Đặc điểm Và Tính Chất Của Văn Bản Thuyết Minh Là Gì? Cách Làm Bài ...

0 (0)

Văn bản thuyết minh là gì? Đặc điểm của văn thuyết minh là gì? Tính chất của văn bản thuyết minh?… Có thể thấy, mỗi một loại văn bản sẽ có những đặc trưng riêng và phân biệt rõ với thể loại văn khác. Trong bài viết sau đây, hãy cùng DINHNGHIA.com.vn tìm hiểu chi tiết về chủ đề văn thuyết minh là gì cùng những nội dung liên quan nhé!

Khái niệm thuyết minh là gì?

Từ “Thuyết minh” theo khái niệm có nghĩa là giải thích để làm rõ sự vật sự việc nào đó trong cuộc sống hay giới thiệu, hướng dẫn về cách dùng. Thuyết minh trong đời sống sẽ có hai dạng chủ yếu là viết và nói.

Với dạng viết, thuyết minh được thể hiện trên văn bản, có độ phổ biến rộng trong nhiều lĩnh vực. Ở dàng này, văn bản thuyết minh có thể được lưu trữ, sử dụng lại nhiều lần. Về dạng nói, thuyết mình sẽ là dùng lời nói của mình để giảng giải, hướng dẫn về vấn đề được nhắc đến một cách trực tiếp. Lời phiên dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ để người nghe hiểu cũng được xem là một kiểu thuyết minh dạng nói.

"Thuyết minh" theo khái niệm có nghĩa là giải thích để làm rõ sự vật sự việc nào đó
“Thuyết minh” theo khái niệm có nghĩa là giải thích để làm rõ sự vật sự việc nào đó

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết là dạng thuyết minh viết, cũng là loại văn bản rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực để giúp hướng dẫn, nhận biết hay cung cấp thông tin về các sự vật, sự việc,…

Văn bản thuyết minh đặc biệt được chú trọng để hướng dẫn học sinh trong giáo dục bởi nó cần thiết để sử dụng trong thực tiễn. Văn bản , nhận biết và giúp thể hiện được chân thực các hiện tượng, sự vật, cung cấp kiến thức đến người đọc, người nghe.

Cụ thể, văn bản thuyết minh sẽ được dùng trong một số trường hợp như:

  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, thông tin lịch sử;
  • Thuyết minh về món ăn, cách dùng, nguồn gốc,…
  • Thuyết minh về các sự vật trong tự nhiên.
Văn bản thuyết minh đặc biệt được chú trọng để hướng dẫn học sinh trong giáo dục
Văn bản thuyết minh đặc biệt được chú trọng để hướng dẫn học sinh trong giáo dục

Đặc điểm của văn bản thuyết minh

Hiểu về đặc điểm của văn bản thuyết minh giúp ta dùng đúng và viết đúng về nó. Chúng thường có đặc điểm là thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, cung cấp cho người đọc những kiến thức, thông tin một cách mạch lạc, dễ hiểu nhưng vẫn truyền cảm, lôi cuốn.

Bên cạnh đó văn bản này có tính chính xác cao đồng thời cũng đầy khách quan, không có một văn bản thuyết minh chuẩn chỉ nào lại có hàm ý chủ quan hay một chiều, đồng thời các thông tin cung cấp cũng là thông tin từ sự hiểu biết đúng đắn, có tìm hiểu.

Văn bản thuyết minh thường có đặc điểm là thông dụng, được sử dụng rộng rãi
Văn bản thuyết minh thường có đặc điểm là thông dụng, được sử dụng rộng rãi

Tính chất của văn thuyết minh

Để đảm bảo đặc điểm thì người viết cần hiểu về các tính chất sau của văn bản thuyết minh:

  • Tính chính xác và khách quan: Văn thuyết minh cần được trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, chuẩn văn phong ngữ pháp tiếng Việt, không dùng biện pháp nói quá hay ý kiến chủ quan.
  • Người viết cần có kiến thức và có sự tìm hiểu về sự vật, sự việc,… được đề cập đến và biết cách truyền cảm để giúp lôi cuốn người đọc, ngoài ra còn phải có tư duy khoa học, ngôn từ cô đọng.
Văn thuyết minh cần được trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng
Văn thuyết minh cần được trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng

Các phương pháp thuyết minh

Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp mà người viết sẽ nêu các phần hoặc phương diện,… của sự vật sự việc đề cập đến theo một trình tự nhất định, từ đây người đọc hình dung được về đối tượng một cách khách quan nhất.

  • Ví dụ: Dùng phương pháp liệt kê để nói về số lớp đang tồn tại của ngành thân mềm trong sinh học. Theo đó, ta liệt kê chúng gồm 8 lớp hiện hữu và 2 lớp đã tuyệt chủng.
Phương pháp liệt kê là phương pháp mà người viết sẽ nêu các phần hoặc phương diện
Phương pháp liệt kê là phương pháp mà người viết sẽ nêu các phần hoặc phương diện

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đặt khía cạnh của đối tượng này lên bàn cân với cùng khía cạnh của đối tượng khác gần gũi hay cụ thể hơn, giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận với thông tin đưa ra.

  • Ví dụ: Khi thuyết minh về bảng chữ cái của tiếng Anh, ta có thể dùng bảng chữ cái tiếng Việt để so sánh về sự giống, khác nhau của chúng, giúp người đọc dễ hình dung.
Phương pháp so sánh là đặt khía cạnh của đối tượng này lên bàn cân với cùng khía cạnh của đối tượng khác
Phương pháp so sánh là đặt khía cạnh của đối tượng này lên bàn cân với cùng khía cạnh của đối tượng khác

Phương pháp nêu ví dụ

Khi nhắc đến khía cạnh của sự vật, hiện tượng nào sẽ lấy ví dụ gần gũi cụ thể để mô tả về nó thì được gọi là phương pháp nêu ví dụ trong văn bản thuyết minh. Từ đây mang đến công dụng thuyết phục cao và tăng độ tin cậy cho người đọc.

  • Ví dụ: Khi đưa ra định nghĩa về “Văn hóa”, ta đưa ra ví dụ về ngày Tết hay tục trầu cau,… đều là văn hóa riêng của người Việt.
Phương pháp nêu ví dụ là công dụng giúp tăng tính thuyết phục và tăng độ tin cậy cho người đọc
Phương pháp nêu ví dụ là công dụng giúp tăng tính thuyết phục và tăng độ tin cậy cho người đọc

Phương pháp nêu số liệu

Đây là phương pháp nêu con số (số liệu) được sử dụng rất phổ biến trong văn bản thuyết minh bởi tác dụng làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề của nó, đồng thời cũng tạo nên điểm tin cậy, trực quan và tính chính xác.

  • Ví dụ: Giải thích về sự gia tăng của xuất khẩu Việt Nam trong năm 2022 thì cần nêu số liệu về GDP hay thang đo qua các năm, có thể có thấy được tổng quan sự tăng trưởng và tăng được độ tin cậy cho bài viết.
Đây là phương pháp nêu con số (số liệu) được sử dụng rất phổ biến trong văn bản thuyết minh
Đây là phương pháp nêu con số (số liệu) được sử dụng rất phổ biến trong văn bản thuyết minh

Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa

Đây là phương pháp sử dụng việc nên lên khái niệm của sự vật, hiện tượng nhắc đến để giới thiệu trực diện và giúp người đọc hiểu về nó. Phương pháp này có đặc điểm nhận biết là thường đi với từ “là”.

  • Ví dụ: “Văn bản thuyết minh là một văn bản giúp người đọc, người nghe….”, qua đây người đọc sẽ hiểu được văn bản thuyết minh là gì.
Phương pháp giải thích có đặc điểm nhận biết là thường đi với từ “là”
Phương pháp giải thích có đặc điểm nhận biết là thường đi với từ “là”

Phương pháp phân tích hay phân loại

Phương pháp nói về việc phân loại đối tượng được nhắc đến thông qua đặc điểm, tính chất hay khía cạnh đặc trưng nào đó của chúng. Phương pháp này mang đến cái nhìn khách hàng, đầy đủ và người đọc cũng có thể dễ hiểu, đặc biệt được sử dụng khi đối tượng phức tạp, có nhiều ý cần được diễn giải.

  • Ví dụ: Trong bài viết về ngành thân mềm, dựa vào môi trường sống, người ta phân loại chúng thành: Loài sống ở biển, loài sống nước ngọt và loài trên cạn.
Phương pháp nói về việc phân loại đối tượng được nhắc đến thông qua đặc điểm, tính chất hay khía cạnh đặc trưng nào đó
Phương pháp nói về việc phân loại đối tượng được nhắc đến thông qua đặc điểm, tính chất hay khía cạnh đặc trưng nào đó

Chi tiết trình bày một văn bản thuyết minh

Bố cục

Một bài văn thuyết minh cũng có bố cùng gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó:

  • Mở bài: Giới thiệu sơ qua về đối tượng được thuyết minh, gợi mở cho quý khách
  • Thân bài: Trình bày chi tiết về tính chất, đặc biệt, sự kiện và bản chất của sự việc, hiện tượng hướng tới. Giải thích được nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, chức năng, kết cấu để cung cấp thông tin chi tiết cho người đọc.
  • Kết bài: Đánh giá về đối tượng, tổng kết lại nội dung của toàn bài.
Một bài văn thuyết minh cũng có bố cùng gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài
Một bài văn thuyết minh cũng có bố cùng gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài

Yêu cầu khi viết

Chuẩn bị viết:

  • Cần có tìm hiểu, có kiến thức tốt về sự vật, hiện tượng được nhắc đến.
  • Trau dồi vốn từ ngữ, rèn luyện khả năng dẫn chứng, diễn giải.
  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin để đưa vào bài thuyết minh, tìm các nguồn tham khảo uy tín, chính xác.

Trong lúc viết:

  • Luôn giữ một thái độ khách quan, tin tưởng vào thực tế và bản chất vốn có của sự vật, sự việc đang thuyết minh.
  • Đề cao tính chính xác, không lan man, khi đưa ra dẫn chứng thì cần cụ thể từ nguồn tham khảo chất lượng.
  • Viết một cách xúc tích, cô đọng sao cho dễ hiểu và đưa được thông tin đến người đọc nhiều nhất có thể, viết đúng chính tả.
Trước khi viết các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về sự vật, hiện tượng được nhắc đến
Trước khi viết các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về sự vật, hiện tượng được nhắc đến

Các bước viết bài

  • Bước 1:
    • Xác định đối tượng cần phải thuyết minh.
    • Sưu tầm và ghi chép, lựa chọn các tư liệu cho bài viết đồng thời lựa chọn phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp.
    • Sử dụng ngôn từ dễ hiểu nhầm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
  • Bước 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh một cách chi tiết, bao gồm cả những phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng.
  • Bước 3: Từ dàn ý, bắt đầu dùng lời văn của mình để viết bài thuyết minh hoàn chỉnh.
Dàn ý là một bước vô cùng cần thiết cho quá trình viết bài của các bạn
Dàn ý là một bước vô cùng cần thiết cho quá trình viết bài của các bạn

Các yếu tố đan xen trong văn thuyết minh

Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ

Có thể dùng nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài và bên cạnh đó cũng có thể dùng nhiều biện pháp tu từ trong cùng 1 bài thuyết minh với mục đích giúp văn bản được sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn. Điển hình các biện pháp thường dùng như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh… Tuy nhiên cần chú ý tránh lạm dụng.

Có thể dùng nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài
Có thể dùng nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài

Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh

Biện pháp miêu tả lúc này sẽ khiến sự vật, sự việc hiện lên rõ nét hơn với người đọc, khi có thể cảm nhận được càng nhiều, người đọc càng dễ hiểu hơn về đối tượng được nhắc đến và giúp cụ thể hóa thêm thông tin sử dụng trong bài thuyết minh.

Biện pháp miêu tả lúc này sẽ khiến sự vật, sự việc hiện lên rõ nét hơn với người đọc
Biện pháp miêu tả lúc này sẽ khiến sự vật, sự việc hiện lên rõ nét hơn với người đọc

Xem thêm:

  • Phương thức biểu đạt là gì? Các phương thức biểu đạt trong văn bản
  • Bạn có biết khởi ngữ là gì trong ngữ pháp tiếng Việt?
  • Kỹ năng thuyết trình là gì? Tầm quan trọng và bí quyết để buổi thuyết trình thành công

Qua bài viết trên đây, chúng ta đã hiểu được văn bản thuyết minh là gì để tham khảo sử dụng trong cuộc sống. Hy vọng những kiến thức về chủ đề văn bản thuyết minh là gì đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu thấy hay đừng quên share nhé!. Chúc bạn luôn học tốt!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Từ khóa » đặc điểm Chủ Yếu Của Văn Bản Thuyết Minh Là Gì Văn Bản Thuyết Minh Có Những Tính Chất Gì