ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN ĐẤT - Vườn Sài Gòn

Blog, Kỹ thuật nông nghiệp ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN ĐẤT 02/08/2021 /bởi Mai Thanh

Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta, thức ăn chính của giun là mùn hữu cơ. Giun đất không chỉ là thức ăn của gà vịt mà còn có vai trò duy trì độ mềm xốp và dinh dưỡng trong đất rất lợi cho ngành nông nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, vòng đời và lợi ích của giun đất đối với cây trồng. Hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu nhé!

Giun đất còn có tên gọi khác thổ long, địa long, giun khoang, trùn hổ, trùn đất.

Tên khoa học: Lumbricus

Giun đất sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp giun mới bò lên để hô hấp.

Giun đất

Giun đất

1. Đặc điểm sinh học giun đất:

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở các vùng đất ẩm, xốp và mát.

Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen.

Hai bên thân và mặt bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp giun đất dễ chui rúc trong đất.

Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.

Giun đất là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Tuy nhiên giun đất không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo.

Đặc điểm sinh học giun đất

Đặc điểm sinh học giun đất

2. Đặc điểm sinh lý giun đất

Tế bào da của giun rất mỏng, thường xuyên tiết ra chất nhờn để bảo vệ cơ thể và thích ứng với điều kiện chui rúc trong môi trường tối và ẩm thấp đo đó giun rất nhạy, phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt độ cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.

3. Đặc điểm sinh sản giun đất

Giun là loài lưỡng tính. Trên mỗi con giun đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng).

Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch

Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.

Đặc điểm sinh sản giun đất

Đặc điểm sinh sản giun đất

4. Tác dụng giun đất đối với đất và cây trồng

  • Làm tơi xốp cho đất, giúp độ giữ nước trong đất tốt hơn.
  • Tạo khoảng không trong đất giúp rễ cây có thể tiếp xúc được với nhiều Oxi.
  • Chất thải từ giun đất là một loại phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng.
  • Phân của giun đất có thể giúp cây trồng tránh được một số loại sâu bọ có hại.

Cảm ơn các bạn đã cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu về giun đất.

Bài viết liên quan

Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ Thuật Trồng Hoa Mào Gà Nở Rực Rỡ Đúng Dịp Tết

24/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cúc Lá Nhám

22/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kĩ thuật trồng cây lủi rừng đơn giản tại nhà

20/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

CÁC LOẠI GIÁ THỂ TRỒNG RAU MẦM HIỆU QUẢ NHẤT

18/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Cách tạo không gian xanh độc đáo với chậu nhựa treo

16/11/2024bởi Thuy Hoa

Điều hướng bài viết

Previous Post Cách diệt ốc sên cho cây trồng chậuNext Post CÁCH TRỒNG VÀ TRANG TRÍ KHU VƯỜN VỚI CÁC LOẠI CÂY HỌ THẬP TỰ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Δ

DANH MỤC

Từ khóa » Da Của Giun đất Có đặc điểm Gì