Đặc điểm Tiêu Hóa Của Heo Con/ Digestive Characteristics Of Piglet

Trang nhất Thông tin-Sự kiện Kỹ Thuật Chăn Nuôi Thông Tin Chăn Nuôi Gương Mặt Thông Tin Thị Trường Hỏi - Đáp Thư Giãn Rao Vặt
Kỹ Thuật Chăn Nuôi > Quản Lý 6/7/2010 09:05:20 Email Bản In Đặc điểm tiêu hóa của heo con/ Digestive characteristics of piglet Sau khi cai sữa độ sâu của khe bờ vi nhung mao thành ruột phải lớn hơn để thích nghi với sự thay đổi của cám. Trong cuộc sống hoang dã, heo từ 8~12 tuần tuổi mới độc lập với nguồn dinh dưỡng từ mẹ, sự thay đổi cần thời gian rất dài. Thế nhưng với ngành chăn nuôi heo công nghiệp, heo con từ 14 ~28 ngày tuổi đã bị cách ly với mẹ để cai sữa bắt buộc.

Dù heo con mới cai sữa được cung cấp loại cám có khả năng tiêu hóa cao thì lượng cám ăn vào cũng giảm, bởi vì cấu tạo và chức năng của thành ruột không thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng như trên. Heo con lúc mới sinh đã chuyển đổi cơ quan dinh dưỡng từ nhau sang cơ quan tiêu hóa. Ruột trong thời gian mang thai đã phát triển đầy đủ để tiếp nhận chât dinh dưỡng, tuy nhiên trong vòng 1 tiếng sau khi sinh khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng có nhiều biến đổi. Khi bắt đầu cai sữa cấu tạo và chức năng của hệ thống tiêu hóa thay đổi nhanh nhất, là thời kì khả năng tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng. 

1. Heo con mới sinh

 

Chuẩn bị: Trong thời gian mang thai, cơ thể đã dần dần phát triển các tế bào phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thời kì hậu cai sữa, mọi thứ đã được chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Các chức năng của cơ quan tiêu hóa đã được phân chia vào thời kì đầu mang thai. Sau đó cấu tạo của chúng trở nên hoàn thiện hơn làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

 

Trước khi được sinh ra bao tử heo cũng phát triển cùng với cơ thể. Độ pH của dịch bao tử (rất quan trọng trong việc ức chế vi khuẩn và lên men trong bao tử) trong thời gian mang thai sẽ giảm xuống từ từ cho đến khi sinh ra còn khoảng 2,4, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và thúc đẩy sự tổng hợp các chất tham gia trong quá trình tiêu hóa.

 

Ngay từ lúc sinh ra heo con đã có khả năng phân giải chất đạm. Đầu tiên là chymosin phân giải kết tủa sữa, khi heo lớn lên thì pepsin tiến hành phân giải chất đạm.

 

Khi có dấu hiệu sinh thì bao tử heo sẽ phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trong cơ thể. Sau khi sinh được 1 tuần, khối lượng bao tử lớn hơn 2 lần lúc mới sinh. Sau khi sinh 24 tiếng khả năng tiết các chất trong bao tử tăng gấp 2 lần, khoảng 1 tới 3 ngày sau tăng thêm 2 lần.

 

 

 Mật độ của các tế bào tổ chức bao tử, thành bao tử khả năng tiết các chất men được gia tăng. Khi 7 ngày tuổi khả năng tiết các chất phân giải chất đạm tăng gấp 9 lần và gia tăng nhanh đạt đến mức cần thiết để phân giải chất đạm.

 

Việc phát triển niêm mạc ruột và sự phân hóa của tế bào tạo ra các dạng khác nhau về hình thái và theo thời gian. Các nhung mao được hình thành từ màng nhầy ruột non gọi là tế bào nguyên thủy được chia ra từ các phần tế bào tăng lên tại các khe vi nhung mao trên ruột. Trong thời gian khi thai nhi phát triển nhung mao được sản sinh và hoàn thiện các chức năng. Quá trình hấp thu các axit amin được tăng dần trong quá trình mang thai và tăng nhanh nhất vào thời điểm trước khi đẻ. Cũng tương tự như vậy việc hấp thụ và tiêu hóa chất bột đường được hình thành trước khi sinh. Sau khi cấu tạo nhung mao và tế bào ruột được phân hóa thì việc hấp thụ axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của bao tử và ruột. Sau khi heo con được sinh r,a các tế bào ruột đóng vai tròng quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Màng nhầy ruột trước khi sinh ra cũng phát triển đầy đủ nhằm đảm bảo dinh dưỡng và các vấn đề liên quan tới ruột.

 

Trước khi heo sinh ra, các enzyme cũng được hình thành trong ruột. Các enzyme hoạt tính trong tuyến tụy cũng dần gia tăng trong quá trình mang thai. Elastase-II và chymotrypsin được tăng nhiều nhất trong cuối kì mang thai.

 

Ruột già là nơi hấp thụ nước và chất điện giải, được hoàn thiện ngay từ lúc heo con mới sinh. Khi mới sinh cơ quan tiêu hóa ở trạng thái vô khuẩn, nếu ta đưa vào các vi sinh vật có lợi sẽ giúp các vi khuẩn ruột già hoạt động tốt hơn.

 

Ở thời kì đầu nên bổ sung vi khuẩn phân giải đường lactose để giúp cho chức năng tiêu hóa được tốt hơn.

 

Heo con từ khi mới sinh với tiềm lực của mình khi ra khỏi bụng mẹ đã phát triển các cơ quan tiêu hóa. Nếu chúng được bú sữa đầu thì khả năng thích ứng tiêu hóa sẽ được nâng cao.

 

2. Quá trình tiêu hóa :

 

Nếu heo con được bú sữa đầu đầy đủ thì trong vòng 24 tiếng sau khi sinh, bao tử, tuyến tụy, ruột non sẽ phát triển nhanh. Sự phát triển này phụ thuộc vào sự phát triển của bề mặt nhung mao và vi nhung mao (microvilli) và chịu ảnh hưởng bởi hoocmon và các yếu tố sinh trưởng có trong sữa đầu. Trước và sau khi heo con sinh ra các tế bào sản sinh tế bào nhung mao nguyên thủy và tế bào nhung mao trao đổi rất nhanh, và đồng thời cũng định hình cấu tạo của nhung mao.

Vi nhung mao trong thời gian heo con bú sữa sẽ ngắn đi và dày hơn. Quá trình này gắn liền với hoạt động thủy phân và vận chuyển  chất dinh dưỡng.

Sau khi heo con sinh ra lượng axit amin hấp thu và đường so với hàm lượng chất đạm của tế bào thành ruột bị giảm sút.

 

Sữa đầu có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của sự thủy phân. Các enzyme phân giải đường lactose, saccharose, maltose và protein 24 tiếng sau sẽ tăng cao hơn so với lúc heo mới sinh. Chỉ có chất đạm tại ruột là giảm xuống. Trước khi heo con sinh ra, quá trình tiết cortisol sẽ ảnh hưởng tới enzyme thủy phân. Sau khi heo con sinh ra trong vòng 24 tiếng, lượng enzyme phân giải saccharose, maltose cùng gia tăng, nhưng lượng enzyme phân giải fructose tăng nhiều hơn so với glucose.

 

Ở thời kì đầu, khả năng tiêu hóa và bài tiết sucrose và maltose được phát triển riêng biệt. Trong sữa đầu có các chất giúp heo con phát triển hệ thống tiêu hóa. Hơn nữa cơ quan tiêu hóa đã được phát triển về cấu tạo và chức năng. Nếu được bú sữa thì lượng chất đạm và peptide sẽ được dự trữ đầy đủ. Những chất này sẽ có tác dụng tượng hỗ cho ruột và bề mặt biểu bì. Thông qua thành ruột sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cho cơ thể.

Đa số các chất dinh dưỡng được chuyển hóa ở ruột. Muốn heo con phát triển khỏe mạnh thì sau khi heo con sinh được một tiếng cần một hệ thống tiêu hóa thích hợp. Để đạt được điều này cần phải có ba yếu tố sau:

 

- Thứ nhất, trước khi heo con được sinh ra cần có sự chuẩn bị của hệ tiêu hóa trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

 

- Thứ hai, heo con phải được hấp thu các chất cơ bản (substrate package) có trong sữa và sữa đầu nhằm tạo điều kiện các men hoạt động tốt trong cơ thể.

 

- Thứ ba, khi các chất cơ bản được hấp thu thì hoạt động trao đổi chất của cơ thể gia tăng và cám trong ruột sẽ được tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, các chất cơ bản có thể đáp ứng đầy đủ lượng dinh dưỡng cho heo con lúc mới sinh.

 

3. Heo cai sữa:

 

Sau khi bú sữa đầu hệ thống tiêu hóa còn tiếp tục phát triền trong thời gian bú sữa. Nếu cai sữa càng chậm thì hệ tiêu hóa càng phát triển. Sau khi cai sữa, ruột phát triển tốt thì heo con sẽ chuyển hóa dễ dàng chất dinh dưỡng từ cám.

 

<!--[if !supportLists]-->a) <!--[endif]-->Cai sữa:

Cai sữa lúc 3 ~4 tuần tuổi thì gặp 2 khó khăn sau đây.

 

- Thứ nhất, heo con bị chuyển thức ăn từ sữa sang cám, heo sẽ giảm lượng cám ăn vào. Heo con mất một số thời gian để duy trì đà tăng trưởng ( 5 ngày)

 

- Thứ hai, khi tiến hành cai sữa ruột sẽ thay đổi chức năng hoàn toàn vì nguồn cung cấp dinh dưỡng bị thay đổi đột ngột. Vì vậy cần xác định trước thời gian cai sữa và định hướng nuôi dưỡng cho đặc tính tiêu hóa của heo được thích nghi dần. Tuy nhiên vấn đề có thể xảy ra là heo không chịu ăn cám và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

 

<!--[if !supportLists]-->b) <!--[endif]-->Tác dụng của ruột, bao tử, tuyến tụy và gan:

 

Sau khi cai sữa, hệ thống tiêu hóa phát triển với tốc độ khác nhau. Sau khi cai sữa khoảng 10 ngày, bao tử sẽ dần dần phát triển tuy nhiên trong vòng 3 ngày đầu độ lớn ruột non bị giảm sút và sau 10 ngày cũng không thể hồi phục lại như ban đầu.

 

Thế nhưng ngược lại ruột già lại phát triển rất nhanh giúp heo con có thể sống độc lập sau cai sữa.

 

Các cơ quan liên quan tới bộ máy tiêu hóa cũng phát triển hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như gan sau khi cai sữa ở tuần thứ hai phát triển rất nhanh góp phần gia tăng hoạt động trao đổi chất.

 

Gần đến ngày heo con được sinh ra thì các cơ quan liên tục phát triển, sau khi được 13 ngày tuổi thì tuyến tụy phát triển ổn định. Tuy nhiên sau khi cai sữa vào bất kì ngày tuổi nào, sự tăng trưởng của tuyến tụy và sự sản xuất chất đạm lại tiếp tục phát triển.

Nếu tuyến tụy phát triển quá độ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp các enzyme, có thể làm giảm lượng tổng hợp chymotrysin và elastase II, tăng lipase, trysin, amylase, elastase.

 

Việc tổng hợp các enzyme đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi ngày tuổi cai sữa, mỡ, các chất dinh dưỡng lượng chất đạm từ thức ăn. Đặc biệt là lượng chất đạm từ cám gây ảnh hưởng tới men tiêu hóa của tuyến tụy.

 

c) <!--[endif]-->Tác dụng ruột non:

 

Sau cai sữa, hình thái của ruột bị ảnh hưởng rất nhanh chóng. Tỷ lệ độ sâu của khe nhung mao và độ cao của nhung mao (V:C) sau khi cai sữa 24 tiếng trở nên rõ ràng và 3~5 ngày càng trở nên khác biệt. Sự gia tăng của khe nhung mao và độ sâu của nó không thể quan sát rõ cho đến khi cai sữa được 5 ngày. Sau thời gian này tỷ lệ V:C ổn định ở mức 1,5~ 2,0. Sau thời gian này, tỷ lệ V:C giảm xuống do độ cao nhung mao giảm.

 

Độ sâu khe nhung mao sau cai sữa 6 ngày hầu như không thay đổi. Sau thời gian này nó gia tăng rất nhanh, gấp 2 lần so với ngày đầu tiên ( P< 0.01). Quá trình phát triển độ sâu của khe nhung mao liên tục phát triển sau cai sữa, không bị ảnh hưởng bởi ngày tuổi cai sữa ( 14, 21, 28 và 35).

Độ cao từ đáy khe nhung mao tới đỉnh nhung mao không bị biến đổi theo lứa tuổi, nhưng sau cai sữa 5 ngày đoạn đường bị rút ngắn (P<0.1)

. Độ cao từ đáy khe nhung mao tới đỉnh nhung mao sau khi cai sữa sẽ được định hình, chủ yếu thông qua sự kéo dài của khe nhung mao. Heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi, chuyển sang ăn cám tập ăn không bị ảnh hưởng bởi độ cao của nhung mao, độ sâu khe nhung mao, số lượng tế bào ruột.

 <!--[endif]-->    d) Phân giải chất bột đường trong ruột non và vận chuyển men tiêu hóa:

Khi heo con mới sinh ra việc hấp thụ các chất dinh dưỡng được hấp thu từ đáy khe nhung mao tới đỉnh nhung mao nhưng trong thời kì bú sữa, sự hấp thụ chủ yếu xảy ra tại đỉnh nhung mao.

 

Chức năng chuyển hóa chất bột đường và vận chuyển đường nguyên chất khác biệt nhau rõ rệt. Khi heo con còn bú sữa  lượng lastose chiếm nhiều trong các chất bột đường. Ở giai đoạn cai sữa heo chuyển sang ăn cám, các chất men tiêu hóa chất bột đường biến đổi cùng với sự phát triển của ruột non, và các chất enzyme giúp vận chuyển đường nguyên chất cũng được tổng hợp phù hợp với nhiệm vụ của nó.

Biên dịch: Heo Team

Theo Pig & Pork

Các tin khác : Nuôi dưỡng heo con cai sữa khỏe mạnh (28/7/2022) Một phương pháp đơn giản để gia tăng lượng sữa non cho heo con mới sinh (5/10/2021) Quản lý vệ sinh an toàn dịch tễ (1/10/2021) Quản lý nái nhằm đạt năng suất cao (17/9/2021) Nuôi nhốt chung heo con theo mẹ khác bầy (8/9/2021) Quản lý khi nái mới sinh (30/8/2021) Chăn nuôi heo quy mô nhỏ: Những bước quan trọng để giữ an toàn khi thao tác trên heo. (19/5/2021) Kế hoạch thay đàn-phần 2 (14/4/2021) Kế hoạch thay đàn-phần 1 (6/4/2021) Kiểm tra chất lượng nước trong trại heo (25/3/2021) Số vú nái và số heo con cai sữa (25/3/2021) Thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt cho heo (29/12/2020) Mật độ nuôi thích hợp với từng giai đoạn phát triển của heo (28/12/2020) Giải quyết sáu vấn đề thường gặp trong sinh sản (17/12/2020) Khu vực sưởi cho heo con theo mẹ (9/12/2020) Trang: 1 2 3 4 5 6 7

Những vấn đề cần ưu tiên kiểm tra Phương pháp giảm giá thành sản xuất heo thịt Thời điểm cai sữa và khả năng phát triển của heo Chẩn đoán stress trên heo Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng năng suất sinh sản kém Việc cần làm ở trại đẻ Quản lý nái để tăng số heo con cai sữa Đo thân nhiệt nái nhằm tăng năng suất sinh sản Quản lý nái theo từng cá thể Những điểm cần lưu ý khi quản lý trại đẻ Quản lý vệ sinh dịch tể và miễn dịch của heo Quản lý heo xuất bán loading... Nâng cao tỷ lệ chuyển thịt Quản lý nuôi dưỡng heo cai sữa và heo thịt Duy trì tỷ lệ thụ thai khi thời tiết nóng Thực tế ở trang trại Tây Ban Nha đạt PSY 34 Những sai lầm thường gặp trong trại sinh sản Những vấn đề cần lưu ý khi nhập heo hậu bị Nhiệt độ ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi heo Hạn chế stress trên heo và quản lý tăng năng suất Tình hình chăn nuôi heo các nước tiên tiến qua số liệu của Inter-pig/ The situation of pig in advanced countries through the Inter-pig data Quản lí vacxin dịch tả heo/ CSF vaccine management - Một phương pháp đơn giản để gia tăng lượng sữa non cho heo con mới sinh - Quản lý vệ sinh an toàn dịch tễ - Kế hoạch thay đàn-phần 2 - Khu vực sưởi cho heo con theo mẹ - Quản lý heo khi thời tiết giao mùa - An toàn sinh học tại nơi ra vào đối với các cá nhân: Phòng ngừa vật chủ trung gian 2 chân - Xử lý heo con còi cọc - Các phương pháp giảm stress nhiệt trên heo - Quản lý hệ thống nước uống - Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ/ Replacement sow rates and structure suitable for the litter loading...
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo ®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này Số lượt truy cập: stats counter

Từ khóa » đặc điểm Sinh Lý Heo