Đặc Điểm Thơ Bốn Chữ - Làm Bạn Cùng Thơ - Vnkings
Có thể bạn quan tâm
ĐẶC ĐIỂM THƠ BỐN CHỮ
Thơ bốn chữ thường được sử dụng phổ biến trong các thể loại thơ dân gian, đặc biệt là trong vè và đồng dao cho trẻ em và cũng cho cả người lớn. Đây là một trong những thể thơ có nguồn gốc Việt Nam.
Ngoài những sáng tác của tác giả dân gian, thơ bốn chữ còn có sự tham gia của các nhà thơ nổi tiếng như Tố Hữu, Tế Hanh, Trần Đăng Khoa…
Sau đây là đôi nét phác thảo về thể thơ bốn chữ nhằm giúp các bạn đang tập làm thơ bốn chữ có thêm thông tin.
Ứng dụng thơ bốn chữ:
– Thơ bốn chữ thường thấy trong các bài vè, đồng dao, ca dao, tục ngữ.
– Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm và rất gần gũi với các em nhỏ.
– Thơ bốn chữ thường dùng để diễn đạt nội dung vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên, nhí nhảnh, tinh nghịch … nhờ ưu điểm câu thơ ngắn, gieo vần nhịp nhàng.
Luật thơ bốn chữ:
Thơ bốn chữ có bốn tiếng ở mỗi câu thơ, thường sử dụng vần chân, vần lưng, vần cách, vần liền.
– Vần lưng: tiếng đứng cuối câu trước vần với chữ đứng giữa câu sau.
Ví dụ: Chữ “ve” trong câu 1 và chữ “vè” ở câu 2 vần nhau.
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè nói ngược Ngựa đua dưới nước Tàu chạy trên bờ Lên núi đặt lờ Xuống sông bửa củi.
(Vè nói ngược)
– Vần chân: tiếng đứng cuối của các câu thơ vần với nhau. Trong đó, thơ bốn chữ có thể sử dụng cả vần liền và vần cách như các thể thơ khác:
+ Vần liền: tiếng cuối của hai câu liên tiếp vần với nhau.
Ví dụ: Chữ “tiên” trong câu 1 và chữ “tiền” ở câu 2 vần với nhau, chữ “khố” trong câu 4 và chữ “phố” ở câu 5 vần với nhau.
Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông dắt mang tai
Ông cài lưng khố
Ông ra chợ phố
Ông mua miếng trầu
Ông nhai chóp chép…
(Đồng dao)
+ Vần cách: tiếng cuối của hai câu cách nhau vần với nhau.
Ví dụ: Chữ “mặt” trong câu 2 và chữ “nhất” ở câu 4 vần với nhau, chữ “dược” trong câu 5 và chữ “lượt” ở câu 7 vần với nhau.
Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất
Các chị thược dược
Hoa cúc hoa hồng
Thảy đều lần lượt
Theo bước mùa xuân
Chỉ còn hàng cây
Đung đưa theo gió…
(Tế Hanh, Hoa cỏ)
Trên đây là những đặc điểm về vần luật và những ứng dụng của thể thơ bốn chữ. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn đang tập làm thơ bốn chữ, một thể thơ gần gũi của dân tộc Việt Nam.
(Bài viết được tham khảo và biên soạn từ sách “Dạy – học tập làm thơ ở Trung học Cơ Sở” – Phạm Minh Diệu – NXB Giáo dục – 2008)
Từ khóa » Thơ 4 Chữ Cùng Vần
-
Chùm Thơ 4 Chữ Hay Và ý Nghĩa Với Nhiều Chủ đề Khác Nhau - Elead
-
Cách Làm Thơ 4 Chữ Hay Và Những Bài Thơ Bốn Chữ Tự Sáng Tác
-
Sưu Tầm Top 40+ Bài Thơ 4 Chữ Ngắn Và ý Nghĩa - VOH
-
Những Bài Thơ 4 Chữ Hay Nhất - Thủ Thuật
-
Hãy Viêt 1 đoạn Thơ 4 Chữ Chỉ Ra Nghững Chư Cùng Vần Với Nhau
-
BÀI HỌC 4: - THƠ 4 CHỮ VẦN LƯNG (VẬN YÊN) - Facebook
-
Thơ 4 Chữ Ngắn Hay ❤️️ Những Bài Thơ Bốn Chữ Nổi Tiếng
-
Cách Làm Thơ 4 Chữ ❤️️ Hướng Dẫn Tập Làm Thơ ... - SCR.VN
-
Cách Làm Thơ 4 Chữ ❤️️ Hướng Dẫn Tập Làm Thơ ...
-
TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ ( MỚI NHẤT) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tập Làm Thơ 4 Chữ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tìm Các Bài Thơ Viết Theo Thể Thơ 4 Chữ Như Bài Lượm - Hà Trang
-
Soạn Bài Tập Làm Thơ Bốn Chữ, Năm Chữ SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 ...