.+ Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển.+ Bé vừa bú vừa nhìn mẹ, hai cảm giác ở miệng và mắt kết hợplại. Những lúc miệng rời vú, không còn cảm giác gần nhưngcảm giác xa vẫn còn.+ Dần dần thị giác đóng vai trò quan trọng vì không bị đứtđoạn.=> Đây là chỗ dựa đầu tiên cho quan hệ với đối tượng.3. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài,nhu cầu gắn bó với người khác3.1. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài- Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng.+ Lúc đầu trẻ chỉ có phản ứng khi nhìn vật sáng để gần và khinghe tiếng động to.=> Nhu cầu tiếp nhận ấn tượng xuất hiện, trẻ nhìn theo các vậtdi động hoặc phản ứng với âm thanh, đặc biệt là giọng nóingười lớn và rất thích nhìn vào mặt người.Dần dần, trẻ có thể phân biệt được các âm thanh và mùi vịkhác nhau.- Đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh là thị giác và thính giácphát triển nhanh để tiếp nhận những ấn tượng bên ngoài. Đó lànhờ sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh, trước hết lànão bộ.- Điều kiện thiết yếu để não bộ có thể phát triển bình thường làsự luyện tập của các giác quan để thu nhận các tín hiệu từ thếgiới bên ngoài.- Người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức các ấn tượng bên ngoàicho trẻ tiếp nhận để phát triển nhanh các phản xạ định hướngcủa trẻ vào thế giới xung quanh.3.2. Nhu cầu gắn bó với người khác- Lọt lòng mẹ, trẻ đã có những ứng xử làm người lớn phải quantâm như mút, bám níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thểhiện một nhu cầu gắn bó với người lớn, đặc biệt là với mẹ.2- Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ, một mặt là để tìm bú, mặt kháclà muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về.=> Quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng bậc nhấtvà xuất hiện sớm nhất, hiện tượng đó là sự gắn bó mẹ - con.- Sự gắn bó mẹ - con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọngnhất, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này của trẻ.- Mối quan hệ gắn bó mẹ - con là một trong những nhu cầu gốc,có ngay từ đầu, lúc trẻ mới sinh ra.- Như vậy, trong trường hợp trẻ bị tách khỏi mẹ quá sớm, thìđiều cần thiết là phải giúp cho trẻ tạo ra mối quan hệ gắn bómẹ - con, nhu cầu này có thể thỏa mãn bằng một người khácyêu thương, sẵn lòng ôm ấp, vỗ về.- Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con, ở cả hai phía mẹ và conđều phát ra tín hiệu cho nhau. Có bốn kiểu quan hệ gắn bó mẹ con như sau:ĐốiKiểuĐặctượngquan hệ điểmthườngmẹ-con tín hiệugặpCặpmẹconsinhnởbìnhthường,mẹtrònTín hiệu conphát ra vuông,Kiểu thứở mẹ và xuất phátnhấtcon đều từlòngmạnhướcaomong đợicủamẹđối với sựra đời củaconKiểu thứ Tín hiệu Trẻbịhaiphát ra thiếutừ người tháng haymẹthì khuyết tậtmạnh,bẩm sinhĐặcđiểm Biện pháp khắchành viphụcMối quan hệgắn bó mẹ con được thiếtlập một cáchdễdàng,thuận lợiConthườngchậmchạmvà khó khăntrongviệctiếp nhận tínNgười mẹ nêngiao tiếp với conmột cách nhẹnhàng, từ tốn3từconthìlạiyếuTín hiệucủa conthì mạnhKiểu thứnhưngbatín hiệucủa mẹlại yếuKiểu thứ Tín hiệutưphát rađều yếuở cả mẹvà conNhữngngười mẹcóconmột cáchbất đắc dĩ,khôngtheoýmuốn…Cả mẹ vàconđềukhông cócảm giáccầnsựgầngũi,gắnbó(conbịthiếuthánghoặckhuyếttật; mẹ cóconmộtcách bấtđắcdĩ,khôngtheoýmuốn…)hiệu và bày tỏcảm xúc vớimẹ-Ngườimẹthường lạnhlùng, thờ ơ vớicon,khôngmuốngiaotiếp với con…-Không nhậnđược tín hiệucủa mẹ, tínhiệu phát racủa đứa béyếu dần đi, cókhi mất hẳn,bé lâm vàotình trạng ủ ê,mệt mỏi, dễmắcphảichứng “trầmcảm”Mẹ và conđều không cósự trao đổi tínhiệuchonhau,dầndần cả mẹ vàbé đều lâmvào tình trạngủ ê, mệt mỏi,tỉnh cảm mẹcon xa cách-Cầncóbiệnpháp khơi dậy tínhiệu từ người mẹ.-Sự động viên vàsự quan tâm từngườichồng,người thân vàngườixungquanh sẽ gópphần giúp mẹtìm lại tình yêuvà khao khát gầngũi con.-Giải pháp tâm lýcũng là một biệnpháp hiệu quảđối với những mẹmắc bệnh trầmcảm sau sinh…-Cầncóbiệnpháp khơi dậy tínhiệu ở cả haiphía. -Trường hợpnày rất cần sự hỗtrợ của nhữngngườixungquanh, cần cảthầy thuốc lẫnnhà tâm lý học.=> Tạo ranhững quan hệgắn bó mẹ - conngay từ nhữngngày đầu trẻ mớira đời là cáchphòng ngừa tốtnhất, tránh chotrẻ nguy cơ chậmphát triển hay4phát triển lệchlạc về sinh lýcũng như tâm lýsau này.=> Nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giaotiếp giữa em bé với những người xung quanh.- Dần dần ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúccảm đặc biệt hướng tới người lớn. Phản ứng này gọi là phứccảm hớn hở.=> Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là lúc chuyển từ thời kìsơ sinh bước sang thời kì mới: tuổi hài nhi.II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ HÀI NHI (2 - 15THÁNG)1.Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt độngchủ đạo1.1. Nguồn gốc- Do nhu cầu khách quan của cuộc sống đứa trẻ. Vì lúc đầu cuộcsống đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn.- Do phong cách cư xử của người lớn với trẻ em làm cho trẻhình thành thói quen và nhu cầu trao đổi giao tiếp.1.2. Vai trò- Giao tiếp cảm xúc trực tiếp chi phối sự phát triển bề mặt tâmlý, nhất là về xúc cảm.+ Giao tiếp với người lớn là để thỏa mãn nhu cầu về ngườikhác. Đây là nhu cầu mang tính người, khêu gợi những xúc cảmvề con người.+ Khi giao tiếp với người lớn, trẻ sẽ tiếp xúc với mẹ qua da thịtnhư ôm ấp, vuốt ve, giúp trẻ tiếp nhận các sắc thái cảm xúcqua net mặt, nụ cười, giọng nói… của người lớn. Đồng thời hìnhthành khả năng biểu thị tình cảm của bản thân mình.- Cùng với giao tiếp với người lớn, dần dần xuất hiện ở trẻ nhucầu cầm nắm, sờ mó đồ vật. Lúc này người lớn trở thành trunggian giữa trẻ với đồ vật.5- Nhờ hoạt động phối hợp của người lớn, ở trẻ nảy sinh khảnăng bắt chước hành động của người lớn. Đây là điều kiện quantrọng để trẻ gia tăng vốn kinh nghiệm.- Nhờ giao tiếp với người lớn, dần dần hình thành cho trẻ thóiquen, hành vi, cung cách ứng xử tốt.- Giao tiếp với người lớn là điều kiện quan trọng để trẻ pháttriển ngôn ngữ mới, hình thành trong tuổi hài nhi.=> Tóm lại: Giao tiếp với người lớn là điều kiện quan trọngtrong sự phát triển của trẻ hài nhi. Đây vừa là điều kiện để trẻphát triển xúc cảm, ngôn ngữ, hành vi của trẻ. Vừa là điều kiệntiên quyết để trẻ trưởng thành.2. Sự phát triển vận động và định hướng vào môi trườngxung quanh của trẻ hài nhi- Thông qua giao tiếp với người lớn, đứa trẻ không những pháttriển về mặt sinh lý mà còn phát triển về cả mặt tâm lý, nói nhưbác sỹ Nguyễn Khắc Viện: “Sự giúp đỡ của người lớn trong giaiđoạn này biến đứa trẻ từ 1 thực thể sinh vật thành 1 thực thểxã hội”.Để thấy được sự phát triển tâm lý của trẻ trong giaiđoạn này, người ta xem xét trên một số khía cạnh đó là sự pháttriển về cảm giác và nhận biết thế giới, vận động.2.1. Cảm giác- Về thị giác:+ Người ta thấy trong những tuần đầu ở trẻ chưa có sự hội tụvề hình ảnh ở 2 mắt, hình ảnh 1 vật nhưng ở 2 mắt lại khácnhau. Lúc đầu đứa trẻ chỉ tập trung vào những vật di độngtrong vài giây. Đến tháng thứ 2 đứa trẻ đã nhìn vào đối tượngđược lâu vài phút ở khoảng cách lúc đầu từ 20-30 cm, đến đầutháng thứ 3 nhìn được 1,5-2m. Cuối tháng thứ 3 nhìn được 24m.Đến tháng thứ 4 trẻ đã biết phối hợp giữa thị giác và vậnđộng.- Về thính giác:+ Từ lâu người ta thường cảm thấy cái thai cựa quậy sau khitiếng động lớn vang lên được vài giây.Kết quả nghiên cứu chothấy là cái thai ở tuần thứ 26-28 đã nhạy cảm với tiếngđộng.Cuối tháng 1 đứa trẻ đã ức chế được các cử động tậptrung vào kích thích âm thanh, trẻ có thể phát hiện ra hướng có6tiếng động. Cuối tháng thứ 2 đầu tháng thứ 3 trẻ đã biết quayđầu về phía có tiếng động. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy làtrẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể phân biệt được các tiếng động cómức chênh lệch về cường độ khá nhỏ. Trẻ cũng rất giỏi phânbiệt các tiếng nói+ Ví dụ: Đang khóc mà nghe thấy tiếng mẹ nói là trẻ nín ngay- Khả năng nhận biết mặt người: Khi nhì vào mắt người xungquanh, trẻ 1 tháng chỉ nhìn thấy 1 phần nhỏ của bộ mặt và cóchiều hướng nhìn vào các đường viền bên ngoài.Khi trẻ đã được3 tháng trẻ đưa mắt nhìn vào bên trong khuôn mặt và nhìn cácbộ phận như mắt, tai, mũi, miệng khá lâu.Người ta đã quan sátthấy trẻ mỉm cười thích thú ngay cả khi đứa trẻ thấy 1 cái mặtnạ người. Tuy nhiên trẻ 3 tháng vẫn chưa phân biệt người nàyvới nười khác mà phải 6 tháng tuổi trẻ mới bước đầu phân biệtđược và có thể nhớ được mặt người lạ.2.2. Sự phát triển vận động- Những ngày đầu, sự vận động của trẻ là hỗn hợp, chân taykhua khoắng, không có 1 sự phối hợp nhất định.- Trong 2 tháng đầu trẻ tiếp nhận môi trường xung quanh chủyếu bằng thính giác và bằng thị giác.Sang tháng thứ 3 trẻ biếtdùng hai tay để sờ mó đồ vật, nhưng đến cuối tháng thứ 3 khitrẻ nghe thấy 1 tiếng động thì nó đã có thể quay đầu để địnhhướng xem chỗ nào, ở đâu phát ra âm thanh ấy. vận động củatay từ chỗ bấu, nắm chặt ( mang tính chất phản xạ ) đến chỗtrẻ biết cầm, nắm vật gì đó 1 cách chủ động hơn- Ví dụ: Trẻ 1-2 tháng bất cứ cái gì đặt vào lòng tay trẻ cũngchặt, nhưng trẻ 3,4 đến 5 tháng thấy cái gì hay hay, thích thúthì trẻ lập tức với tay và cầm ngay. Đôi bàn tay của trẻ cũngngày càng phát triển từ chỗ trẻ chưa biết cầm nắm đồ vật đếnchỗ trở thành công cụ nhận thức các thuộc tính của đối tượngkhi nó cầm ,nắm, sờ, nắn đồ vật.- Đến tháng thứ 3 trẻ biết lẫy, tháng thứ 4 trẻ bắt đầu cầm nắmđồ vật xong còn vụng về các thao tác trên đồ vật.- Khoảng từ tháng thứ 6 trở đi trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật nhưngchưa làm hoàn toàn hoạt động của mình, cuối tháng thứ 6 đầutháng thứ 7 trẻ đã biết trườn, bò, đứng, 9 tháng lò dò biết đi( tuy nhiên ở 1 số trẻ thì ở giai đoạn này chậm hơn ).7- Đến 12 tháng trở đi động tác nắm đồ vật trở nên chính xácthuần thục.Vò trí các ngón tay co duỗi phù hợp với các đồ vật.Tuy nhiên quá trình phát triển vận động với đồ vật và địnhhướng với môi trường xung quanh của trẻ phụ thuộc nhiều vàosự hướng dẫn tổ chức của người lớn- Sự tiến bộ của những vận động và hành động của trẻ hoàntoàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của con người.Cho nên ngườilớn thường xuyên, hướng dẫn giúp đỡ trẻ thao tác trên đồ vật làđiều kiện cho sự phát triển vận động đặc biệt là đôi bàn tay.=> Từ chỗ quan sát đồ vật trẻ dần dần quan tâm kết quả hànhđộng đến đồ vật, nhờ vậy tạo điều kiện cho sự phát triển khảnăng quan sát (tri giác) tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ đồng thời giúptrẻ nắm được những thuộc tính khác nhau của sự vật tạo điềukiện của sự phát triển khả năng định hướng vào môi trườngxung quanh của trẻ tốt hơn. Trong dạy học ở lứa tuổi này, ngườilớn (giáo viên) cần hướng dẫn tổ chức, khuyến khích trẻ hoạtđộng thao tác trên đồ vật nhằm xây dựng cho trẻ biểu tượng ởmôi trường xung quanh tạo điều kiện phát triển tư duy và cácchức năng tâm lý khác.3.Hình thành những tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữNhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanhngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ.* Khoảng 3 tháng tuổi:- Những cuộc "trò chuyện" giữa người lớn với trẻ hài nhi đã khêu gợi ở đứa trẻnhững trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn vàbắt đầu có những phản ứng lại với những sắc thái tình cảm khác nhau trong lờinói của người lớn.- Khi giao tiếp, trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe và bắt chước những âmthanh trong lời nói của những người xung quanh.- Đứa trẻ sớm biết yên lặng khi người lớn nói chuyện với nó.- Trẻ nói được tối thiểu 2 âm tiết khác nhau như u..a…* Khoảng 5-6 tháng tuổi:- Nhu cầu giao tiếp với người lớn của trẻ đã có chọn lọc, trẻ có thể nhận rangười lạ, người quen.Ví dụ: Trẻ thường mừng rỡ khi gặp người quen, chơi cùng người quen và đôikhi sợ hãi, khóc khi gặp người lạ.8- Trẻ bắt đầu phân biệt trạng thái tình cảm khác nhau trong lời nói của ngườilớn.Ví dụ: Trẻ vui mừng khi người khác cười, vỗ tay và mếu máo khi nghe tiếngquát hoặc la lớn.- Trẻ cũng biết thể hiện tâm trạng và cảm xúc của mình đối với người xungquanh.* Sau 6 tháng tuổi:- Trong thời kỳ này ở trẻ cũng hình thành năng lực bắt chước hành vi của ngườilớn.- Nhu cầu được thể hiện ý muốn bằng ngôn ngữ cũng xuất hiện và bắt đầu bằngnhững tiếng bập bẹ: ba ba, ma ma, măm măm… và những âm thanh phát ra từcổ trẻ một cách chưa rõ ràng như “gừ gừ”.+ Tuy nhiên bé không nhận thức được rằng mình đang gọi cha mẹ một cáchđáng yêu cho đến khi một tuổi.+ Mặc dù bé không nhận thức được những gì mình nói nhưng bé có thể cảmnhận được tên gọi của mình khi có người gọi.- Trẻ cũng có phản ứng khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại hay tiếng gõ cửabiết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu đ ể nói “không”, bập bẹkhoảng 4 âm tiết hoặc nhiều hơn mà không có từ thực sự; đưa đồ chơi chongười lớn khi nghe yêu cầu hoặc là làm theo một mệnh lệnh đơn giản như “đặtnó xuống”;…Thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được bằng cử chỉ của đầu , cơ thể,bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên.Bập bẹ là hình thức đặc biệt của hoạt động tự lực của đứa trẻ là phương tiệngiao tiếp tiền ngôn ngữ và là phương tiện biểu hiện trạng thái cảm xúc.* Càng về cuối 1 tuổi:- Đứa trẻ càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ. Lúc này trẻhiểu ý người lớn chủ yếu qua ngữ âm âm điệu của lời nói.Âm bập bẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này.- Trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầutiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ tức quyết định sự hiểu ngôn ngữ củatrẻ.Ví dụ: Cùng là câu nói: “Lại đây với bác !” được nói với ngữ điệu trìu mến, âuyếm thì đứa trẻ sẽ mỉm cười và ưa tay ra, nhưng nếu được nói với ngữ điệunặng nề giận dữ thì trẻ tỏ ra sợ hãi thậm chí là òa khóc.- Trong tiếng bập bẹ trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị choviệc học nói.9- Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của việc phối hợp hoạt độngcủa tri giác nhìn và nghe.+ Quá trình dạy trẻ thông hiểu lời nói thường được diễn ra như sau: Người lớnhỏi trẻ “Cái gì đó ở đâu ?”Ví dụ như “ Mẹ đâu, bố đâu ?”, “ con mèo đâu ?”…+ Những câu hỏi đó gây ra ở trẻ phản ứng định hướng, đứa trẻ bắt đầu tìm kiếm.Lúc đầu người lớn cần chỉ ra đối tượng cho trẻ nhìn thấy, sau đó cần lặp đi lặplại nhiều lần quá trình đó kết quả là hình thành được mối liên hệ giữa các âmthanh trong câu hỏi và đối tượng mà người lớn chỉ cho.* Cuối tuổi hài nhi:- Mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng vàphong phú hơn. Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ.- Trẻ có thể hiểu được đa số các từ chỉ các đồ chơi, quần áo, người thân và cáccon vật nuôi trong gia đình.Ví dụ: Từ chỉ người thân như “mẹ, bà”, từ chỉ con vật: “mèo, chó”…Như vậy trong quá trình giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn sự thônghiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trongnhững phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với nhữngngười xung quanh.Tóm lại: Sự phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu tuy còn đơn sơ nhưng rấtquan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học của con người, ở giaiđoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau này hình thành nênnhững chức năng tâm lý của con người.III. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ ẤU NHI (15-36THÁNG)1. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấunhi- Ngay trong thời kì hài nhi, trẻ em đã thực hiện những hoạtđộng khá phức tạp với các đồ vật, nhưng những hành động củatrẻ hài nhi với đồ vật chỉ là vu vơ (manipulation) chứ khôngnhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụngnó. Do đó trẻ chơi nghịch với cái thìa cũng chẳng khác gì chơivới cái bút, cái que,cái gậy,...- Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồvật được thay đổi đáng kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không phảichỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó một10chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tươngứng. Chẳng hạn cái thìa dùng để xúc cơm và có cách cầm thìanhất định. Với sự hướng dẫn của người lớn đứa trẻ hướng hoạtđộng của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Cứ như vậynó lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội được kết tínhvào trong các đồ vật. Do đó hoạt động đồ vật của trẻ ngày cànggiống với cách sử dụng của người lớn (như cầm bút, cầm thìa,gõ trống, tháo mở hộp).- Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Vì nhờcó hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiênđược bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đốitượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái đi tìm kiếm,lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày.Chính nhờ vậy mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trítuệ.- Chức năng của đồ vật là thuộc tính ẩn tàng, trẻ không thểphát hiện được bằng những hành động chơi - nghịch như trẻ hàinhi vẫn làm. Hành động đồ vật của trẻ ấu nhi cũng khác vềchất so với các hành động tương tự mà người ta thường thấy ởloài khỉ. Con khỉ cũng có hành động với đồ vật, nhưng khôngnhằm tìm hiểu chức năng của đồ vật và cũng không cần tìmhiểu phương thức sử dụng tương ứng. Con khỉ có thể uống nướctrong cốc nhưng cũng có thể uống nước trong chậu, trong xô,miễn là có nước. Đối với con khỉ thì chậu, cốc, xô đều như nhau.Sau khi thỏa cơn khát xong, nó coi những đồ vật đó cũng nhưmọi đồ vật khác và hành động với đồ vật đó theo tình huốngngẫu nhiên. Còn đối với trẻ khi được người lớn dạy cho cáchuống nước bằng cốc, thì sau đó mỗi khi khát nước trẻ chỉ vàocái cốc và đòi lấy cốc, nếu người lớn mang cốc đến thì trẻ tỏ ramừng rỡ và đưa cốc lên miệng để uống=> Như vậy là trẻ đã nắm được chức năng của cái cốc và biếtđược phương thức hành động với cái cốc theo kiểu người. Điềuđó tuyệt nhiên không có nghĩa là sau khi đã lĩnh hội được mộthành động với một đồ vật nào đó thì trẻ sẽ luôn luôn sử dụngđồ vật đó theo chức năng của nó. Chẳng hạn khi đùa nghịch,đứa trẻ có thể cho bàn tay vào cốc để nghịch nước, nhưng lúcđó nó hoàn toàn biết rằng hành động này không phù hợp với11chức năng của cái cốc. Trong lứa tuổi trước, trẻ hài nhi có thểlàm bất cứ hành động nào mà trẻ biết được để tác động vàomột đồ vật (như cầm que gõ vào cốc, ném cốc xuống sàn v.v...),còn trẻ ấu nhi, sau khi biết hành động đúng với chức năng củamột đồ vật nào đó, trẻ cũng có thể hành động biến báo đi theoý thích của mình, chẳng hạn, nhiều khi nó cũng muốn hànhđộng với cái cốc một cách tự do, tuỳ tiện, nhưng trên một mứcđộ hoàn toàn khác là, trẻ ấu nhi đã nắm được chức năng cơ bảncủa cái cốc và phương thức hành động tương ứng. Điều quantrọng là trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vậtsinh hoạt hằng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được nhữngquy tắc hành vi trong xã hội. Ví dụ: khi hờn dỗi trẻ có thể némcái cốc xuống sàn, nhưng rồi nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặtngười lớn, vì nó biết làm như vậy là vi phạm quy tắc sử dụng đồvật. Thái độ của người lớn lúc này đồng tình hay phản đối là hếtsức quan trọng để củng cố việc nắm vững quy tắc hành vi xãhội cho trẻ.- Do nắm được phương thức hành động với một số đồ vật mà sựđịnh hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triểnmới. Khi gặp một đồ vật lạ, trẻ không chỉ muốn biết "đây là cáigì ?" mà còn muốn biết "có thể làm gì với cái này ?". Nếu đượcsự hướng dẫn thường xuyên của người lớn, trẻ em sẽ nhanhchóng nắm được phương thức hành động với đồ vật theo kiểungười. Đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình học làmngười của trẻ.- Nhờ có hoạt động chủ đạo này, chức năng của các đồ vật lầnđầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ, trở thành đối tượng thuhút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá -> Nắmđược chức năng của đồ vật, biết được phương thức và hànhđộng với đồ vật theo kiểu người -> Quá trình tâm lý của trẻphát triển, đặc biệt là trí tuệ- Trẻ nắm được phương thức sử dụng đồ vật trong sinh hoạthằng ngày thì đồng nghĩa trẻ cũng lĩnh hội được các hành vi,quy tắc trong xã hội, một bước phát triển quan trọng trong quátrình học làm người của trẻ.)- Suốt trong thời kì ấu nhi, hoạt động với đồ vật luôn luôn giữvai trò chủ đạo, đứa trẻ luôn hướng vào thế giới đồ vật của con12người. Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu, khám phá để xem cầnphải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào. Do đókhi gặp một đồ vật bất kì nào trẻ cũng muốn hành động với nó.Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí củatrẻ. Tuy nhiên trong vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động vớichúng, có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng (như cốc dễ bị vỡ,sách dễ bị rách...) hoặc gây nguy hiểm (dao dễ làm đứt tay).Tình hình này dễ làm mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt độngcủa trẻ với sự "bảo vệ" cấm đoán của người lớn. Do đó đồ chơira đời là để giải quyết mâu thuẫn này. Trẻ không hành động vớiđồ vật thật thì hành động với đồ chơi (là mô hình của đồ vậtthật). Đồ chơi đối với trẻ lúc này hết sức cần thiết chẳng khácnào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với ngườicông nhân, phòng thí nghiệm đối với nhà bác học. Người ta cóthể ví đứa trẻ ấu nhi như là một "nhà hoạt động thực tiễn" haymột "nhà thực nghiệm" bởi vì chỉ bằng hoạt động với đồ vật trẻmới có thể khám phá được chức năng của chúng và phươngthức hành động tương ứng. Tuy vậy hành động đối với đồ vậtthật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó người lớncũng cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật (nếu khônggây nguy hiểm), và dạy cho trẻ hành động đúng với các đồ vậtấy, mặt khác lại phải tạo ra cho trẻ nhiều đồ chơi để trẻ có thểhành động với chúng như là đồ vật thật, đặc biệt là loại đồ chơichứa đựng nhiều yếu tố kích thích trẻ hành động giúp cho sựphát triển tâm lí của trẻ thuận lợi.2. Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi- Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìmkiếm một phương thức hành động tương ứng. Sự tiếp xúc vớithế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức hành độngvới đồ vật cũng ngày càng phong phú. Trong số những hànhđộng với đồ vật mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi thì nhữnghành động thiết lập các mối tương quan và những hành độngcông cụ là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vớisự phát triển của trẻ hơn cả.132.1. Hành động thiết lập các mối tương quan- Hành động thiết lập các mối tương quan là những hành độngđưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vàonhững mối tương quan nhất định trong không gian. Chẳng hạnhành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắpráp các đồ chơi. Ngay trong tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thựchiện các hành động đối với đồ vật như tháo ra, lắp vào, đậy lại.Tuy nhiên, các hành động này có đặc điểm là khi tiến hành, trẻhài nhi chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, chưa biết chọnđồ vật theo hình dáng và kích thước sắp xếp chúng theo mộttrật tự nhất định. Ngược lại, những hành động thiết lập mốitương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi phảitính đến những thuộc tính của đối tượng. Chẳng hạn để xếpđược hình tháp cho đúng, trẻ cần chú ý đến tương quan về độlớn của các khối gỗ, phải biết xếp khối gỗ to nhất ở dưới cùng,rồi chồng lên lần lượt những khối gỗ nhỏ dần. Hành động với đồchơi lắp ghép cũng thế, trẻ cần phải biết thuộc tính của đồ chơivà chọn các bộ phận sao cho giống nhau hay phù hợp với nhauđể xếp lại theo một trình tự hay kiểu cách nhất định để tạothành một chỉnh thể. Đây là những hành động khá phức tạp đốivới trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải được điều chỉnhbằng chính kết quả thu được. Nhưng trẻ lại chưa thể tự mìnhtạo ra kết quả đó, nhất là ở trong thời kì đầu, trẻ rất khó đạt tớikết quả này, chúng thường sắp xếp lung tung.=> Người lớn cần phải giúp trẻ đạt được kết quả đúng bằngcách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động đểdần dần trẻ nắm được hành động đó. Sự lĩnh hội những hànhđộng thiết lập các mối tương quan của trẻ phụ thuộc vàophương pháp dạy dỗ. Nếu người lớn chỉ làm mẫu trước mắt trẻnhiều lần thì trẻ ghi nhớ vị trí của các đối tượng trong tươngquan nhất định. Nếu người lớn để trẻ làm và lưu ý sửa các chỗsai cho trẻ thì sau đó trẻ sẽ hành động theo lối làm thử. Cáchtốt nhất là dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượngthích hợp theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hànhđộng thiết lập các tương quan cho đúng. Chỉ bằng cách này mớigiúp trẻ nắm được phương thức hành động đúng, thực hiệntrong các điều kiện khác nhau. Chẳng hạn khi dạy trẻ lắp những14vật có hình dạng khác nhau vào các hình tương ứng được đụctrên một thẻ gỗ, người lớn cần phải dạy trẻ quan sát bằng mắtđể tìm thấy sự giống nhau của các hình được đục trong thẻ vớicác hình ở ngoài thẻ. Tức là dạy trẻ thiết lập mối tương quangiữa các hình đó, rồi đề nghị trẻ lần lượt lấy hình ngoài thẻ lắpvào các hình trong thẻ theo tương quan về hình dạng. Người lớncần làm mẫu cho trẻ lúc đầu. Không nên để trẻ hành động mộtcách tùy tiện theo phương thức"thử và lỗi" một cách ngẫunhiên, chẳng khác gì hành động của loài khỉ. Học được phươngthức hành động như thế trẻ có thể vận dụng vào hoàn cảnh đòihỏi một phương thức hành động tương ứng phức tạp hơn. Nhờhành động thiết lập các mối tương quan như vậy, các chứcnăng tâm lí của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duyđược phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan - hành động,làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu tư duy cao hơn sau này(như tư duy trực quan - hình tượng và tư duy lôgic).2.2. Hành động công cụ- Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đóđược sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác.Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau.- Việc sử dụng công cụ, dù cho là những công cụ cầm tay đơngiản nhất không những chỉ làm tăng thêm sức lực tự nhiên củacon người, mà còn làm cho con người có thể thực hiện đượcnhiều hành động mà nếu chỉ bằng tay không thì khó có thể làmđược hoặc kết quả kém. Có thể xem công cụ như là khí quannhân tạo của con người, làm trung gian giữa con người và tựnhiên.- Ở tuổi ấu nhi, trẻ mới chỉ học cách sử dụng một số công cụ sơđẳng nhất như thìa, cốc, bút chì... Tuy vậy, những cái đó cũngđã có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển tâm lí, vì những côngcụ đó đã mang trong mình những đặc điểm chung của mọi côngcụ: cách thức dùng chúng là do xã hội quy định và cấu tạo củacông cụ lại do chức năng của chúng quy định.- Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay con người với đồ vậtcần tác động tới, và tác động đó diễn ra như thế nào lại tùythuộc vào cấu tạo của công cụ. Dùng thìa để xúc cơm khác xa15với dùng tay bốc cơm vào mồm. Vì vậy việc sử dụng công cụđòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của tay, làm cho bàn tayphải phục tùng cấu tạo của công cụ. Chẳng hạn khi dùng thìaxúc cơm cho vào miệng, đòi hỏi tay cầm đúng vào cán thìa vàcầm ngửa thìa mới xúc được cơm trong bát, từ bát đưa thẳngthìa lên mồm rồi mới cho vào mồm. Có nghĩa là động tác củatay phải được thay đổi sao cho phù hợp với cấu tạo của thìa. Sựthay đổi này diễn ra nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữacông cụ và đối tượng mà hành động hướng tới (tức là quan hệgiữa thìa và cơm), nhưng đây không phải là việc dễ dàng đối vớitrẻ, bởi vì trước đó trẻ mới chỉ biết hành động bằng tay trực tiếplên đối tượng (tức là bốc cơm bằng tay) chứ không thông quamột công cụ nào. Trẻ chỉ nắm được hành động công cụ mộtcách đúng đắn khi có sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn.Người lớn làm mẫu cho trẻ, hướng dẫn sự vận động bàn tay saocho phù hợp với công cụ và luôn nhắc nhở trẻ chú ý đến kếtquả. Cứ như vậy trẻ sẽ lĩnh hội được những hành động công cụcần cho cuộc sống hằng ngày (như cầm thìa xúc cơm, cầm cốcuống nước, cầm bút chì vẽ trên giấy...). Có thể chia quá trìnhlĩnh hội hành động công cụ thành nhiều giai đoạn : lúc đầucông cụ chỉ là sự kéo dài bàn tay của trẻ (trẻ nắm lấy thìa vàđưa gần vào bát rồi xúc cơm đưa thẳng lên mồm y như đưanắm tay lên mồm vậy). Lúc này sự chú ý của trẻ không hướngvề công cụ mà chỉ hướng về đối tượng (không hướng về cái thìamà chỉ hướng về cơm). Do đó hành động chưa thể thành công(cơm rơi vãi hết, trẻ chỉ đưa được cái thìa không lên mồm). Ởgiai đoạn này mặc dầu trẻ đã cầm công cụ, nhưng đây chưaphải là hành động công cụ mà chỉ mới là hành động bằng tay.Sang giai đoạn tiếp theo, trẻ mới bắt đầu chú ý tới quan hệ giữacông cụ và đối tượng mà hành động hướng tới (giữa thìa vàcơm). Lúc này trẻ phải làm đi làm lại nhiều lần mới đạt kết quả.- Cuối cùng, chỉ khi nào bàn tay thích nghi đầy đủ với cấu tạocủa công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ đích thực.Hành động công cụ mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi chưaphải là hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiệnthêm. Song điều quan trọng là ở chỗ trẻ nắm được chínhnguyên tắc của việc sử dụng công cụ, một trong những nguyên16tắc hoạt động cơ bản của con người. Nhờ đó trong nhữngtrường hợp khác trẻ có thể tự mình sử dụng một đồ vật nào đólàm công cụ (Ví dụ: dùng que khều quả bóng ở dưới gầmgiường ).3. Đi theo tư thế thẳng đứng - Hình thái vận động đặctrưng của con người- Cuối tuổi hài nhi, một số trẻ đã bắt đầu đi chập chững. Đi làhình thái vận động đặc trưng của con người,không có sẵn trongchương trình di truyền. Điều này được chứng minh rõ ràng ởnhững em bé bị động vật (sói, gấu…) bắt về nuôi. Sống giữabầy động vật, những em bé đó chỉ biết bò (hình thái hoạt độngđặc trưng của động vật có vú) chứ không biết đi. Sau nàynhững em bé đó được mang về hòa nhập với cuộc sống bìnhthường, dù có em đã khoảng 14 tuổi nhưng việc đi lại với tư thếthẳng cũng rất khó khăn. Ban đầu, việc điều khiển các cử độngđi vẫn chưa được hình thành, vì thế đứa trẻ luôn luôn bị mấtthăng bằng=> Người lớn cần dìu dắt trẻ đi từng bước một và kịp thời cổ vũkhi trẻ đi được vài bước từ đó trẻ cảm thấy thích đi, không chánnản mặc dù bị ngã lên ngã xuống. Dần dần động tác đi lấn átđộng tác bò và trở thành phương thức cơ bản để dichuyển.Động tác đi ngày càng tiến bộ, trẻ đã làm chủ đượcthân thể của mình, bước đi của trẻ mạnh dạn hơn, vận độngđược thực hiện và không gây căng thẳng nữa.Trẻ không nhữngđi mà còn chạy vì chạy dễ lấy thăng bằng hơn đi, do đó ngườilớn cần tập cho trẻ những động tác khéo léo, linh hoạt. Đây làbước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học vàlà một bước quan trọng trong việc xã hội hoá đứa trẻ.- Trẻ được giao tiếp tự do và độc lập với thế giới bên ngoài, pháttriển những khả năng định hướng trong không gian. Trẻ có thểkhám phá thế giới đồ vật phong phú hơn và hành động với đồvật nhiều hơn, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, nắm những kỹ năngsử dụng đồ vật; trẻ giao tiếp với nhiều người xung quanh giúpphát triển nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ.- Trẻ biết đi là một bước trưởng thành về sinh học và mặt xã hộivới tư cách là một con người thực sự, có tính độc lập trong việc17chiếm lĩnh thế giới đồ vật và giao tiếp với những người xungquanh.4. Sự phát triển tâm lí của trẻ ấu nhi dưới ảnh hưởng củahoạt động với đồ vật4.1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi- Song song với hoạt động công cụ, sự phát triển ngôn ngữ củatrẻ cũng là một thành tựu nổi bật. Hứng thú của trẻ với hoạtđộng đồ vật kích thích trẻ hướng tới và mở rộng giao tiếp vớingười lớn. Người ta hay nói “thỏ thẻ như trẻ lên 3”. Cuối nămthứ nhất trẻ có khoảng 30-40 từ, năm thử 2 có khoảng 300 từvà lên 3 trẻ có khoảng 1500 từ.- Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớnbằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếpbằng ngôn ngữ, việc tích luỹ các biểu tượng do hoạt động vớiđồ vật mang lại có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ. Các biểu tượng đó tạo cơ sở để lĩnh hội nghĩa của cáctừ và liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật, hiện tượngxung quanh. Ngôn ngữ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạybảo của người lớn. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻphải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói.- Lúc đầu việc thông hiểu ngôn ngữ của trẻ thường gắn với tìnhhuống: tình huống cụ thể + lời nói = tín hiệu hành động. Saudần, ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoànthiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngônngữ tích cực riêng của đứa trẻ.- Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ thường gặp những tìnhhuống cụ thể trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vậtchưa thể tách rời nhau. Vì vậy trẻ không thể lĩnh hội các từ biểuđạt đồ vật riêng, hành động riêng mà chỉ có thể lĩnh hội ngônngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy.- Ví dụ: Trẻ chỉ hiểu lời nói "đánh trống" khi thấy một ngườiđang đánh trống.=> Để giúp trẻ nhanh chóng hiểu dược lời nói, người lớn phảikết hợp lời nói với những tình huống cụ thể, trong đó các hànhđộng với đồ vật dược thực hiện. Sự kết hợp này lặp đi lặp lạinhiều lần giúp trẻ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào18tình huống cụ thể nữa, người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫnhành động của trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ củangười lớn ngày càng vững chắc hơn.+ Ở trẻ hai tuổi, lời nói có tác dụng khởi động dược thực hiệndễ dàng hơn so với lời nói có tác dụng kiềm hãm hành động.+ Ở trẻ ba tuổi, trẻ có khả năng hiểu lời nói tách khỏi tìnhhuống cụ thể,thì việc chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điềuchỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Sựthông hiểu lời nói của người lớn được biến đổi về chất, trẻ hiểunhững từ riêng biệt và có thể thực hiện hành động với đồ vậttheo sự hướng dẫn của người lớn, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữnhư phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới.- Hoạt động với đồ vật của trẻ càng phong phú thì giao tiếp vớingười lớn càng được mở rộng thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ vàkích thích trẻ nói, đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ.Trẻ luôn đòihỏi biết tên đồ vật và cố gắng nói để hỏi tên đồ vật đó, khi gọiđứng tên đồ vật hiện tượng xung quanh trẻ rất thích thú ,vốn từđược mở rộng và phát âm ngày chính xác hơn .- Ở tuổi này, trẻ nói còn lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững ngữpháp (hiện tượng nói ngược). Sự phát triển ngôn ngữ của trẻmang đặc trưng “vô định hình”, biểu hiện là trẻ diễn đạt lời nóitheo cách riêng không giống người lớn. Ví dụ: “măm” là ăn,“xịt” là thịt, trẻ hay dùng câu rút gọn hoặc không sắp xếp trậttự âm tiết như: “măm” là mẹ cho ăn, “bế mẹ” là mẹ bế con….Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ pháttriển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được những câu phức tạp.Ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp, phát triểncác chức năng tâm lý.- Hầu hết các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em ởlứa tuổi này đã khẳng định trình độ ngôn ngữ của trẻ em phụthuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của người lớn. Càng thỏa mányêu cầu giao tiếp của trẻ bao nhiêu thì ngôn ngữ của trẻ càngphong phú và đa dạng bấy nhiêu và ngược lại=> Người lớn, đặc biệt là các bậc cha mẹ nên chú ý dạy dỗ,định hướng và giao tiếp với con mình thường xuyên hơn.4.2. Phát triển trí tuệ của trẻ ấu nhi19- Cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vậtxung quanh nắm được các mối quan hệ đơn giản nhất giữanhững đồ vật. Cuối tuổi nhà trẻ, do nắm vững hoạt động với đồvật và mở rộng giao tiếp ngôn ngữ tạo điều kiện phát triển trítuệ. Những dạng hành động tri giác, tư duy đang hình thành làbiểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ.4.2.1. Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểutượng về các thuộc tính của các đồ vật- Đầu tuổi ấu nhi: Trẻ chỉ nhận biết được một dấu hiệu nào đócủa đồ vật- Cuối tuổi ấu nhi: Tri giác tăng lên rất nhanh, tinh vi và hoạtthiện hơn.- Ví dụ: Đầu tuổi ấu nhi trẻ cầm ô tô đồ chơi chỉ nhìn, gặm, sờbánh xe rồi ném đi để xem sau khi ném thì điều gì xảy ra.Nhưng cuối tuổi ấu nhi, trẻ đã có thể chơi móc nối các ô tô lạivới nhau thành đoàn tàu, xếp ô tô nhỏ lên ô tô lớn để chở đi vìhiểu được ý nghĩa di chuyển của ô tô.- Tri giác bằng tai phát triển, trẻ tri giác mối quan hệ giữa cácâm thanh theo độ cao, cần giúp trẻ bằng các bài hát đơn giản,hấp dẫn và chỉ cho trẻ phân biệt những âm thanh có độ caokhác nhau phát ra từ những đội tượng quen thuộc=> Trẻ cần được sự hướng dẫn của người lớn, giúp trẻ sử dụngcác đồ chơi có các thao tác tháo lắp các bộ phận để trẻ so sánhlựa chọn phù hợp, hình thành những hành động định hướng bênngoài nhằm tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng. Dần dầnkiểu tri giác mới hình thành, trẻ dùng mắt để lựa chọn đốitượng phù hợp hành động, đó là hành động bằng mắt được pháttriển mạnh tuổi lên 3. Hành động định hướng bằng mắt giúp trẻtích luỹ nhiều biểu tượng về các đối tượng và so sánh các vậtkhác. Cần cho trẻ làm quen với tính đa dạng của đồ vật nhưphân biệt màu,các hình...4.2.2. Phát triển tư duy của tuổi nhà trẻ- Tư duy của trẻ ấu nhi là tư duy trực quan hành động, đó lànhững biểu hiện gắn chặt với hành động trong những tìnhhuống cụ thể.20- Ví dụ: Trẻ ở giai đoạn trước mặc nhiên nghe lời người lớn,nhưng trẻ ấu nhi đã biết biểu thị ý muốn nội tâm của mình. Trẻkhông muốn ăn sẽ mím môi, ngậm miệng, quay mặt đi, đẩythìa ra.- Hoạt động với đồ vật trong giai đoạn này sẽ giúp phát triển tưduy, trí tuệ, trí nhớ của trẻ.- Trẻ lưu giữ mọi thứ thông qua hình ảnh của chúng trong não,vì thế nên trẻ có quy tắc về thứ tự, vị trí không gian và thời gianrất chính xác. Maria Montessori đã gọi là sự nhạy cảm về tínhtrật tự, hay “Tính trật tự thần bí”. Thể hiện ở chỗ, Khi có sự thayđổi vị trí của đồ vật, trẻ nhanh chóng nhận ra=> Bố mẹ, cô giáo có thể dạy trẻ ngăn nắp bằng việc tự mìnhđể đồ đã lấy về chỗ cũ. Trẻ ghi nhớ thời gian rất tốt dù chưabiết giờ và phút, vì thế nên khi bố mẹ hẹn trẻ giờ đón trẻ với trẻ(Ví dụ: 4h mẹ đón, 4h30 bố đón…,) đến đúng khoảng giờ đó trẻsẽ sinh tâm lý mong ngóng, do đó bố mẹ nên giữ lời và cần hẹnđúng giờ thay vì nói chung chung (mẹ sẽ đón sớm, chiều naymẹ đón…)5. Sự xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách5.1. Sự hình thành thế giới nội tâm- Nếu trong tuổi hài nhi người lớn có thể áp đặt cho trẻ chế độsinh hoạt hàng ngày(như ăn,ngủ,chơi…) thì sang tuổi ấu nhi trẻcó lúc trẻ không ngoan ngoãn nghe lời người lớn,nghĩa là ngườilớn không hoàn toàn chỉ huy được trẻ nữa.Đó là do ở trẻ đã xuấthiện một thế giới bên trong riêng.- Trẻ lên 2 tuổi đã có thể hành động dưới ảnh hưởng của nhữngấn tượng trực tiếp bên ngoài và của những mô hình được giữ lạitrong trí nhớ làm cho thế giới nội tâm được hình thành.Suốt thờikỳ này trí nhớ bắt đầu đóng vai trò quan trọng.Sự tham gia củatrí nhớ vào các quá trình tâm lí đã làm cho thế giới bên trongđược hình thành và hành vi của trẻ được cải tiến.- Ví dụ: Trẻ học thuộc bài hát rất nhanh nhanh hơn ngườilớn,thậm chí trẻ có thể thuộc được rất nhiều bài hát.- Trí nhớ lúc này giúp cho trẻ tìm thấy vị trí của mình khôngnhững trong thế giới đồ vật và những người xung quanh mà cònbắt đầu nhận ra mối quan hệ quá khứ,hiện tại và tương21lai.Trong sự phát triển này người lớn vẫn giữ vai trò quyếtđịnh.Nhờ đó ở trẻ bắt đầu hình thành một cấu tạo tâm lý bêntrong có tác dụng chi phối hành vi của nó tức là xuất hiện độngcơ. Tuy nhiên trẻ chưa thể có ngay những động cơ hoàn toànđầy đủ có thể điều khiển hành động một cách trực giác nhưngười lớn,trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng.Nói cách khácđộng cơ của trẻ chưa có tính xác thực và chưa được tổ hợp lạithành hệ thống dựa trên trật tự ưu tiên về tầm quan trọngnhiều hay ít. Do đó trẻ bắt chước các hành động của người lớnlàm. Cuối tuổi ấu nhi, trẻ hình thành hành động có mục đíchbằng lời nói, thể hiện ý muốn chủ quan của bản thân rõ rànghơn.Tuy người lớn có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thànhđến thế giới bên trong của trẻ nhưng người lớn không thể trựctiếp áp đặt cho trẻ thái độ của mình với con người và sự vạtxung quanh,không thể bắt trẻ phải theo cách ứng xử củamình.Bơi vì giờ đây ở trẻ đã xuất hiện một thế giới bên trongriêng.Trong nhiều trường hợp tác động giáo dục của người lớnlại gây ra một kết quả ngược lại với mong muốn của nhà giáodục.- Ví dụ: Trẻ không còn nghe lời: Khi bé thích mặc chiếc áo cóhình siêu nhân nhưng mẹ lại bảo bé mặc chiếc áo khác thì rấtcó thể bé sẽ không đồng ý và nhất định đòi mặc áo có hình siêunhân bằng được.- Một đặc điểm nổi bật trong hành vi của trẻ là hành động bộtphát do ảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàncảnh trực tiếp trong một lúc nào đó,vì thế hành vi của nó cònphụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.Trẻ có thể rất thích thú mộtcái gì đó nhưng cũng rất dễ dàng chán nó.Do đó ta có thể dỗtrẻ bằng cách đưa cho trẻ một đồ chơi nào đó kích thích sự chúý của nó.- Khi ý muốn của trẻ bắt đầu được gắn liền với các biểu tượngthì hành vi ít phụ thuộc hơn vào tình huống cụ thể và đã có cơsở để phát triển sự điều khiển hành vi bằng lời nói,tức là sựthực hiện những hành động hướng tới những mục đích được chỉra bằng lời nói.Vào cuối tuổi ấu nhi trẻ đã có thể hành động cómục đích.22- Ví dụ: Bé An 2 tuổi rưỡi trước khi vẽ bé nói :”Con muốn vẽ congà” nhưng khi thấy mẹ vẽ con mèo bé nói”Con muốn vẽ giốngmẹ cơ” (giải thích: trong tuổi ấu nhi ảnh hưởng của hoàn cảnhmạnh hơn là ảnh hưởng của lời giải thích hoàn cảnh thay đổi sẽảnh hưởng đến ý địng ban đầu của trẻ ->thế giới nội tâm củatrẻ đã được hình thành nhưng chưa ổn định và còn mỏngmanh)- Ở tuổi hài nhi trẻ bắt đầu có tình yêu với những người gầngũi,trẻ hình thành những hình thái cảm xúc rõ ràng: Vui vẻ hớnhở hay buồn bã.Trẻ mong muốn được mọi người khen ngợi và sợkhi người lớn tỏ ra không bằng lòng. Do đó, để dạy trẻ về cáchành vi tốt, bố mẹ nên khen khích lệ trẻ khi trẻ làm được nó.Đồng thời, khi trẻ nỗ lực để chuyển hoá bản thân, sửa sai thì bốmẹ cũng nên khen trẻ để lần sau trẻ không tái phạm.5.2. Sự xuất hiện tự ý thức của trẻ ấu nhi- Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triểncủa trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là một conngười riêng biệt khác với những người xung quanh,có những ýmuốn riêng biệt có thể hợp hay không hợp với ý muốn củangười lớn.Khi bước vào tuổi ấu nhi trẻ chưa tách dời tình cảm vàý muốn của mình khỏi những hoàn cảnh bên ngoài,trẻ còn ởtình trạng chưa xác định được bản thân mình.Hành động và vậnđộng của trẻ thường xuyên biến đổi vì thế giới nội tâm còn chưaxác định,trẻ bắt trước thái độ đối với bản thân mình từ thái độcủa người khác đối với trẻ,sự đồng nhất mình với người khácthường bộc lộ qua lời nói của trẻ.- Ví dụ: bé Linh 24 tháng nói với chị “chị cho Linh ăn bim bim”trẻ cũng biết xưng hô là con,cháu,em nhưng khi xưng hô vẫndung ngôi thứ 3.- Nhưng ở gần tuổi ấu nhi thì trẻ mới nhận ra cái “tôi” của mìnhvà do đó khi xưng hô trẻ mới nhận biết được tên mình, xưng hô“tớ, con, mình, cháu” ở ngôi thứ nhất.- Trong sự hình thành nhân cách tên gọi có tầm quan trọngkhông thể coi nhẹ,mọi sự giao tiếp với trẻ đều bắt đầu từ têngọi.Tên gọi được nhắc đến khi khuyến khích cũng như khi ngănngừa trẻ làm một việc gì đó.Đến tuổi lên 3 trẻ mới nhận ra tên23của mình và gắn liền với bản thân mình.Trẻ thường sớm đồngnhất bản thân mình với tên gọi và không thể chấp nhận đượcviệc mình không có tên và thường tỏ ra bực mình khi bị gọibằng tên khác.Sự đồng nhất bản thân với tên gọi của mìnhđược thể hiện bằng sự chú ý đặc biệt của trẻ đối với người cùngtên với mình hoặc với các nhân vật trong truyện có cùng tên.Trẻthường tỏ ra thiện chí với những người có cùng tên với mình vàđặc biệt nhạy cảm với những gì xảy ra đến với họ.Chính vì vậyđể khuyên bảo trẻ một điều gì đó người lớn có thể đặt ra nhữngnhân vật trùng tên với trẻ và gán cho nhân vật đó những đứctính mà người lớn mong muốn,điều đó khiến cho trẻ tưởng mìnhcũng có những đức tính ấy nên phấn khởi hẳn lên và trẻ cốgắng để thực hiện những đức tính đó.- Ví dụ: Một cháu bé lên 3 có một tên rất đẹp là Minh Đức(dobố mẹ đặt) và tự đặt cho mình một tên xấu là Abi(tên này docháu lấy tên của một nhân vật tiêu cực mà bố kể) mỗi lần làmđược điều gì tốt thì bé bảo là Minh Đức làm được việc đó còn khilàm điều xấu thì cháu lại gán cho Abi gây ra.- Ý thức về bản thân là nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốnvà hành động phân biệt mình với người khác do ảnh hưởng củacác hoạt động ngày càng mang tính độc lập nhiều hơn củatrẻ.Lúc này trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hànhđộng với đồ vật không cần sự giúp đỡ của người khác và có khảnăng tự phục vụ những việc đơn giản.- Từ tình trạng hoà mình vào những người khác trẻ đã chuyểnsang tự khẳng định mình trong thế giới xung quanh,trên thực tếtrẻ đã làm được nhiều điều.Nó đã chuyển thể đi từ nơi này sangnơi khác,nắm được nhiều phương thức sử dụng đồ vật,tự thoảmãn được nhiều nhu cầu và chủ động giao tiếp với người xungquanh bằng ngôn ngữ.Trong thời kỳ này hoạt động của trẻkhông chỉ hướng về thế giới bên ngoài mà còn hướng tới bảnthân bắt đầu tự nhận thức.Đồng thời mối quan hệ giữa nhữngngười xung quanh ngày càng được mở rộng hơn nhờ có sự giaotiếp bằng ngôn ngữ.Tất cả những thay đổi ấy khiến trẻ lần đầutiên nhận ra sức mạnh nơi bản thân mình và nhận ra mình làmột chủ thể. Trẻ thích khẳng định bản thân làm được và không24muốn nhờ người lớn làm giúp,trẻ tự đánh giá được việc làm củamình là đúng hay sai, được làm hay không được làm.Cũng trong thời gian này trẻ tiếp tục hiểu cơ thể mình,nó quantâm đến các bộ phận:mắt,mũi,tay,chân….cả những đặc điểm vềgiới tính.5.3. Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3 vàcách giải quyết- Khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý thức về khảnăng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độmới với người lớn,trẻ muốn giống người lớn,muốn được độclập,tự khẳng định mình…..Đây là bước phát triển mới nhưng giaiđoạn này trẻ lại xuất hiện tính bướng bỉnh,muốn làm theo ýmình,tự mình làm tất cả không biết lượng sức mình,muốn đượclàm các việc và tất nhiên người lớn sẽ không thoả mãn ý muốnđó.Biểu hiện một số đặc điểm trong tính của trẻ :bướng bỉnh,íchkỉ,hỗn láo….đặc biệt đối với người lớn. . Khi những việc trẻkhông vừa ý bắt buộc phải xảy ra (Mẹ không cho phép trẻ làmviệc gì đó) thì trre sẽ ném vứt đồ đạc, đánh đấm cấu cắn, gàokhóc ăn vạ, giật tóc những người xung quanh… để thể hiện cơngiận dữ của mình.- Đối với những trẻ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng ngườilớn thường gặp khó khan trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớnnhất chính là tính bướng bỉnh của nó.Nếu được giáo dục đúngđắn,người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻvà thoả mãn nhu cầu muốn độc lập tự chủ của nó và tạo ranhững hình thức hoạt động mới những quan hệ mới với ngườilớn thì sự khủng hoảng sẽ được rút ngắn và vượt qua một cáchnhẹ nhàng.Nếu người lớn coi thường cuộc khủng hoảng này màko thay đổi biện pháp giáo dục cho phù hợp thì sự khủng hoảngthời lên 3 sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu để lại những dấu vết nặngvề sau này.=> Biện pháp:- Tôn trọng tính độc lập của trẻ.Người lớn phải tạo điều kiện chotrẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi đó là nới trẻ thể hiệnđược tốt nhất tính độc lập của mình và là nơi thoả mãn đượcnhu cầu tự thể hiện25
Tài liệu liên quan
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
- 38
- 24
- 64
- tam ly lua tuoi hoc sinh thpt
- 19
- 13
- 69
- TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- 38
- 7
- 30
- Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
- 29
- 7
- 45
- Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới
- 6
- 1
- 1
- nghiên cứu hệ thống các bài tập chuyên môn một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh
- 25
- 1
- 0
- Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
- 14
- 27
- 57
- Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS ppsx
- 39
- 1
- 4
- đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ thời ấu nhi
- 22
- 3
- 0
- đặc điểm phát triển tâm lý trẻ mẫu giáo từ 3 6 tuổi
- 12
- 6
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(44.96 KB - 26 trang) - đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi sơ sinh hài nhi ấu nhi (0 3t) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khi Nảy Sinh Mâu Thuẫn Phản Xạ đầu Tiên
-
HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn Trích Và Trả Lời Các Cầu Hỏi ở Dưrới: "Khi ...
-
Khi Nảy Sinh Mâu Thuẫn, Phản Xạ đầu Tiên Của Con Người Là đổ Trách ...
-
[DOC] 3. Kỹ Năng Tìm Mâu Thuẫn, Xung đột Lợi ích Cốt Lõi, Nguyên Nhân Chủ ...
-
Chương 3 « Tâm Lý Học đại Cương - Nguyễn Xuân Thức
-
Phản Xạ Thức ăn Có điều Kiện Là Hoạt động Thần Kinh Cao Hơn
-
[PDF] Khoa Giáo Dục Mầm Non
-
Phản Xạ Cân Bằng - Wikipedia Updit.
-
Nhát Dao đoạn Tình - Báo Công An Đà Nẵng
-
Tâm Lý Lứa Tuổi Học Sinh THCS
-
Tam Ly Hoc Dai Cuong - SlideShare
-
Thói Quen đổ Lỗi, Cách Hành Xử Thiếu Văn Minh Trong Xã Hội Hiện đại
-
Tiến Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thí Sinh Vietnam's Next Top Model Cãi Nhau Nảy Lửa Ngay Khi Sống ...
-
Trực Tiếp đá Banh Kênh Nào-bong Da - FBA UNLP