Đặc điểm Sinh Trưởng Cây Trầu Bà Leo Cột

Cây Trầu Bà leo cột với hình dáng đẹp, bắt mắt, là loại cây cảnh đẹp trang trí văn phòng rất được ưa chuộng hiện nay. Hãy cùng Vườn Cây Việt tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc loài cây này nhé.

Đặc điểm sinh trưởng cây Trầu Bà leo cột

Trầu Bà leo cột thực chất là thuộc dòng Trầu Bà nhưng thân lá phát triển lớn, cần có trụ chính giữa để leo tròn xung quanh. Ngoài tên Trầu Bà leo cột, cây còn được gọi với tên khác như Trầu Bà Hoàng Kim, Hoàng Tâm Diệp. Trong khoa học, cây có danh xưng là Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae (họ Ráy).

cay-trau-ba-leo-cot-trong-nha.jpg

Cây Trầu Bà leo cột

Cây có thân leo, tròn mập mang nhiều rễ khí sinh, thường được trồng theo kiểu uốn cong quanh cột. Lá Trầu Bà leo cột mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, bầu tròn hình tim ở cuống, màu xanh bóng, có cây xen kẽ sọc trắng vàng trên lá.

Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, trục hoa dày. Cây khó ra hoa, bạn cần chế độ chăm sóc kỹ lưỡng và đúng phương pháp thì cây mới nở hoa. Cây trồng lâu năm có thể cao từ 1-2m.

Để mua Trầu Bà leo cột, vui lòng click vào:https://vuoncayviet.com/san-pham/cay-trau-ba-leo-cot-noi-that.html

Công dụng cây Trầu Bà leo cột

Trầu Bà leo cột thường có kích thước khá lớn, nên cây hay được trồng chậu trang trí nơi sảnh, hành lang, góc phòng, sân hoặc hiên nhà. Đặc biệt là các khách sạn, cơ quan, công ty thường đặt chậu cây Trầu Bà leo cột ở sảnh hoặc ngoài cửa chính. Cây mang đến cảm giác tươi xanh thanh bình cho không gian, xua tan căng thẳng cho người ngắm nhìn.

Với công dụng như vậy, bạn có thể lựa chọn cây làm món quà tặng ý nghĩa cho người thân, bạn bè vào dịp khai trương, khánh thành, tân gia,...

cay-trau-ba-leo-cot-trong-nha-1.jpg

Trầu Bà leo cột có nhiều công dụng tuyệt vời

Ngoài ra, cây Trầu Bà leo cột còn được cho là loại cây thanh lọc không khí rất tốt. Cây hấp thụ các khí thải độc như Aldehyde formic, monooxide de carbone, benzene, toluene, formallhelyde. Do đó, đây không chỉ là cây cảnh để trang trí mà còn rất tốt cho sức khỏe con người.

Ý nghĩa phong thủy cây Trầu Bà leo cột

Xuất phát từ sức sống dẻo dai, mãnh liệt của Trầu Bà leo cột, người ta quan niệm cây thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của người trồng. Loài này trong phong thủy cũng vì thế mà tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Bên cạnh đó, những chiếc lá to bóng mọc đều quanh thân với ý nghĩa mang đến may mắn, sung túc và bình an cho gia chủ. Người ta thường dùng Trầu Bà leo cột làm quà tặng trong dịp khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật, mừng thọ.

Cây Trầu Bà hợp với mệnh nào?

Tùy vào màu sắc của lá cây mà ta xác định cây Trầu Bà leo cột hợp với mệnh gì.

Cây Trầu Bà leo cột thường có lá màu xanh bóng mượt, là màu bản mệnh của hành Mộc. Do đó, cây này khá thích hợp dành cho người mệnh Mộc và Hỏa (Mộc sinh Hỏa). Những người mệnh Mộc có tính cách phóng khoáng rộng lượng, còn người mệnh Hỏa thì tràn đầy năng lượng nhiệt huyết. Mệnh Mộc gặp cây này sẽ giúp họ kiên định và an nhiên hơn. Mệnh Hỏa trồng cây Trầu Bà leo cột như tiếp thêm sức mạnh để thăng tiến trong sự nghiệp.

cay-trau-ba-leo-cot-trong-nha-2.jpg

Trầu Bà leo cột sở hữu màu xanh bóng mượt

Tuy nhiên, chúng ta cũng bắt gặp trường hợp cây Trầu Bà leo cột thuộc loại Trầu Bà vàng hoặc Trầu Bà cẩm thạch, có lá với những sọc vàng trắng. Khi ấy, cây sẽ hợp với người mệnh Thổ và Kim hơn. Mệnh Thổ hơi cứng nhắc, trồng Trầu Bà để đường vận cuộc đời uyển chuyển, êm xuôi hơn. Người mệnh Kim khi trồng cây cẩm thạch sẽ nhận được nhiều may mắn, vạn phúc.

Cây trầu bà hợp với tuổi gì?

Trong phong thủy, khi được hỏi, cây Trầu Bà leo cột hợp với tuổi nào. Thì đáp án chính là tuổi Ngọ. Người cầm tinh con ngựa nhiều năng lượng nhưng dễ bốc đồng, luôn trong trạng thái không ổn định nên tài khí khó giữ, làm ăn hay thua lỗ. Nhờ trồng cây Trầu Bà leo cột, có thể giúp họ vững vàng hơn trong tài chính, sự nghiệp. Đồng thời, cây cũng mang đến nhiều may mắn, bình an cho gia chủ.

Cách trồng Trầu Bà leo cột

Trồng trong đất

Trầu Bà leo cột sinh trưởng mạnh mẽ nên rất dễ nhân giống. Bạn chỉ cần chọn cắt một cành khỏe mạnh và mang trồng vào đất dinh dưỡng. Lưu ý cắm chính giữa chậu trồng. Sau đó, chôn vào bên cạnh một chiếc cọc gỗ cứng cáp để dây Trầu Bà khi lớn quấn chặt leo lên cao. Một thời gian, cành sẽ mọc ra rễ và phát triển thành cây con. Cây con mới được nhân giống có lá nhỏ, tuy nhiên bạn không cần lo lắng, lá sẽ lớn dần theo sự sinh trưởng của cây.

cay-trau-ba-leo-cot-trong-nha-3.jpg

Trầu Bà trồng được cả trong đất và nước

Trồng trong nước

Trầu bà leo cột cũng có thể trồng trong nước. Cách nhân giống cây này trong nước tương tự so với khi trồng trong đất. Bạn chỉ cần thay thế chậu đất bằng một chậu nước phù hợp mà thôi.

Cách chăm sóc trầu bà leo cột

Đất trồng

Cây Trầu Bà leo cột không quá kén đất. Bằng chứng là những cây được trồng ngoài vườn với đất xấu vẫn sống khá tốt. Tuy nhiên, đất vườn rộng nên rễ cây mặc sức đâm sâu tìm nguồn dinh dưỡng. Trường hợp cây trồng chậu thì lại không thể thoải mái phát triển bộ rễ. Do đó cần chú trọng đất trồng cho những cây trồng làm cảnh trang trí trong chậu. Nên chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí nhưng lại giữ được ẩm. Người trồng có thể trộn hỗn hợp xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoại mục cùng với đất thịt.

Song song với việc chọn đất trồng thích hợp, chúng ta cũng cần lựa chọn chậu trồng vừa vặn với cây. Chậu nên có lỗ thoát nước nơi đáy, để cây không bị ngập úng. Khoảng 6 tháng đến 1 năm thì nên thay đất đổi chậu cho cây một lần để cây được phát triển khỏe mạnh.

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây Trầu Bà leo cột cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cây chỉ cần cường độ ánh sáng nhẹ, chịu được bóng râm, thích hợp trồng dưới tán lá cây khác hoặc trồng trong nhà. Nếu cây chịu nắng trực tiếp và nắng gắt trong thời gian dài, sẽ dễ cháy lá, vàng lá. Do đó nên dùng lưới che bớt ánh sáng cho cây nếu trồng ngoài trời. Trường hợp trồng cây trong nhà, bạn chỉ cần chiếu ánh đèn huỳnh quang là cây đã có thể phát triển tốt.

cay-trau-ba-leo-cot-trong-nha-4.jpg

Trầu Bà leo cột cần ánh sáng tốt để hỗ trợ quang hợp và sinh trưởng phát triển

Nước

Cây Trầu Bà leo cột cần nhu cầu nước trung bình, tưới quá nhiều có thể khiến cây ngập úng rễ và chết. Nếu trồng cây ngoài trời thì mùa hè chỉ cần tưới 1 lần/ngày vào sáng sớm và chiều muộn, mùa đông tưới tuần 2 lần. Trường hợp trồng cây trong chậu, bạn nên tưới một tuần một lần với lượng nước vừa đủ.

Sâu bệnh

Cây Trầu Bà leo cột ít bị mắc sâu bệnh nhưng cần đề phòng một số loại phổ biến như sau: rệp, thối rễ… để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Để hạn chế sâu bệnh bạn nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, vệ sinh gốc cây, lau lá…

Hi vọng những thông tin ở trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây Trầu Bà leo cột. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy cứ liên hệ với Vườn Cây Việt bạn nhé.

Xem thêm:

Hé lộ các loại cây Trầu Bà độc đáo không phải ai cũng biết

Cây Trầu Bà Đế Vương Đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Từ khóa » Tràu Bà Cột