Đặc điểm Sinh Thài Của Cây Bàng - TTGDTX Ninh Thuận

Cây Bàng được trồng khá phổ biến ở nước ta như công viên, sân trường, đường phố, vỉa hè….trông những cây bàng như một chiếc ô lớn, bao trùm lên những con phố, hàng cây tạo ra bóng râm làm dịu mát đi những ngày hè oi ả. Cây bàng không chỉ giúp làm mát mà nó còn gắn liền với ký ức tuổi thơ, ký ức học trò. Hè về, được ngồi hóng mát dưới những tán cây bàng làm cho tinh thần con người thêm sảng khoái, đầu óc thư thái hơn rất nhiều. Có nhiều công dụng là vậy nhưng không có quá nhiều người biết được công dụng chính của cây bàng là gì? Nếu còn thắc mắc hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính

Toggle
  • Đặc điểm nổi bật của cây bàng
  • Công dụng của cây bàng
    • Đối với quả bàng
    • Công dụng của lá bàng
  • Các loại cây bàng
    • Cây bàng Singapore
    • Cây bàng Đài Loan
    • Cây bàng lá đỏ
    • Cây bàng vuông
  • Bài thuốc sử dụng Bàng
    • Chữa sâu răng, viêm quanh kẽ răng
    • Chữa mồ hôi ra nhiều, cảm sốt
    • Chữa phong tê thấp, đau nhức
    • Chữa sâu quảng, lở loét lõm sâu ngoài da, ghẻ lở
    • Chữa mụn bọc sưng đỏ, đau
    • Chữa lỵ, ỉa chảy và các vết loét
    • Chữa viêm họng, đau họng
    • Chữa chàm ở trẻ em
    • Chữa các bệnh phụ khoa
    • Chữa đau dạ dày
    • Điều trị bệnh trĩ
  • Cách trồng và chăm sóc cây bàng

Đặc điểm nổi bật của cây bàng

Cây Bàng - Đặc điểm sinh thài của Cây Bàng 1
Cây bàng – Đặc điểm sinh thài của Cây bàng

Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn, cây thân to chiều cao cây nếu được trồng trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 25m. Cành bàng mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái ô che mát. Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành.

Lá cây bàng to có hình chiếc thìa, đầu tròn, mặt trên lá nhẵn mặt dưới lá bàng có lông màu hung nhạt phiến lá dài khoảng 20-30cm, rộng 10-13cm. Lá cây có màu xanh đậm, lá non có màu xanh cốm đẹp mắt, lá mọc dày sát nhau.

Bàng là cây rụng lá, cứ vào độ cuối thu lá bàng rụng hết để trơ ra cây bàng với toàn cành nhánh trơ trọi. Vào mùa xuân bàng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, lá xanh tốt nhất vào mùa hè như muốn tạo thêm những khoảng xanh mướt làm giảm đi cái nắng của mùa hè.

Hoa bàng mọc nhiều thành từng bông dài từ 15-20cm, trên cán của hoa có lông tơ mềm. Hoa bàng có màu trắng, bông nhỏ li ti.

Quả bàng có hình bầu dục, nhẵn và dẹt với hai bên dài hẹp. Phần đầu quả hơi nhọn, quả dài 4cm và rộng khoảng 3cm, dày 15mm. quả nhẵn có cơm màu vàng đỏ, có xơ bên trong. Quả bàng non có màu xanh khi quả chín nó có màu vàng nhạt. Hạt bàng có nhân màu trắng, bên trong chứa dầu. Mùa quả bàng là từ tháng 8-10 hàng năm.

Công dụng của cây bàng

Cây Bàng - Đặc điểm sinh thài của Cây Bàng 2
Cây bàng – Đặc điểm sinh thài của Cây bàng

Các bộ phận của cây bàng đều có công dụng riêng từ thân, vỏ, lá, và quả bàng. Cụ thể:

Đối với quả bàng

Chắc chắn đối với chúng ta sẽ rất thân quen với quả bàng trong trường học. Quả bàng khi chín có màu vàng, có một hạt cứng bên trong.

Khi tách quả bàng ra ăn phần thịt có vị hơi chua nhẹ, nhưng phần nhân hạt lại có vị ngọt. Qủa bàng thường được thu nhặt về phơi khô để lấy phần nhân hạt bên trong dùng làm thức ăn như mứt. Nhân hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, natri…

Theo nghiên cứu cho thấy quả bàng có công dụng rất tốt cho sinh lý ở nam giới. Nó có thể dùng để phục hồi và điều hòa chức năng sinh lý. Chắc chắn sẽ có nhiều người chưa biết đến công dụng của quả bàng đó là nó có thể giúp làm giảm say tàu xe rất hiệu quả. Còn được dùng để điều trị bệnh nhức đầu, bệnh hủi.

Công dụng của lá bàng

Một công dụng của lá bàng đó chính là sử dụng để nấu nước uống như trà để chữa bệnh tiêu chảy. Người ta thường lấy lá bàng phơi lên sau đó đun lên như đun chè hàng ngày. Với cách thực hiện đơn giản mà lại hiệu quả vì thế được nhiều người sử dụng.

Công dụng của vỏ và thân cây bàng: Được người dân sử dụng để chữa các bệnh về dạ dày, hay đau ốm vặt. Ngoài ra nó còn được dùng để trị các bệnh như lợi tiểu và giảm đau đầu.

Các loại cây bàng

Cây Bàng - Đặc điểm sinh thài của Cây Bàng 3
Cây bàng – Đặc điểm sinh thài của Cây bàng

Cây bàng Singapore

Trong các loại cây bàng chúng ta cần phải nhắc đến loại bàng Singapore. Với đặc trưng là tán lá lớn và rộng cây bàng Singapore được trồng nhiều ở nước ta. Một ưu điểm là do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt nam giúp cho cây phát triển tốt. Vì thế nếu bạn có ý định muốn trồng một cây bàng Singapore thì đây là lựa chọn rất hợp lý. Cây phát triển nhanh trong điều kiện khí hậu phù hợp vì thế bạn cũng không cần quá chăm sóc như những loại cây khác. Cây bàng Singapore có đặc điểm là lá rất lớn và tán lá cũng rất rộng.

Cây bàng Đài Loan

Cây bàng Đài Loan với đặc điểm nổi bật đó là vóc dáng nhỏ, các vòm lá của cây bàng rất bắt mắt. Chính vì thế nó được nhiều người lựa chọn, nhất là những người có đam mê về cây cảnh thì không thể bỏ qua được em bàng Đài Loan này. Các cành của bàng Đài Loan rất ngắn, mọc tạo thành các vòm tán vừa phải, không tốn nhiều diện tích.

Cây bàng lá đỏ

Những người yêu thích cây cảnh thì sẽ không thể bỏ qua một em Bàng lá đỏ nhỏ xinh được. Cây bàng lá đỏ thường được người ta trồng làm cây xanh công trình bởi vì đây là loại cây có thể chịu được thời tiết nắng nóng. Chúng được thu hút bởi kích thước lớn và tán lá đẹp, nhất là với những cây sống lâu năm thì tán càng rộng hơn.

Cây bàng vuông

Cây bàng vuông hiện nay đã được đưa vào sách Đỏ của Việt Nam. Đây là loại cây rất hiếm và nó có sự sinh trưởng rất tốt, rất mãnh liệt ở môi trường khắc nghiệt.

Bài thuốc sử dụng Bàng

Cây Bàng - Đặc điểm sinh thài của Cây Bàng 4
Cây bàng – Đặc điểm sinh thài của Cây bàng

Cây Bàng thường được để điều trị đau dạ dày, trị, mụn nhọt, viêm nhiễm phụ khoa

Chữa sâu răng, viêm quanh kẽ răng

Sử dụng búp non hoặc vỏ thân cây sắc thành nước đặc, dùng ngậm và súc miệng mỗi ngày. Ngoài ra, vỏ thân có thể dùng ngâm rượu, dùng ngậm mỗi ngày 3 lần.

Chữa mồ hôi ra nhiều, cảm sốt

Bài thuốc 1: Sử dụng búp hoặc lá Bàng non, Cúc tần, lá Hương nhu, mỗi vị 10 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Bài thuốc 2: Sử dụng 15 g Lá bàng, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Sau đó dùng trộn với 10 g Kinh giới, 10 g Trần bì (Vỏ quýt khô), 12 g Bạc hà, sắc thành thuốc, dùng uống khi còn nóng.

Bài thuốc 3: Sử dụng 15 g lá Bàng khô, 5 g lá Hoắc hương, 10 g Trần bì, 3 lát Gừng tươi, cho vào nước sắc thành thuốc, dùng uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn chính 15 phút.

Chữa phong tê thấp, đau nhức

Sử dụng búp Bàng non, xào nóng hoặc dùng tươi đắp vào chỗ đau nhức.

Chữa sâu quảng, lở loét lõm sâu ngoài da, ghẻ lở

Sử dụng búp Bàng non, phơi khô, tán thành bột mịn, dùng rắc lên vết thương.

Chữa mụn bọc sưng đỏ, đau

Dùng lá Bàng giã nát, đun sôi, chờ đến khi nguội thì dùng đắp lên vùng da cần điều trị mụn. Để yên khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Chữa lỵ, ỉa chảy và các vết loét

Sử dụng 12 – 15 g búp Bàng non, sắc với 200 ml nước, dùng uống. Khi uống có thể cho thêm đường cho dễ uống.

Chữa viêm họng, đau họng

Sử dụng 7 – 10 lá Bàng non giã nát cùng 1/4 thìa cà phê muối hạt. Cho thêm 250 ml nước, khuấy đều, lọc phần nước cốt, bỏ bã dùng súc miệng kỹ, cách 4 tiếng 1 lần.

Chữa chàm ở trẻ em

Cách 1: Đun nước lá Bàng dùng tắm cho bé, liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.

Cách 2: Sử dụng búp Bàng non, rửa sạch, ngâm nước muối, sau đó giã nát, thêm vài hạt muối tình. Lọc lấy phần nước cốt bôi vào vùng da bị chàm.

Chữa các bệnh phụ khoa

Sử dụng một lượng lá bàng vừa đủ, khoảng 10 – 15 lá, đun sôi với 1 lít nước cùng 3 thìa cà phê muối biển. Đun kỹ trong 30 phút, dùng rửa vùng kín. Mỗi tuần thực hiện 3 – 5 lần.

Chữa đau dạ dày

Sử dụng một nắm lá bàng non đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó vớt bỏ bã đi, dùng uống thay nước hàng ngày.

Điều trị bệnh trĩ

Sử dụng lá cây Bàng rửa sạch, thái nhỏ, đun lấy nước dùng ngâm rửa hậu môn chừng 15 – 20 phút.

Lại dùng Thiên lý, rửa sạch, giã nhỏ, thêm chút nước muối sinh lý, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào băng gạc. Sau đó đắp băng vào hậu môn, để yên đến sáng. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong một tháng.

Bàng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm đau dạ dày, trị, mụn nhọt, viêm nhiễm phụ khoa, cảm sốt. Mặc dù không chứa độc tính nhưng trước khi sử dụng dược liệu, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Cách trồng và chăm sóc cây bàng

Cây Bàng - Đặc điểm sinh thài của Cây Bàng 5
Cây bàng – Đặc điểm sinh thài của Cây bàng

Cây bàng chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây, khi trái bàng đã già và rụng xuống đất, người ta thường gom trái lại để ươm giống, chỉ cần vùi trong đất ẩm một thời gian sau cây sẽ nảy mầm nhé, thật đơn giản và dễ dàng phải không nào.

Trồng cây bàng khá đơn giản,từ lúc ta ươm hạt cho cây con rồi đến khi cây trưởng thành cây lớn khá nhanh, ta không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần tưới nước hàng ngày và lựa chọn đất sao cho phù hợp, cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhát là khi cây còn nhỏ. Đất cần đủ rộng để cho cây phát triển sau này.

Cây chịu nắng vì thế không được trồng cây trong bóng râm, đến mùa thay lá thì cây bàng hay có sâu bệnh cho nên khi chúng chuyển mùa hay thay lá thì ta nên phun thuốc trừ sâu hữu cơ để ngăn ngừa sâu bệnh khiến chúng không thể kén tơ hat đẻ trứng được nữa.

Vậy trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những gì thắc mắc về Cây Bàng. Hy vọng bài viết có giá trị đối với bạn. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian ghé thăm blog của chúng tôi.

Từ khóa » Các đặc điểm Hình Thái Của Cây Bàng