Đặc điểm, Quyền Và Nghĩa Vụ Doanh Nghiệp Xã Hội

Là một doanh nghiệp không nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội mang những điểm đặc trưng so với các doanh nghiệp khác. Tư vấn Blue xin chia sẻ đặc điểm, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp xã hội như sau:

Thành lập doanh nghiệp xã hội (nguồn internet)

Thành lập doanh nghiệp xã hội (nguồn internet)

Một số đặc điểm của doanh nghiệp xã hội:

Tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh. Đây là điểm gần như tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc với doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xã hội có quyền tiến hành kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược vận hành nói chung và chiến lược phát triển tổng thể nói riêng khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang bản sắc chung của toàn xã hội thông qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Các vấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy.

Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…

Các quyền và nghĩa cụ quan trọng của DNXH bao gồm:

Thứ nhất, DNXH phải duy trì mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận trong suốt quá trình hoạt động. Như đã phân tích, đặc trưng pháp lý để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường là ở mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận, vì vậy DNXH phải duy trì các tiêu chí này trong suốt quá trình hoạt động của mình. Pháp luật doanh nghiệp quy định các cơ chế để đảm bảo việc tuân thủ mục tiêu xã hội, môi trường của DNXH.

Thứ hai, DNXH được huy động và nhận tài trợ. Theo tìm hiểu và đánh giá của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, các DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, được thành lập chủ yếu từ những ý tưởng mang tính cá nhân, có vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên sáng lập với quy mô nhỏ. DNXH có đặc thù là không vì mục tiêu lợi nhuận, lại kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư thương mại, cùng với đó là chi phí đầu tư cho nhân sự, quản lý của DNXH lại lớn hơn so với mức trung bình. Vì vậy, DNXH đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, vì vậy những khoản đóng góp, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác để phần nào bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của DNXH là rất cần thiết.

Thứ ba, DNXH không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trên cơ sở mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích của cộng đồng mà các DNXH mới có thể huy động được các nguồn tài trợ, còn các nhà tài trợ khi tài trợ vào DNXH thì mong muốn khoản tài trợ ấy được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Xét về bản chất, khoản tài trợ do DNXH huy động được không phải là tài sản thuộc sở hữu của DNXH, nên việc quyết định sử dụng khoản tài trợ ấy như thế nào bị giới hạn. Do đó, điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định DNXH chỉ được sử dụng các khoản tài trợ để trang trải chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp DNXH vi phạm nghĩa vụ này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. Với khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội, phục vụ nhu cầu của những người nghèo, yếu thế nhất và đông nhất trong xã hội. Đây là nhóm người lâu nay vẫn được bảo trợ từ các chính sách của nhà nước, hay nói cách khác, đây là “gánh nặng” của ngân sách nhà nước. DNXH chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập và cơ hội để nhóm tầng lớp này tự tin, hòa nhập, từ đó giúp họ có cuộc sống ổn định hơn. DNXH đang ra sức giải quyết những vấn đề trong xã hội mà Nhà nước không làm xuể, giá trị mà các DNXH mang lại cho xã hội là rất lớn. Do đó, Nhà nước cần xem DNXH là người bạn đồng hành cùng với mình trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xây dựng các chính sách tạo điều kiện để DNXH phát triển.

Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội:

  • Doanh nghiệp xã hội phải được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường hay vì lợi ích cộng đồng;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm vào các mục tiêu xã hội, môi trường như đăng ký.

Mọi vấn đề vướng mắc về đặc điểm, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp xã hội, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

FacebookTwitterGoogle+

Từ khóa » đặc Doanh