Đặc điểm Thực Vật Học Của Hoa Lily - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Thạc sĩ - Cao học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 115 trang )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Ngun http:www.lrc-tnu.edu.vnd. Ngồi ra người ta còn có thể phân loại theo màu sắc của hoa: hoa đỏ, hoa trắng, hoa vàng....Như vậy, Lily có thể phân loại nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu của người nghiên cứu.
1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của hoa Lily
1.3.1. Đặc điểm thực vật học của hoa Lily
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật học Lily là tên gọi chung của tất cả các cây thuộc loài Lilium spp, ngànhmột lá mầm Magnoliophyta, lớp hành Liliopsida, bộ hành Liliales, họ hành Lilyaceae Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi, 1978 [2].Lily là loài cây thân ngầm dưới đất, có một số đặc điểm sau: - Thân vảy: là phần phình to của thân, gồm có đĩa thân và các vảy, thânvảy trần khơng có vỏ bao bọc ; vảy có nhiều hình dạng: elíp, cầu dẹt, hình trứng.Thân vảy của Lily được coi là mầm dinh dưỡng; một thân vảy trưởng thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ cấp, trục thân thứ cấp vàđỉnh sinh trưởng. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng chu vi và trọng lượng của nó.Kích thước và trọng lượng của thân vảy khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống, loại nhỏ: có chu vi 6cm, nặng 7-8g; loại to chu vi 24-25cm, nặng trên100g... - Lá: lá Lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, x hoặc hìnhthn... đầu lá hơi nhọn khơng có cuống hoặc cuống ngắn. Hình dáng lá to hay nhỏ, gân lá nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng giống.- Rễ gồm 2 loại: rễ gốc và rễ thân. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh trưởng từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hútnước và dinh dưỡng của cây, tuổi thọ của rễ này có thể tới 2 năm. Rễ thân gọiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vnlà rễ trên mọc từ thân dưới đất, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng, tuổi thọ rễ này là 1 năm.- Củ con và mầm hạt: đại bộ phận Lily có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5-3cm, số lượng củ con tuỳ thuộc vào giống và điều kiệntrồng trọt. - Hoa: hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá,nhỏ. Hoa Lily có thể chúc xuống nod downward, vươn ngang face outwardhoặc hướnglên turnupward http:www.extension.umd.edu[59].Hoa có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình cốc, hình loa kèn, hình phễu...Màu sắc hoa Lily đa dạng, phong phú: cam, vàng, trắng, hồng, đỏ cam, tía Woodcock Stern, 1950[52].Thơng thường hoa Lily có 6 cánh, 2 vòng nối với nhau, mỗi vòng có 3 cánh hoa tạo nên; cánh hoa hình elíp; nhị hoa có 6 cái, giữa có cuống, gắngvới nhau có hình chữ T. - Quả: hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Độlớn, trọng lượng, số lượng hạt tuỳ thuộc vào từng giống. 1.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát dụca. Đặc điểm của thân vảy Phát dục của thân vảy phục thuộc nhiều vào môi trường và các điềukiện chăm sóc. Vảy nhiều và sung mãn, thì chất lượng tốt. Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Thân vảy có chu vi càng lớn thì số nụtrên cây càng nhiều. Giống lai Phương Đông, như Sorbonne chu vi củ 12- 14cm có 1-2 nụ, chu vi củ 14-16cm có 2-5 nụ, chu vi củ 16-18 có số nụ 3-6,chu vi củ 18-20 có 4-7 nụ, giống Yelloween giống lai giữa nhóm Phương Đơng và nhóm Loa kèn chu vi củ 12-14cm có 2-4 nụ, chu vi củ 14-16cm có3-6 nụ, chu vi củ 16-18cm có 5-7 nụ, chu vi củ 18-20cm có 6-8 nụSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vnhttp: www.zaboplant.nl[63]. Số lượng vảy cũng tỷ lệ với số lá và số hoa. Số vảy càng nhiều thì số lá và hoa cũng càng nhiều; nếu bóc lớp vảy ngồi thì tốcđộ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan sinh sản sẽ giảm, hoa ra muộn hơn Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004[9].Củ để làm giống trồng hoa thương phẩm yêu cầu phải là thân vảy đã được bồi dục, thường năm đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9cm trở lên mới ra hoa. Thông thường các giống Lily trồng hiện nay củ giống thương phẩm có chu vi từ 16 đến trên 20cm. b. Đặc điểm sinh trưởng của thânSinh trưởng phát dục của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Các giống khác nhau thời gian sinhtrưởng khác nhau. Nhóm lai châu Á từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 12 tuần, nhưng cũng có giống chỉ cần 10 tuần, như Pixies. Các giống PhươngĐông từ trồng đến khi ra hoa khoảng 14 tuần, nhưng có giống kéo dài đến 19 tuần, như: Stargazer, có giống khoảng 13 tuần, như: Mona Lisa...Trục thân Lily do trục mầm dinh dưỡng co lại tạo thành, gồm trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục thân sơ cấp là mầm dinh dưỡng co ngắn,trục thân thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và vảy, có từ 1 đến 3 cái, là trung tâm phát dục ra củ con đời sau.Sau khi phá trạng thái ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn lại, vươn lên mặt đất, lá trên bắtđầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt. Số lá chịu ảnhhưởng của chất lượng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống. Thông thường, mầm được cố định trước khi trồng. Chiều cao cây quyết địnhbởi chiều dài đốt. Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu, đều có tác dụng làm dài đốt thân. Ngược lạinếu ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao sẽ ức chế đốt kéo dài; trongSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vnkhoảng nhiệt độ từ 20-30 C nếu tăng thêm 2C cây có thể thấp đi 2cm Đặng Văn Đơng và Đinh Thế Lộc, 2004[9].c. Đặc điểm phát dục - Sự phân hoá hoa: Khi bắt đầu nảy mầm, cây bắt đầu phân hoá mầmhoa. Mầm hoa rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, nên khi xử lý lạnh trước khi trồng, củ có thể mọc mầm và phân hố hoa. Nếu không trồng kịp thời sẽ bấtlợi cho phát dục mầm hoa. Số lượng mầm hoa nguyên thủy phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinhtrưởng vụ trước, chất lượng củ giống và giống. - Sự ra hoa: Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớncủa điều kiện trước khi trồng, như: chất lượng củ giống, điều kiện xử lý. Tốc độ phát dục của nụ và hoa chịu tác động lớn của điều kiện sau khi trồng nhấtlà nhiệt độ, ẩm độ không khí và ẩm độ đất. Nếu nhiệt độ trên 30 C thì hoa bịmù sẽ cao. Nếu nhiệt độ từ 25-30 C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 21-43 Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004 [9]. Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ và gây ra cháy lá, việc xử lýche nắng sẽ giảm thui nụ. Ánh sáng yếu cũng làm thui nụ và ảnh hưởng đến chất lượng hoa.Sau khi hoa nở 2 tháng thì quả chín. Hạt quả có cánh nên có thể phát tán trong tự nhiên theo gió. Sau khi thu hoạch quả, thân lá khơ héo, thì có thểthu hoạch củ để làm giống. d. Sự ngủ nghỉ của củ Lily và biện pháp phá ngủCủ Lily sau khi thu hoạch thì ở trạng thái ngủ nghỉ, thời gian ngủ nghỉ khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống. Kỹ thuật quan trọng trong việc trồngLily là phải phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của củ giống. Nếu trồng củ giống chưa qua phá ngủ sẽ dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp và tỷ lệ hoa mù cao. Nhìn chungcác giống bảo quản lạnh 2-5 C sau 6-10 tuần thì phá vỡ trạng thái ngủ nghỉcủa củ giống Bonner, F.J.M, 1997 [29].Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn1.3.2.Yêu cầu điều kiện sinh thái của hoa Lily1.3.2.1. Nhiệt độ và ánh sáng Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của hoaLily, đặc biệt là ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân, sự sinh trưởng của lá và sinh trưởng phát triển và chất lượng củ giống Roh.M.S,1996[45].Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của hoa Lily ban ngày là 20C, ban đêm là: 12C. Nhiệt độ thấp từ 12-15 C cây sinh trưởng chậm Richard, 2006[44],dưới 12 C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp cólợi cho ra rễ và sự phân hố hoa. Các giống khác nhau có u cầu nhiệt độ khác nhau: các giống lai phương Đông thời kỳ đầu yêu cầu nhiệt độ ban ngày20 C, ban đêm 15C, nhiệt độ đất 15 C ; các giống Lily thơm chịu nóng tốthơn, nên yêu cầu nhiệt độ ban ngày là 25-28 C, ban đêm 18-20C. Nhiệt độ và ánh sáng là yếu tố quan trọng, điều tiết sự phân hoá hoa vàsự ra hoa; chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp 16-18 C có thể sẽ rútngắn được thời gian ra hoa của tất cả các giống Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004[9].Cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây Lily là 12.000-15.000 lux, nhất là ở thời kỳ cây cao 20-30cm. Mỗi một nhóm Lily yêu cầu một điều kiện ánhsáng nhất định. Lily châu Á và Phương Đông sinh trưởng tốt ở điều kiện đủ sáng. Nếu giảm ánh sáng cây sẽ cao hơn, mảnh khảnh và yếu mềm. Nhưngnhóm Tinh Diệp Martagon hybrids nở hoa tốt trong điều kiện che bóng http:www.extention.umn.edu[58]. Ngồi ra, nếu thiếu ánh sáng, nhị đực sẽ sản sinh Etylen, dẫn đến hiện tượng rụng nụ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnhhưởng đến sinh trưởng, phát dục của củ giống. 1.3.2.2. NướcSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vnLily là cây yêu cầu trồng ở vùng đất thoát nước, độ ẩm đất ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của Lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước,thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm ; nếu nước nhiều củ dễ bị thối http:www.Lilynook.mb.ca [61]. Độ ẩm thích hợp nhất cho cây Lily sinhtrưởng phát triển là 80-85 Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004[9]. 1.3.2.3. Khơng khíLily là cây mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên các giống khác nhau thì độ mẫn cảm cũng khác nhau, trong các giống thì Lily châu Á mẫn cảm caonhất. 1.3.2.4. ĐấtLily có thể trồng được ở mọi loại đất, phù hợp với đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ ; do rễ Lily ăn nông, nên đất trồng yêu cầu phải thoát nước tốthttp:www.Lilynook.mb.ca[61]. Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Lily. Thời kỳ đầu Lily cần nhiều nước,thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm. Nếu nước nhiều dễ bị thối củ và rụng nụ. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước sẽ ảnhhưởng đến sinh trưởng phát triển của cây; ảnh hưởng đến q trình phân hố hoa và ra hoa. Hàm lượng muối trong đất không được vượt quá 15mgcm2, chất ơ xy hố khơng q 1,5mmollít.Đất q chua hoặc quá kiềm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của hoa Lily. Nếu đất quá chua cây hút nhiều ion sắt, nhôm, ma giê gây hạicho cây; đất quá kiềm, cây hút sắt, ma giê giảm dẫn đến thiếu các sắc tố; pH phù hợp cho trồng Lily là 5,5-7 tuỳ từng giống, giống lai phương Đông yêucầu pH từ 6,5-6,8, giống lai châu Á yêu cầu pH là 6,5 www.umass.edu[62]. 1.3.2.5. Dinh dưỡngTheo Nguyễn Khắc Trung và CS 1997[21] thì mỗi loại phân bón thích hợp với từng loại cây trồng, việc bón phân cho cây cần phải đúng chủngloại, số lượng và đúng thời kỳ. Lily yêu cầu dinh dưỡng sớm, yêu cầu caoSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vnnhất trong 3 tuần đầu sau trồng. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh trưởng phát triển của cây, nhất là một số nguyên tố: đạm, lân, can xi... Tuynhiên, Lily cũng dễ bị ngộ độc muối, mẫn cảm với hợp chất chứa Clo và Flo. Nếu hàm lượng Flo trong khơng khí cao dễ gây cháy lá ; hàm lượng Clo trongđất cao trên 15mmollít sẽ bị ngộ độc rễ. Đất thiếu Can xi, Lily dễ bị vàng lá, cây sinh trưởng phát triển kém.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa lily tại ba bể-bắc kạn .pdf
- 115
- 1,103
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.62 MB) - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa lily tại ba bể-bắc kạn .pdf-115 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm Hình Thái Của Cây Hoa Ly
-
Cây Hoa Ly
-
Đặc điểm Hình Thái Của Cây Hoa Ly
-
Giới Thiệu Cơ Bản Về Cây Hoa Lily, Hoa Loa Kèn
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Trồng Chăm Sóc Hoa Ly
-
Cây Hoa Ly - Cây Hoa Cảnh
-
Hoa Lily Có đặc điểm Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa, Công Dụng Của Loài Hoa ...
-
Top 15 đặc điểm Hoa Ly
-
Những điều đặc Biệt Về Hoa Ly Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Hoa Ly - Phân Loại, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Eva
-
Cây Hoa Ly - Vườn ươm Cây Cảnh ILG
-
YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA LY
-
Cây Hoa Ly - Chế Phẩm Sinh Học EMINA
-
Đôi Nét Về Hoa Ly Và Công Dụng Của Hoa Ly Trong đời Sống
-
Họ Cúc (Asteraceae)