Đặc điểm Sông Ngòi Việt Nam - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Vị trí địa lý của Việt Nam
  • Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên, những kiến thức liên quan đến hệ thông sông ngoài ở nước ta hiện nay là những kiến thức được học từ trên ghế nhà trường. Do đó, đôi lúc chúng ta cũng không nhớ rõ hoặc không nắm bắt được chính xác.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.

Vị trí địa lý của Việt Nam

– Việt Nam là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Biển Đông và vịnh Thái Lan.

– Việt Nam có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua biển Đông.

– Việt Nam có diện tích 331.212 km2, đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, dân số ước tính vào khoản 98 triệu người với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số.

– Thủ đô của Việt Nam là Thành phố Hà Nội. Thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành Phố Hồ Chí Minh.

– Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Đặc điểm vị trí địa lý:

+ Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1.650 km. Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài hơn 4.600 km. Trong đó, biên giới với Lào dài nhất, tiếp theo đến Trung Quốc và Campuchia.

– Tổng diện tích là 331.212 km gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo cùng hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm và cả hai quần đảo trên biển Đông là Trường Sa và Hoàng Sa mà Nhà nước tuyên bố chủ quyền.

+ Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía Bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía Nam.

+ Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng ¼ diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sống Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất nước.

+ Đất chủ yếu là đất ferralit vùng đồi núi và đất phù sa đồng bằng. Ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tập trung đất phèn. Rừng Việt Nam chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới khu vực đồi núi còng vùng đất thấp ven biển có rừng ngập mặn. Đất liền có các mỏ khoáng sản như phosphat, vàng. Than đá có nhiều nhất ở Quảng Ninh. Sắt ở Thái Nguyên, hà Tĩnh. ở biển có các mỏ dầu và khí tự nhiên.

– Khí hậu của nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có sự biến động. Phía bắc dãy Bạch mã có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa đông tạo nên mùa đông lạnh; Gió Tây Nam nóng khô và Đông Nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía Nam có gió Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây nam vào mùa mưa. Các dòng biển phần nào đó điều hòa khí hậu. Độ ấm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Nước ta trải qua các đợt lụt và bão, có lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 độ đến 37 độ. Nhiệt độ tring bình năm tăng khoảng 0.5 độ trong vòng 50 năm.

Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Thứ nhất: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

Theo thống kê hiện nay, nước ta có hơn 2.300 con sông dài trên 10 km. Trong đó, 93% là các sông nhỏ và ngắn.

– Các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.

– Đối với lượng nước:

+ Khí hậu có 02 mùa là mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào nên lượng nước sông nước ta rất phong phú. Theo những nghiên cứu gần đây lưu lượng nước bình quân là 26.600 m3/s.

+ Tổng lượng nước trung bình là hơn 800 tỷ m3/năm trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38.5% nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xong quanh chiếm 1.5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.

– Đối với lượng phù sa:

+ Sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc, sức xâm thực rất mạnh nên đặc điểm sông ngoài nước ta là có hàm lượng phù sa lớn. Sông ngòi nước ta vận chuyển trung bình 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa đạt trung bình 200 triệu tấn/năm. Trong đó, sông Hồng 120 triệu tấn; sông Cửu Long 70 triệu tấn, còn lại là các sông khác.

+ Nơi có sự suy giảm độ ba phủ của rừng thì độ đjc lên đến 600 – 700g/m3, nơi có nhiều đá vôi giảm xuống còn 70g/m3.

Thứ hai: Sông ngòi Việt Nam chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung

– Những con sông chảy hướng vòng cung: chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc như Sông Thương, Sông Lục Nam,…

– Những con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Hồng; sông Tái Bình, sông Đà, …

Thứ ba: Sông ngòi nước ta có hai mùa nước

Sông ngòi nước ta chia làm hai mùa: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Vào mùa lũ nước sông ngoài dâng cao và chảy mạnh.

Như vậy, Đặc điểm sông ngòi Việt Nam đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến sông ngoài Việt Nam. Chúng tôi mong rằng một số nội dung nêu trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Từ khóa » Hệ Thống Sông Ngòi ở Việt Nam